Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đơn vị thiên văn”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 64: Dòng 64:


Mét được xác định là đơn vị của [[độ dài riêng]] (proper length), nhưng định nghĩa SI không chỉ rõ [[tenxơ mêtric (thuyết tương đối rộng)|tenxơ mêtric]] nào được sử dụng để xác định nó. Quả vậy, Ủy ban Quốc tế về Cân đo (CIPM) lưu ý rằng "định nghĩa chỉ áp dụng cho những khoảng cách đủ nhỏ mà hiệu ứng của trường hấp dẫn không đều có thể bỏ qua được".<ref>{{SIbrochure8th|pages=166–67}}</ref> Như vậy, mét không xác định được chính xác cho những mục đích đo khoảng cách trong phạm vi hệ Mặt Trời. Định nghĩa 1976 cho đơn vị thiên văn là chưa hoàn thiện bởi vì nó không nêu cụ thể thời gian được đo trong [[hệ quy chiếu]] nào, nhưng nó mang lại phương thức tính toán lịch thiên văn: một định nghĩa đầy đủ hơn nhất quán với thuyết tương đối rộng đã được đề xuất,<ref name="Huang">{{citation |author=Huang, T.-Y. |author2=Han, C.-H. |author3=Yi, Z.-H. |author4=Xu, B.-X. |date=1995 |title=What is the astronomical unit of length? |bibcode=1995A&A...298..629H |journal=[[Astronomy and Astrophysics|Astron. Astrophys.]] |volume=298 |pages=629–33 }}</ref> và trải qua "tranh cãi phức tạp"<ref name=Dodd>{{citation |title=Using SI Units in Astronomy |author=Richard Dodd |publisher=Cambridge University Press |date=2011 |page=76 |url=https://books.google.com/books?id=UC_1_804BXgC&pg=PA76 |chapter=§6.2.3: Astronomical unit: ''Definition of the astronomical unit, future versions'' |isbn=0-521-76917-5}} and also p. 91, ''Summary and recommendations''.</ref> cho đến tận tháng 8 năm 2012 khi IAU chấp nhận định nghĩa hiện nay của 1 đơn vị thiên văn = {{val|149597870700}} mét.
Mét được xác định là đơn vị của [[độ dài riêng]] (proper length), nhưng định nghĩa SI không chỉ rõ [[tenxơ mêtric (thuyết tương đối rộng)|tenxơ mêtric]] nào được sử dụng để xác định nó. Quả vậy, Ủy ban Quốc tế về Cân đo (CIPM) lưu ý rằng "định nghĩa chỉ áp dụng cho những khoảng cách đủ nhỏ mà hiệu ứng của trường hấp dẫn không đều có thể bỏ qua được".<ref>{{SIbrochure8th|pages=166–67}}</ref> Như vậy, mét không xác định được chính xác cho những mục đích đo khoảng cách trong phạm vi hệ Mặt Trời. Định nghĩa 1976 cho đơn vị thiên văn là chưa hoàn thiện bởi vì nó không nêu cụ thể thời gian được đo trong [[hệ quy chiếu]] nào, nhưng nó mang lại phương thức tính toán lịch thiên văn: một định nghĩa đầy đủ hơn nhất quán với thuyết tương đối rộng đã được đề xuất,<ref name="Huang">{{citation |author=Huang, T.-Y. |author2=Han, C.-H. |author3=Yi, Z.-H. |author4=Xu, B.-X. |date=1995 |title=What is the astronomical unit of length? |bibcode=1995A&A...298..629H |journal=[[Astronomy and Astrophysics|Astron. Astrophys.]] |volume=298 |pages=629–33 }}</ref> và trải qua "tranh cãi phức tạp"<ref name=Dodd>{{citation |title=Using SI Units in Astronomy |author=Richard Dodd |publisher=Cambridge University Press |date=2011 |page=76 |url=https://books.google.com/books?id=UC_1_804BXgC&pg=PA76 |chapter=§6.2.3: Astronomical unit: ''Definition of the astronomical unit, future versions'' |isbn=0-521-76917-5}} and also p. 91, ''Summary and recommendations''.</ref> cho đến tận tháng 8 năm 2012 khi IAU chấp nhận định nghĩa hiện nay của 1 đơn vị thiên văn = {{val|149597870700}} mét.

