Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Điện”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
thêm nhanh template:1000 bài cơ bản - hàm ref alivagen (cấu hình sẵn)
Saxi753 (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 59: Dòng 59:
* [[Công suất]]: [[công suất hiệu dụng|P]] ([[watt|W]]), [[công suất phản kháng|Q]] ([[var]]), [[công suất biểu kiến|S]] ([[Volt-Ampere|VA]])
* [[Công suất]]: [[công suất hiệu dụng|P]] ([[watt|W]]), [[công suất phản kháng|Q]] ([[var]]), [[công suất biểu kiến|S]] ([[Volt-Ampere|VA]])
* [[Công]] W: W<sub>P</sub>, W<sub>Q</sub>, W<sub>S</sub>
* [[Công]] W: W<sub>P</sub>, W<sub>Q</sub>, W<sub>S</sub>

== Sản lượng điện sản xuất ==

=== Toàn thế giới ===

{| border="1"
| '''Năm''' || 1950 || 1960 || 1970 || 1980 || 1990 || 2003
|-
| '''Sản lượng ( tỉ KWh )''' || 967 || 2304 || 4962 || 8247 || 11832 || 14851
|}





[[Thể loại:Điện học]]
[[Thể loại:Điện học]]

Phiên bản lúc 13:29, ngày 22 tháng 3 năm 2010

Điện là một khái niệm tổng quát dùng để chỉ các hiện tượng mà nguyên nhân là do các điện tích đứng yên hay chuyển động cũng như điện trườngtừ trường do chúng tạo nên. Các điện tích có điện tích âm (như là electron, còn gọi là điện tử), và dương (như là proton và các ion dương). Các hạt tích điện cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu hút nhau, các lực tương ứng là lực đẩy và lực hút.

Trong thiên nhiên

Sét
Sét
Sét

Hiện tượng thiên nhiên liên quan đến điện năng được biết đến nhiều nhất là sét. Trong hiện tượng này có sự tham gia của cả điện tích âm và điện tích dương.

Một số loài có khả năng tạo ra một hiệu điện thế cao với chức năng tự vệ, hoặc chúng có khả năng thu được các tín hiệu điện từ các con mồi.

Trong cuộc sống

Điện thường được hiểu là hiệu điện thế hay dòng điện, nhưng nhiều khi không chính xác, vì các tác dụng của điện cần được giải thích qua ảnh hưởng của dòng điện và hiệu điện thế. Trong đời sống ngày này, điện năng có vai trò hết sức quan trọng, có mặt hầu như khắp mọi nơi, trong tất cả mọi lĩnh vực, ứng dụng rộng rãi nhất là dùng điện để thắp sáng.

Điện có các mức độ ảnh hưởng khác nhau đến cơ thể con người tùy theo cường độ. Dòng điện có cường độ nhỏ thường được dùng trong việc chữa bệnh, chúng có giá trị khoảng vài mA. Dòng điện có cường độ lớn hơn (trên 10 mA) là rất nguy hiểm đối với cơ thể con người, trên 50 mA có thể dẫn đến tử vong. Các súng shock điện có cường độ dòng điện lớn dạng xung lượng, nên thường làm cho nạn nhân đau đớn, không kiểm soát được các cơ, đối với người có thể trạng kém, có thể dẫn đến bất tỉnh, hay sự ngừng đập của tim. Dòng điện loại này cũng được dùng trong các ghế điện.Trong bệnh viện , nạn nhân bệnh tim khi tim đập rất yếu có thể gây sốc bằng điện

Điện có thể dùng để sản xuất hàng hoá trong các ngành công nghiệp ( như dệt may , in ấn , tivi...) , nông nghiệp ( làm thức ăn vật nuôi , làm lạnh ...) và dịch vụ ( truyền thông , viễn thông ... ) .

Điện còn áp dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất chất hoá học

Các phương trình sau :

Điện phân dung dịch có màng ngăn :

  • 2NaCl + 2H2O -> 2NaOH + H2 + Cl2

Điện phân nóng chảy ( xúc tác Criolit )

  • 2Al2O3 -> 4Al + 3O2

Điện phân nước

  • 2H2O -> 2H2 + O2

Nguồn năng lượng

Tạo ra điện

xem thêm bài Sản xuất điện

Phần lớn lượng điện hiện tại được sản xuất bởi máy phát điện tại các nhà máy điện. Điện năng có thể được tạo ra từ các nguồn năng lượng sơ cấp khác nhau, nhung chúng có chung cách hoạt động là dùng hiện tượng cảm ứng điện từ.
Trong pinắc quy điện năng tạo ra bởi các phản ứng hóa học.
Trong các tế bào nhiên liệu, điện năng có được qua các quá trình chuyển đổi từ năng lượng hóa.

Truyền tải điện

xem thêm bài Truyền tải điện

Điện năng thường được truyền tải thông qua sự chuyển động của dòng electron trong các vật cứng. Dây dẫn từ chất có điện trở nhỏ (độ dẫn điện cao) thường được sử dụng, điển hình là bạc, đồng hay nhôm. Hao hụt trong quá trình truyền tải là không thể tránh khỏi, điển hình là hiện tượng nóng lên của dây dẫn. Sự hao hụt này trong truyền tải điện năng khoảng cách xa có thể giảm khi tăng hiệu điện thế của dòng điện. Ví dụ ở Việt Nam có đường dây 500 kV Bắc - Nam có hiệu điện thế 500 kV; tại một số quốc gia như Canada, Nga hay Nhật,... hiệu điện thế các đường dây truyền tải có giá trị đến 1500 kV.

Các mốc lịch sử quan trọng

Các đại lượng vật lý

Sản lượng điện sản xuất

Toàn thế giới

Năm 1950 1960 1970 1980 1990 2003
Sản lượng ( tỉ KWh ) 967 2304 4962 8247 11832 14851

ak:Ɛlɛktrisiti