Khác biệt giữa bản sửa đổi của “WordPress”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Doanhviet (thảo luận | đóng góp)
Những lý do mà bạn nên chọn WordPress
n Đã lùi lại sửa đổi của Doanhviet (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Tuanminh01
Dòng 77: Dòng 77:
* Tools: Các công cụ nhập/xuất nội dung.
* Tools: Các công cụ nhập/xuất nội dung.
* Settings: Thiết lập các tùy chọn.
* Settings: Thiết lập các tùy chọn.

== Những lý do mà bạn nên chọn WordPress ==
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về WordPress, mình xin chỉ ra cho bạn một số lý do rất tuyệt vời để bạn chọn WordPress làm nền tảng xây dựng website cho riêng bạn.

=== 1. Dễ sử dụng ===
WordPress được phát triển nhằm phục vụ đối tượng người dùng phổ thông, không có nhiều kiến thức về lập trình website nâng cao. Các thao tác trong WordPress rất đơn giản, giao diện quản trị trực quan giúp bạn có thể nắm rõ cơ cấu quản lý một website WordPress trong thời gian ngắn. Về cách cài đặt lại càng dễ hơn, bạn có thể tự cài đặt một website WordPress trên host (Máy chủ) riêng của mình và tự vận hành nó sau vài cú click. Và hiện nay có rất nhiều video hướng dẫn các bạn cài đặt và sử dụng nó. Nếu bạn cần hỗ trợ gì thêm. Hãy liên hệ với mình. Mình sẽ hỗ trợ bạn hết sức có thể.

=== 2. Cộng đồng hỗ trợ đông đảo ===
Là một mã nguồn CMS mở phổ biến nhất thế giới, điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ được cộng đồng người sử dụng WordPress hỗ trợ bạn các khó khăn gặp phải trong quá trình sử dụng. Nếu bạn có khả năng tiếng Anh tốt, bạn có thể dễ dàng tìm câu trả lời cho vấn đề bạn đang gặp phải trên Google chỉ với vài từ khóa tìm kiếm.

=== 3. Nhiều gói giao diện có sẵn ===
Trong khi sử dụng WordPress, khái niệm giao diện cho website WordPress thường được gọi là Theme nên kể từ phần này, mình sẽ gọi nó là Theme. Hiện nay WordPress có rất nhiều Theme miễn phí khác nhau để bạn có thể dễ dàng thay đổi “Da thịt” của website mình chỉ với vài cú click mà không cần bận tâm việc làm sao để thiết kế một Theme cho riêng mình. Còn nếu bạn muốn website đẹp và chuyên nghiệp hơn, bạn có thể mua các theme trả phí với giá bán dao động từ $30 đến $65. Nhưng nếu bạn là người mới tập làm quen với WordPress, hãy tạm quên việc dùng Theme trả phí vì cách cài đặt nó có thể không mấy dễ dàng cho người mới bắt đầu.

=== 4. Nhiều plugin hỗ trợ ===
Plugin nghĩa là một trình cắm thêm vào website để bổ sung các chức năng mà bạn cần. Ví dụ mặc định sau khi cài website WordPress, bạn không có chức năng hiển thị các bài viết liên quan ở dưới mỗi bài viết, nhưng với nhiều plugin miễn phí hỗ trợ thì bạn có thể dễ dàng cài thêm một plugin miễn phí để website mình có chức năng đó. Tương tự với Theme, cũng có rất nhiều plugin trả phí mang những tính năng rất độc đáo và có ích vào website và nó sẽ có giá khoảng từ $10 đến $80 tùy theo độ phức tạp.

=== 5. Dễ phát triển cho lập trình viên ===
Nếu bạn là một người có am hiểu về việc làm website như thành thạo HTML, CSS, PHP thì có thể dễ dàng mở rộng website WordPress của bạn ra với rất nhiều tính năng vô cùng có ích. Cách phát triển cũng rất đơn giản vì WordPress là một mã nguồn mở nên bạn có thể dễ dàng hiểu được cách hoạt động của nó và phát triển thêm các tính năng. Với hàng nghìn hàm (function) có sẵn của nó, bạn có thể thoải mái sử dụng, bạn cũng có thể thay đổi cấu trúc của một hàm với filter hook và hầu như quy trình làm việc của một lập trình viên chuyên nghiệp có thể ứng dụng dễ dàng vào WordPress.

=== 6. Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ ===
Mã nguồn WordPress hiện tại có rất nhiều gói ngôn ngữ đi kèm, bao gồm tiếng Việt. Mặc dù trong mỗi giao diện hay plugin đều có ngôn ngữ riêng nhưng bạn có thể dễ dàng tự dịch lại nó với các phần mềm hỗ trợ.