Đơn vị thiên văn chủ yếu được sử dụng cho các khoảng cách trong phạm vi một [[hệ sao]], kích thước của một đĩa tiền hành tinh hay khoảng cách đến Mặt Trời của một tiểu hành tinh, trong khi các đơn vị khác được sử dụng ở những mức khoảng cách thiên văn học khác nhau. Đơn vị thiên văn là quá nhỏ để có thể sử dụng thuận tiện cho khoảng cách liên sao và lớn hơn, nơi mà đơn vị [[parsec]] và [[năm ánh sáng]] được sử dụng. Parsec (thị sai giây cung) được xác định theo đơn vị thiên văn, là khoảng cách của một vật thể với [[thị sai]] bằng 1 [[giây cung]]. Năm ánh sáng thường được sử dụng trong phổ biến khoa học, nhưng không phải là đơn vị SI được phê chuẩn và hiếm khi các nhà thiên văn chuyên nghiệp sử dụng.<ref name=Dodd1>{{citation |title=Using SI Units in Astronomy |author=Richard Dodd |page=82 |url=https://books.google.com/books?id=UC_1_804BXgC&pg=PA82 |chapter=§6.2.8: Light year |isbn=0-521-76917-5 |date=2011-12-01}}</ref>


== Xem thêm ==
== Xem thêm ==

Phiên bản lúc 04:55, ngày 20 tháng 8 năm 2017

Đơn vị thiên văn
Đường đỏ thể hiện khoảng cách Trái Đất–Mặt Trời, mà trung bình bằng khoảng 1 đơn vị thiên văn.
Thông tin đơn vị đo
Hệ đơn vịđo trong thiên văn
Đơn vị đođộ dài
Ký hiệuau hoặc AU
Đổi đơn vị
1 AU trong ...bằng...
hệ mét (SI)149 597 870 700 m (chính xác)
hệ thống đơn vị thiên văn4,8481 x 10-6 pc
1,5813 x 10-5ly

Đơn vị thiên văn (ký hiệu: au[1][2][3] hoặc ua[4]) là một đơn vị đo chiều dài, xấp xỉ bằng khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Tuy nhiên, bởi vì khoảng cách này thay đổi khi Trái Đất quay quanh Mặt Trời, từ khoảng cách lớn nhất (điểm viễn nhật) đến khoảng cách nhỏ nhất (điểm cận nhật) và quay trở lại trong chu kỳ một năm. Ban đầu đơn vị thiên văn được xác định bằng trung bình giữa khoảng cách theo vị trí cận nhật và viễn nhật của Trái Đất, cho tới nay nó được định nghĩa chính xác bằng 149597870700 mét (khoảng 150 triệu kilômét, hay 93 triệu dặm).[5] Đon vị thiên văn được sử dụng do nó là đơn vị đo thuận tiện sử dụng chủ yếu trong phạm vi hệ Mặt Trời hoặc xung quanh các ngôi sao khác. Tuy thế, nó cũng là một thành phần cơ bản trong định nghĩa của đơn vị độ dài thiên văn khác, đơn vị parsec.

Sử dụng ký hiệu

Đơn vị thiên văn đã từng có nhiều ký hiệu và cách viết tắt được sử dụng. Trong quyết định năm 1976, hiệp hội Thiên văn học quốc tế (IAU) đã sử dụng ký hiệu A cho đơn vị thiên văn.[6] Trong các xuất bản phẩm về thiên văn học, ký hiệu AU đã từng và vẫn còn được sử dụng phổ biến. Năm 2006, tổ chức Cân đo quốc tế (BIPM) đề nghị sử dụng ua cho đơn vị thiên văn.[7] Trong phụ lục C (mang tính chất cung cấp thông tin) của ISO 80000-3 (2006), hiệu đơn vị thiên văn là "ua". Năm 2012, tổ chức IAU, chú ý tới "nhiều ký hiệu hiện nay đang được sử dụng cho đơn vị thiên văn", khuyến nghị sử dụng chung một ký hiệu là "au".[1] Trong bản sửa đổi năm 2014 của hệ SI, tổ chức BIPM sử dụng ký hiệu "au".[3][8]

