Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lít”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
ArthurBot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thay: gan:公升
Luckas-bot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: io:Litro
Dòng 89: Dòng 89:
[[hi:लीटर]]
[[hi:लीटर]]
[[hr:Litra]]
[[hr:Litra]]
[[io:Litro]]
[[ia:Litro]]
[[ia:Litro]]
[[is:Lítri]]
[[is:Lítri]]

Phiên bản lúc 06:35, ngày 13 tháng 7 năm 2010

Lít hay litđơn vị đo thể tích thuộc hệ mét. Lít không là đơn vị SI, nhưng (cùng với các đơn vị như giờngày), nó được liệt kê là một trong "các đơn vị ngoài SI được chấp nhận sử dụng với SI." Đơn vị thể tích của SI là mét khối (m³).

Kí hiệu cho lít là chữ l thường hoặc L hoa. Chữ l viết tay () cũng được sử dụng, nhưng không được BIPM chấp nhận.

Định nghĩa

Một lit tương đương với:

Có 1.000 lit trong 1 mét khối (m³). Xem bảng so sánh thể tích ở 1 E-3 m³.

Lit được chia thành các đơn vị nhỏ hơn bằng các tiền tố SI, 1 lit tương ứng với:

  • 1.000.000 micrôlit (µL),
  • 1.000 millilit (mL) = 1.000 xentimét (cm³),
  • 100 xentilit (cL),
  • 10 đêxilit (dL),
  • 0,01 hectôlit (hL).

Thể tích (và dung tích) lớn hơn có thể được đo bằng kilôlit (1 kL = 1.000 lit) hay mêgalit (1 ML = 1.000.000 lit).

micrôlit << mililit < xentilit < đêxilit < lit

Không có tiêu chuẩn quốc tế quy định khi nào sử dụng lít và khi nào sử dụng met khối. Trong thực tế, lit thường được dùng cho những vật được đo bởi dung tích hoặc kích thước của vật chứa nó (như dung dịch hay hạt trái cây), trong khi mét khối (và các đơn vị dẫn xuất) được dùng cho những vật được đo bằng kích thước hoặc sự chiếm chỗ của nó. Lit cũng thường được dùng trong một số phép tính, như tỉ trọng (kg/L), cho phép dễ dàng so sánh với tỉ trọng của nước.

Kí hiệu

Kí hiệu nguyên thuỷ cho lit là loz (chữ l thường).

Để hạn chế nhầm lẫn với số 1, Loz (chữ L hoa) được chấp nhận là kí hiệu thay thế từ năm 1979. Viện tiêu chuẩn kĩ thuật quốc gia Hoa Kì khuyến cáo sử dụng chữ L hoa. Chữ L hoa cũng thường được dùng ở CanadaÚc.

Trước năm 1979, kí hiệu (l nhỏ viết tay, U+2113), được sử dụng ở một số nước; thí dụ như nó được khuyến cáo bởi ấn phẩm M33 của Viện tiêu chuẩn Nam Phi (South African Bureau of Standards) vào thập niên 1970. Kí hiệu này vẫn được sử dụng phổ biến nhưng không được BIPM chính thức công nhận.

Lịch sử

Năm 1793, lit được giới thiệu ở Pháp như là "Đơn vị đo lường cộng hoà" (Republican Measures), và được định nghĩa là một đêximét khối. Nó có nguồn gốc từ một đơn vị cũ của Pháp, litron, tên gọi này xuất phát từ tiếng Hi LạpLatinh.

Năm 1879, CIPM sử dụng định nghĩa của lit, và kí hiệu l (chữ l thường).

Năm 1901, tại hội nghị CGPM lần thứ 3, lit được tái định nghĩa dựa trên khoảng không gian chiếm bởi 1 kg nước tinh khiết ở nhiệt độ có tỉ trọng tối đa (3,98 °C) dưới áp suất 1 atm. Với định nghĩa này, 1 lit bằng 1,000 028 dm³ (một số tài liệu tham khảo trước kia ghi là 1,000 027 dm³).

Năm 1964, tại hội nghị CGPM lần 12, lit lại được định nghĩa thêm lần nữa, trong mối liên hệ chính xác với mét, như là một tên gọi khác cho đêximét khối, tức là chính xác 1 dm³. NIST Reference

Năm 1979, tại hội nghị CGPM lần 16, kí hiệu thay thế L (chữ L hoa) được đưa vào sử dụng. Nó cũng được chấp thuận. Hội nghị này cũng tuyên bố là tương lai chỉ một trong 2 kí hiệu được giữ lại, nhưng vào năm 1990 hội nghị này nói còn quá sớm để làm điều đó.

Xem thêm

Liên kết bên ngoài