=== 7. Có thể làm nhiều loại website ===
Dùng WordPress không có nghĩa là bạn chỉ có thể làm BLOG cá nhân, mà bạn có thể biến website mình thành một trang bán hàng, một website giới thiệu công ty, một tờ tạp chí online bằng việc sử dụng kết hợp các Theme và plugin với nhau. Tuy nhiên để làm được, bạn nên chắc chắn là đã hiểu được WordPress chứ đừng vội một bước lên mây để nhận các cảm giác thất vọng vì độ phức tạp của nó.


==Tham khảo==
==Tham khảo==

Phiên bản lúc 09:43, ngày 15 tháng 8 năm 2017

WordPress
Phát triển bởiRyan Boren, Mark Jaquith, Matt Mullenweg, Andrew Ozz, Peter Westwood
Phát hành lần đầu27 tháng năm, 2003
Phiên bản ổn định
4.6.1 / 7 tháng 9 năm 2016; 7 năm trước (2016-09-07)
Kho mã nguồn
Hệ điều hànhCross-platform
Nền tảngPHP
Thể loạiWeblog
WebsiteTrang chủ
Trạng tháiHoạt động

WordPress là một hệ thống xuất bản blog viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng MySQL database (cơ sở dữ liệu MySQL). WordPress là hậu duệ chính thức của b2/cafelog, được phát triển bởi Michel Valdrighi. Cái tên WordPress được đề xuất bởi Christine Selleck, một người bạn của nhà phát triển chính Matt Mullenweg.

Phiên bản mới nhất của WordPress là phiên bản 4.7.5. Nó được phát hành dưới Giấy phép Tài liệu Tự do GNU.

Tổng quan

WordPress được biết đến như một CMS miễn phí nhưng tốt, dễ sử dụng và phổ biến nhất trên thế giới. Các so sánh[1] đều cho thấy người dùng sử dụng CMS này cho việc lập các trang web cá nhân đến các trang báo điện tử đồ sộ nhất như CNN, Dow John, Wall Street Journal... sử dụng WordPress.

Thống kê năm 2013 cho thấy có đến xấp xỉ 20% các trang web nằm trong top 10 triệu trang web hàng đầu thế giới đang sử dụng WordPress[2].

Lịch sử

b2/cafelog, thường được biết đến với cái tên đơn giản hơn là b2 hay cafelog là tiền thân của WordPress. b2/cafelog theo ước lượng đã được sử dụng ở khoảng 2000 blog trong tháng 5 năm 2003. Nó cũng được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP để dùng với MySQL bởi Michel Valdrighi, người đã trở thành nhà phát triển chính của WordPress hiện nay. Mặc dù WordPress là hậu duệ chính thức nhưng một dự án khác, b2evolution, cũng đang được song song phát triển.

Vào năm 2004, thời hạn cấp phép của gói sản phẩm cạnh tranh Movable Type bị thay đổi bởi Six Apart, và rất nhiều người dùng của nó chuyển sang sử dụng WordPress, tạo nên một bước ngoặt lớn trong sự phát triển và phổ biến của WordPress.

Năm 2007, WordPress giành giải thưởng Packt Open Source CMS. Năm 2009. Wordpress dẫn đầu về mã nguồn CMS tốt nhất.

Nét nổi bật

  • Hệ thống Plugin phong phú và không ngừng cập nhật, ngoài ra người dùng có thể viết Plugin hoặc tích hợp code vào Wordpress.
  • Được phát triển bằng nhiều ngôn ngữ (hỗ trợ tiếng việt).
  • Cập nhật phiên bản liên tục, cộng đồng hỗ trợ lớn.
  • Có hệ thống Theme đồ sộ, nhiều theme chuyên nghiệp có khả năng SEO tốt.
  • Việc quản lý blog, quản lý các bài viết rất thuận tiện giống như các phần mềm thiết kế website chuyên nghiệp.
  • Thể hiện các tệp PDF, DOC, Powerpoint ngay trên nội dung bài viết. Đặc biệt tích hợp sẵn Latex - công cụ soạn thảo công thức toán học, giúp người sử dụng có thể viết công thức toán học ngay trên blog.
  • WordPress có 23 Widget (ứng dụng tạo thêm) như Thống kê số truy nhập blog, Các bài mới nhất, Các bài viết nổi bật nhất, Các comment mới nhất, Liệt kê các chuyên mục, Liệt kê các Trang, Danh sách các liên kết, Liệt kê số bài viết trong từng tháng... Có 79 theme để người dùng lựa chọn.
  • Ngoài việc được áp dụng để xây dựng các Website dạng trang tin tức và Blog, WordPress còn được sử dụng để xây dựng nên các Website thương mại điện tử với mục đích chính là bán hàng Online. Tuy nhiên nếu xét trên phương diện này thì WordPress không thực sự nổi trội.
  • Ngoài thống kê số truy nhập của từng ngày cho blog, Wordpress còn thống kê số truy nhập của từng ngày đối với mỗi bài viết của blog. Trên cơ sở đó chủ blog sẽ có định hướng nên viết vấn đề gì tiếp theo.
  • Các comment có thể duyệt rồi mới cho đăng, comment nào có nội dung không phù hợp có thể xóa, nếu cho là spam thì sau này IP đó không có thể gửi comment vào blog được nữa.
  • Admin (chủ blog) có thể cho 35 cộng tác viên gửi bài vào blog, có thể phân quyền cho các cộng tác viên theo các cấp độ khác nhau. Lưu giữ danh sách thành viên đã ghé thăm trang blog. Admin cũng có thể cho bất kỳ ai đăng bài qua email vào blog miễn là admin cho họ một địa chỉ email bí mật của blog (địa chỉ này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào).
  • Sao lưu dữ liệu nhằm khôi phục nội dung blog một cách dễ dàng nếu chẳng may blog bị hack, và cung cấp công cụ chuyển nhà từ các blog khác sang blog WordPress.
  • WordPress hỗ trợ 3 GB để lưu trữ các tệp hình ảnh và văn bản.
  • Hàng ngày WordPress có thống kê 100 bài trên các blog tiếng Việt của WordPress được nhiều người đọc nhất trong vòng 48 tiếng. Nhờ đó bạn biết được các thông tin quan trọng nhất đang diễn ra.