Quá trình phát triển đơn vị

Quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời là một hình elíp. Bán trục lớn của quỹ đạo elip được xác định bằng một nửa đoạn thẳng trục lớn nối hai điểm cận nhật và viễn nhật. Mặt Trời nằm trên đoạn thẳng này, nhưng không nằm ở trung điểm của nó. Bởi vì elip là một hình xác định một cách tường minh, việc biết được các điểm nằm trên nó cho phép xác định chính xác hình dạng toán học của quỹ đạo elip, từ đó có thể tính toán ra quỹ đạo cũng như dự đoán cho các quan sát trong tương lai. Thêm vào đó, khoảng cách lớn nhất trong một năm Trái Đất quay quanh Mặt Trời (điểm viễn nhật) sẽ biết được, cho phép xác định được thời điểm và vị trí để quan sát thị sai (sự dịch chuyển vị trí biểu kiến của vật thể trên bầu trời) cực đại đối với các ngôi sao ở gần. Biết được chuyển động của Trái Đất và thị sai của một ngôi sao cho phép ước lượng khoảng cách đến ngôi sao đó. Nhưng mọi phép đo đều có sai số và độ bất định, và các độ bất định trong độ dài đơn vị thiên văn chỉ làm tăng độ bất định của khoảng cách đến ngôi sao. Việc nâng cao độ chính xác luôn là một điều quan trọng nhằm nâng cao hiểu biết thiên văn đối với các nhà khoa học. Trong thế kỷ 20, các lần đo đã ngày càng chính xác và phức tạp hơn, và sự phụ thuộc vào độ chính xác trong quan sát thiên văn đối với các hiệu ứng miêu tả bởi thuyết tương đối của Einstein cũng như vào công cụ toán học mà nó sử dụng.

Nâng dần độ chính xác trong đo lường liên tục được kiểm tra và kiểm tra chéo bởi kiến thức của các nhà thiên văn về các định luật của cơ học thiên thể mà chi phối chuyển động của các vật thể trong không gian. Vị trí và khoảng cách dự đoán của vật thể ở một thời điểm nhất định được tính toán (theo AU) từ các định luật này, và được ghi lại thành một tập hợp dữ liệu gọi là lịch thiên văn (ephemeris). Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA cung cấp một số dịch vụ tính toán lịch thiên văn.[9]

Năm 1976, để thiết lập một phép đo chính xác hơn cho đơn vị thiên văn, tổ chức IAU đã chính thức chấp nhận một định nghĩa mới của đơn vị thiên văn. Mặc dù dựa trực tiếp trên những đo lường quan sát chính xác nhất cho đến thời điểm đó, định nghĩa này được viết lại theo các số hạng toán học phù hợp nhất rút ra từ cơ học thiên thể và các dữ liệu hành tinh. Phát biểu của định nghĩa "đơn vị thiên văn là độ dài (A) mà hằng số hấp dẫn Gauss (k) có giá trị 001720209895 khi các đơn vị đo lường là đơn vị thiên văn của độ dài, khối lượng và thời gian".[6][10][11] Một cách tương đương, theo định nghĩa này, 1 AU là bán kính của quỹ đạo tròn Newton không bị nhiễu loạn của một hạt có khối lượng vô cùng nhỏ với tâm là Mặt Trời, chuyển động với tần số góc bằng 001720209895 radian trên một ngày;[12] hoặc một cách khác nó là độ dài mà hằng số hấp dẫn nhật tâm (heliocentric gravitational constant) (tích của GM) bằng (001720209895)2 AU3/d2, khi độ dài được sử dụng để miêu tả vị trí của vật thể trong hệ Mặt Trời.

Những cuộc thám hiểm hệ Mặt Trời về sau bằng các tàu thăm dò không gian cho phép thực hiện các phép đo chính xác hơn về vị trí tương đối của các hành tinh bên trong hệ Mặt Trời và những vật thể khác bằng cách sử dụng ra đađo lường từ xa (telemetry). Như đối với mọi phép đo bằng ra đa, các phương pháp này dựa trên kết quả đo thời gian mà các photon được phản xạ từ vật thể. Bởi vì mọi photon chuyển động bằng tốc độ ánh sáng trong chân không, một hằng số cơ bản trong vũ trụ, khoảng cách của một vật thể đến tàu không gian sẽ bằng tích của tốc độ ánh sáng và thời gian đo được. Tuy nhiên, để tính toán chính xác cần phải kể tới một số ảnh hưởng như chuyển động của tàu thăm dò và của vật thể trong thời gian các photon truyền đi. Thêm vào, phép đo thời gian cũng phải được quy về một hệ quy chiếu tiêu chuẩn khi tính tới ảnh hưởng của hiệu ứng giãn thời gian tương đối tính (relativistic time dilation). So sánh các vị trí trong lịch thiên văn với kết quả đo thời gian trong hệ thời gian phối hợp động lực khối tâm (Barycentric Dynamical Time, TDB) cho giá trị của tốc độ ánh sáng theo đơn vị thiên văn trên một ngày (của 86400 s). Năm 2009, tổ chức IAU đã cập nhật các phép đo tiêu chuẩn để phản ánh những cải tiến, và tính toán tốc độ ánh sáng bằng 1731446326847(69) AU/ngày (TDB).[13]

