Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phủ biên tạp lục”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
NDS (thảo luận | đóng góp)
Trang mới: “'''Phủ Biên tạp lục''' là bộ sách gồm 8 quyển được chia làm 2 phần của Lê Quý Đôn ghi chép lại hầu hết các thông tin quan tr…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 17:06, ngày 21 tháng 6 năm 2010

Phủ Biên tạp lục là bộ sách gồm 8 quyển được chia làm 2 phần của Lê Quý Đôn ghi chép lại hầu hết các thông tin quan trọng về kinh tếxã hội của xứ Đàng Trong trong gần 200 năm từ cuối thế kỷ 16 đến thời kỳ ông làm quan Hiệp trấn xứ Thuận Hóa của chính quyền Lê-Trịnh, vào khoảng năm 1776

Nội dung

Tựa đề Phủ có nghĩa là vỗ về, Biên có nghĩa là vùng biên cảnh, tạp là gồm nhiều nhiều loại nhiều thứ khác nhau, và lục là ghi chép. Ghép lại Phủ Biên tạp lục có nghĩa là ghi chép việc vỗ yên dân ở vùng biên cảnh. Sở dĩ có tên như vậy vì nó liên quan đến vai trò của ông đã làm sau khi quân Trịnh chiếm vùng Thuận Hóa của chúa Nguyễn và chúa Trịnh Sâm trao chức Hiệp trấn vùng này

Trong thời gian làm việc ở trấn Thuận Hóa, ngoài công việc của một chức quan ông còn dành thời gian ghi lại những điều mắt thấy tai nghe, ông đã cẩn trọng đối sánh, xác minh, chỉnh lý và hệ thống để rồi cuối cùng cho ra tác phẩm Phủ Biên tạp lục này, bộ sách được hoàn thành vào khoảng năm 1776

Nguyên bản chữ Hán của bộ sách được lưu trữ trong kho thư tịch cổ của Thư viện Viện khảo cổ Sài Gòn, bộ sách hiện còn tất cả 6 quyển

  1. Quyển 1:
  • sự tích khai mở, xây dựng và khôi phục hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam
  • Tên các phủ, huyện, tổng, xã, thôn, trang, trại ở hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam
  1. Quyển 2:
  • Hình thế núi sông, thành lũy, trị sở, đường sá, trạm dịch ở hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam
  1. Quyển 3:
  • Công tư điền trang, bãi đất và tổng số trưng thu lúa gạo theo lệ cũ ở hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam
  • Lệ cũ về các ti, quan thuộc chức và thủ binh sĩ ở hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam
  • Số ngạch nhân đinh, các hạng duyệt tuyển, các hạng giản tuyển và lệ cũ về tổng số phân bổ quân hiệu thuộc hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam
  1. Quyển 4:
  • Lệ thuế đầu nguồn, tuần ti, ao đầm, sông bến, thuế chợ và thuế chuyên chở vàng, bạc, đồng, sắt
  1. Quyển 5:
  • Nhân tài và thơ văn
  1. Quyển 6:
  • Sản vật và phong tục

Ấn bản hiện nay

Hiện nay bộ sách được nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần dịch, hiệu đính, chú thích 3 quyển đầu và được nhà xuất bản Giáo Dục xuất bản năm 2007

Tham khảo

  • Phủ Biên tạp tục, tập 1 - phần 1, NXB Giáo Dục 2007