Blog (Wordpress.com)

Wordpress.com là dịch vụ viết blog miễn phí, khi đăng ký tài khoản tại wordpress.com sẽ có sub-domain dạng example.wordpress.com; Wordpress.com dễ sử dụng, thường được dùng để viết blog, có nhiều giao diện cho người dùng lựa chọn, có cộng đồng viết Blog rất đông đảo. Tuy nhiên, Wordpress.com không cài được Plugin, không tùy chỉnh được code của giao diện, Settings rất hạn chế.

Wordpress tự host (Wordpress.org)

Wordpress cho phép người dùng tải xuống mã nguồn tại website chính thức Wordpress.org. Với mã nguồn này, có thể xây dựng một blog thậm chí một website như ý muốn. Hiện nay, nhắc đến Wordpress người ta thường nghĩ ngay đến Wordpress tự host hay còn gọi là Wordpress Self-Hosted.

Wordpress Self-Hosted cho phép người dụng có quyền cài đặt thêm các thành phần mở rộng (plugins) và các chủ đề, hay còn gọi là giao diện (themes) từ bên ngoài, điều mà ở Wordpress.com không thể làm được. Tuy nhiên bất lợi chính của Wordpress Self-Hosted đó là người dùng phải có hosting riêng và tự cài đặt, cũng như tự bảo mật blog của mình.

Wordpress Self-Hosted cho nhà phát triển tự phát triển những tính năng theo ý muốn, tạo ra bản sắc riêng. Với tên miền riêng. Nhà phát triển hoàn toàn có thể sử dụng để làm các shop, diễn đàn, Websites.

Wordpress Self-Hosted có thể sử dụng hệ thống FW. Một trong FW nổi tiếng nhất của Wordpress là Genesis. Được biết đến sau đối thủ là Thesis, nhưng với chính sách mở. Genesis đã nhanh chóng áp đảo và thống trị FW Wordpress Self-Hosted hiện tại.

Hiện nay bạn có thể dễ dàng tự host Wordpress chỉ trong 1 phút với các Hosting hỗ trợ tự động cài đặt Wordpress.

Cấu trúc của một trang Wordpress

Bộ quản trị wordpress gồm các phần sau:

  • Dashboard: Tổng quan về quản trị wordpress, bao gồm thông tin tóm tắt về website wordpress, viết blog nhanh, một số bình luận mới nhất, bài từ wordpress.org blog, plugin mới và phổ biến nhất, và link đến website của bạn.
    • Updates: Hiển thị tất cả các theme và plugin có bản mới.
  • Posts:Quản lý bài viết, tag và danh mục (category).
    • All posts: Quản lý tất cả các bài viết.
    • Add new: Đăng bài viết mới.
    • Categories: Quản lý tất cả các danh mục.
    • Tags:Quản lý tất cả các Post Tag.
  • Appearance: Quản lý giao diện.
  • Plugins: Quản lý các thành phần mở rộng.
  • Tools: Các công cụ nhập/xuất nội dung.
  • Settings: Thiết lập các tùy chọn.

Tham khảo

  1. ^ “CMS: How WordPress Compares « Maginable Network Solutions”. Truy cập 14 tháng 2 năm 2015.
  2. ^ “Usage Statistics and Market Share of Content Management Systems for Websites, February 2015”. Truy cập 14 tháng 2 năm 2015.

Liên kết ngoài