Năm 1983, Ủy ban Quốc tế về Cân đo (CIPM) hiệu chỉnh hệ đo lường SI (hay hệ đo lường "hiện đại") để cho phép định nghĩa mét hoàn toàn độc lập với một thực thể nào đó, bởi vì các phép đo khác đã trở lên quá chính xác để có thể tham chiếu đến thanh mét chuẩn làm bằng platin vẫn còn được sử dụng đến lúc đó. Thay thế cho nó, đơn vị mét được định nghĩa lại theo tốc độ của ánh sáng trong chân không, mà khi cần thiết có thể xác định một cách độc lập. Tốc độ ánh sáng được định nghĩa chính xác bằng c0 = 299792458 m/s, một giá trị số chuẩn cũng được công nhận bởi Tổ chức dịch vụ quốc tế các hệ thống tham chiếu và sự xoay Trái Đất (International Earth Rotation and Reference Systems Service, IERS).[14] Từ định nghĩa này và tiêu chuẩn của 2009, thời gian ánh sáng truyền qua 1 AU bằng τA = 4990047838061±000000001 s, hay hơn 8 phút. Bằng cách nhân ngược lại, ước lượng tốt nhất của IAU 2009 bằng A = c0τA = 149597870700±3 m,[15] dựa trên so sánh lịch thiên văn của JPL và của Viện hàn lâm khoa học Nga IAA–RAS.[16][17][18]

Năm 2006, Văn phòng Cân đo Quốc tế BIPM báo cáo một giá trị sử dụng đơn vị thiên văn là 149597870691(6)×1011 m.[7] Năm 2014 trong tài liệu sửa đổi SI, BIPM công nhận định nghĩa lại của IAU năm 2012 với giá trị của đơn vị thiên văn bằng 149597870700 m.[8]

Ước lượng trên vẫn được rút ra từ các quan sát và đo đạc thực nghiệm và do vậy chịu ảnh hưởng bởi sai số, và dựa trên những kỹ thuật vẫn chưa chuẩn hóa được mọi hiệu ứng tương đối tính, và do đó không bất biến đối với mọi quan sát viên. Năm 2012, nhận thấy việc kết hợp với thuyết tương đối khiến định nghĩa trở lên quá phức tạp, IAU đã sử dụng định nghĩa đơn giản năm 2009 để xác định lại đơn vị thiên văn như là một đơn vị chiều dài thuận tiện gắn liền trực tiếp với mét (giá trị chính xác bằng 149597870700 m).[15][19] Định nghĩa mới cũng nhận ra một hệ quả đó là đơn vị thiên văn hiện giờ đóng vai trò ít quan trọng hơn, và nó chỉ được sử dụng giới hạn cho thuận tiện trong một số trường hợp.[15]

1 đơn vị thiên văn  = 149597870700 mét (bằng chính xác)
92955807 triệu dặm
499004 giây ánh sáng
48481368 phần triệu (48481368×10−6) của 1 parsec
15812507 phần triệu (15812507×10−6) của 1 năm ánh sáng

Định nghĩa trên đặt tốc độ ánh sáng, được định nghĩa chính xác bằng 299792458 m/s, bằng chính xác 299792458 × 86400 ÷ 149597870700 hay khoảng 173144632674240 AU/d, nhỏ hơn 60 phần nghìn tỷ giá trị ước lượng năm 2009.

Sử dụng và mức độ quan trọng

Với các định nghĩa được sử dụng trước năm 2012, đơn vị thiên văn phụ thuộc vào hằng số hấp dẫn nhật tâm, một hằng số bằng tích của hằng số hấp dẫn Gkhối lượng Mặt Trời M. Cả G lẫn M không thể đo với độ chính xác cao khi tách biệt nhau, nhưng giá trị tích của chúng thu được rất chính xác từ kết quả quan sát vị trí tương đối của các hành tinh (định luật 3 Kepler biểu diễn theo hằng số hấp dẫn Newton). Chỉ có giá trị của tích được đòi hỏi để tính vị trí của các hành tinh cho một lịch thiên văn, do đó lịch thiên văn được tính theo đơn vị thiên văn và không theo hệ đơn vị SI.

Việc lập lịch thiên văn cũng đòi hỏi phải xét tới ảnh hưởng của các hiệu ứng trong thuyết tương đối rộng. Đặc biệt, khoảng thời gian đo tại bề mặt Trái Đất (thời gian địa cầu, terrestrial time, TT) là không cố định khi so sánh ở những thời điểm khác nhau bởi chuyển động Trái Đất: giây địa cầu (TT) trở lên dài hơn trong mùa đông ở Bán cầu bắc và ngắn hơn trong mùa hè ở Bán cầu nam khi so với "giây hành tinh" (đo quy ước trong hệ thời gian phối hợp động lực khối tâm, TDB). Nguyên nhân do khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời không phải là bất biến (nó thay đổi từ 09832898912 đến 10167103335 AU) và, khi Trái Đất ở gần Mặt Trời hơn (điểm cận nhật), trường hấp dẫn của Mặt Trời mạnh hơn và Trái Đất chuyển động nhanh hơn trên quỹ đạo của nó. Khi mét được xác định theo các số hạng giây và tốc độ ánh sáng là hằng số cho mọi quan sát viên, độ dài mét trên địa cầu sẽ thay đổi độ dài so với "độ dài hành tinh" trên một cơ sở tuần hoàn.

Mét được xác định là đơn vị của độ dài riêng (proper length), nhưng định nghĩa SI không chỉ rõ tenxơ mêtric nào được sử dụng để xác định nó. Quả vậy, Ủy ban Quốc tế về Cân đo (CIPM) lưu ý rằng "định nghĩa chỉ áp dụng cho những khoảng cách đủ nhỏ mà hiệu ứng của trường hấp dẫn không đều có thể bỏ qua được".[20] Như vậy, mét không xác định được chính xác cho những mục đích đo khoảng cách trong phạm vi hệ Mặt Trời. Định nghĩa 1976 cho đơn vị thiên văn là chưa hoàn thiện bởi vì nó không nêu cụ thể thời gian được đo trong hệ quy chiếu nào, nhưng nó mang lại phương thức tính toán lịch thiên văn: một định nghĩa đầy đủ hơn nhất quán với thuyết tương đối rộng đã được đề xuất,[21] và trải qua "tranh cãi phức tạp"[22] cho đến tận tháng 8 năm 2012 khi IAU chấp nhận định nghĩa hiện nay của 1 đơn vị thiên văn = 149597870700 mét.

Đơn vị thiên văn chủ yếu được sử dụng cho các khoảng cách trong phạm vi một hệ sao, kích thước của một đĩa tiền hành tinh hay khoảng cách đến Mặt Trời của một tiểu hành tinh, trong khi các đơn vị khác được sử dụng ở những mức khoảng cách thiên văn học khác nhau. Đơn vị thiên văn là quá nhỏ để có thể sử dụng thuận tiện cho khoảng cách liên sao và lớn hơn, nơi mà đơn vị parsecnăm ánh sáng được sử dụng. Parsec (thị sai giây cung) được xác định theo đơn vị thiên văn, là khoảng cách của một vật thể với thị sai bằng 1 giây cung. Năm ánh sáng thường được sử dụng trong phổ biến khoa học, nhưng không phải là đơn vị SI được phê chuẩn và hiếm khi các nhà thiên văn chuyên nghiệp sử dụng.[23]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b International Astronomical Union biên tập (31 tháng 8 năm 2012), “RESOLUTION B2 on the re-definition of the astronomical unit of length” (PDF), RESOLUTION B2, Beijing, China: International Astronomical Union, The XXVIII General Assembly of International Astronomical Union … recommends … 5. that the unique symbol "au" be used for the astronomical unit.
  2. ^ “Monthly Notices of the Royal Astronomical Society: Instructions for Authors”. Oxford Journals. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2015. "The units of length/distance are Å, nm, µm, mm, cm, m, km, au, light-year, pc.
  3. ^ a b “Manuscript Preparation: AJ & ApJ Author Instructions”. American Astronomical Society. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2016. Use standard abbreviations for SI... and natural units (e.g., au, pc, cm).
  4. ^ ISO 80000-3, Quantities and units - Space and time
  5. ^ International Astronomical Union biên tập (31 tháng 8 năm 2012), “RESOLUTION B2 on the re-definition of the astronomical unit of length” (PDF), RESOLUTION B2, Beijing, Kina: International Astronomical Union, The XXVIII General Assembly of International Astronomical Union recommends [adopted] that the astronomical unit be re-defined to be a conventional unit of length equal to exactly 149597870700 metres, in agreement with the value adopted in IAU 2009 Resolution B2
  6. ^ a b Resolution No. 10 of the XVIth General Assembly of the International Astronomical Union, Grenoble, 1976
  7. ^ a b Bureau International des Poids et Mesures (2006), The International System of Units (SI) (PDF) (ấn bản 8), Organisation Intergouvernementale de la Convention du Mètre, tr. 126
  8. ^ a b “SI Brochure: The International System of Units (SI) [8th edition, 2006; updated in 2014]”. BIPM. 2014. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2015.
  9. ^ “HORIZONS System”, Solar system dynamics, NASA: Jet Propulsion Laboratory, 4 tháng 1 năm 2005, truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2012
  10. ^ H. Hussmann; F. Sohl; J. Oberst (2009), “§4.2.2.1.3: Astronomical units”, trong Joachim E Trümper (biên tập), Astronomy, astrophysics, and cosmology — Volume VI/4B Solar System, Springer, tr. 4, ISBN 3-540-88054-2
  11. ^ Gareth V Williams (1997), “Astronomical unit”, trong James H. Shirley; Rhodes Whitmore Fairbridge (biên tập), Encyclopedia of planetary sciences, Springer, tr. 48, ISBN 0-412-06951-2
  12. ^ Văn phòng Cân đo Quốc tế (International Bureau of Weights and Measures) (2006). The International System of Units (SI) (PDF) (ấn bản 8). tr. 126. ISBN 92-822-2213-6.
  13. ^ “Selected Astronomical Constants”. The Astronomical Almanac Online. USNO–UKHO. 2009. tr. K6. Bản gốc|url lưu trữ= cần |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl= (trợ giúp)
  14. ^ Gérard Petit; Brian Luzum biên tập (2010), “Table 1.1: IERS numerical standards” (PDF), IERS technical note no. 36: General definitions and numerical standards, International Earth Rotation and Reference Systems Service For complete document see Gérard Petit; Brian Luzum biên tập (2010), IERS Conventions (2010): IERS technical note no. 36, International Earth Rotation and Reference Systems Service, ISBN 978-3-89888-989-6
  15. ^ a b c Capitaine, Nicole; Klioner, Sergei; McCarthy, Dennis (2012), “IAU Joint Discussion 7: Space-Time Reference Systems for Future Research at IAU General Assembly-Beijing – The re-definition of the astronomical unit of length:reasons and consequences” (PDF), IAU Joint Discussion 7: Space-Time Reference Systems for Future Research at IAU General Assembly-Beijing, Beijing, China, 7: 40, Bibcode:2012IAUJD...7E..40C, truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2013
  16. ^ IAU WG on NSFA Current Best Estimates, Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2009, truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2009 Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  17. ^ Pitjeva, E. V.; Standish, E. M. (2009), “Proposals for the masses of the three largest asteroids, the Moon-Earth mass ratio and the Astronomical Unit”, Celest. Mech. Dyn. Astron., 103 (4): 365–72, Bibcode:2009CeMDA.103..365P, doi:10.1007/s10569-009-9203-8
  18. ^ “The Final Session of the General Assembly” (PDF), Estrella d'Alva, tr. 1, 14 tháng 8 năm 2009, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2011 Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  19. ^ Geoff Brumfiel (14 tháng 9 năm 2012), The astronomical unit gets fixed: Earth–Sun distance changes from slippery equation to single number., truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2012
  20. ^ Văn phòng Cân đo Quốc tế (International Bureau of Weights and Measures) (2006). The International System of Units (SI) (PDF) (ấn bản 8). tr. 166–67. ISBN 92-822-2213-6.
  21. ^ Huang, T.-Y.; Han, C.-H.; Yi, Z.-H.; Xu, B.-X. (1995), “What is the astronomical unit of length?”, Astron. Astrophys., 298: 629–33, Bibcode:1995A&A...298..629H
  22. ^ Richard Dodd (2011), “§6.2.3: Astronomical unit: Definition of the astronomical unit, future versions”, Using SI Units in Astronomy, Cambridge University Press, tr. 76, ISBN 0-521-76917-5 and also p. 91, Summary and recommendations.
  23. ^ Richard Dodd (1 tháng 12 năm 2011), “§6.2.8: Light year”, Using SI Units in Astronomy, tr. 82, ISBN 0-521-76917-5

Đọc thêm

Liên kết ngoài