Khác biệt giữa bản sửa đổi của “HMS Pioneer (R76)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{Dablink|Về những tàu chiến Anh Quốc khác mang cùng tên, xin xem HMS Pioneer.}} {|align="right" border="2" cellpadding="2" cellspacing="0" style=…”
 
image edit
Dòng 3: Dòng 3:


{|align="right" border="2" cellpadding="2" cellspacing="0" style="margin: 0 0 1em 0.5em; background: #f9f9f9; border: 1px #aaa solid; border-collapse: collapse; font-size: 95%;" width="300"
{|align="right" border="2" cellpadding="2" cellspacing="0" style="margin: 0 0 1em 0.5em; background: #f9f9f9; border: 1px #aaa solid; border-collapse: collapse; font-size: 95%;" width="300"
|colspan="2"|[[Hình:HMS Pioneer (R76).jpg|300px|Tàu sân bay HMS ''Pioneer'' (R76)]]
|colspan="2"|[[Hình:HMS Pioneer (R76).jpg|300px]]
|-
|colspan="2" align="center"|Tàu sân bay Anh Quốc HMS ''Pioneer'' (R76)
|-
|-
!style="color: white; height: 30px; background: navy;"|Mang cờ
!style="color: white; height: 30px; background: navy;"|Mang cờ

Phiên bản lúc 02:22, ngày 12 tháng 8 năm 2010


Tàu sân bay Anh Quốc HMS Pioneer (R76)
Mang cờ UK Navy Ensign Hải quân Hoàng gia Anh
Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Colossus
Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Vickers tại Barrow-in-Furness
Đặt lườn: 2 tháng 12 năm 1942
Hạ thủy: 20 tháng 5 năm 1944
Hoạt động: 8 tháng 2 năm 1945
Ngừng hoạt động: 1954
Bị mất: Bị tháo dỡ năm tháng 9 năm 1954 tại Inverkeithing
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 13.400 tấn (tiêu chuẩn)[1]
18.330 tấn (đầy tải)
Chiều dài: 212 m (695 ft 6 in)[1]
Mạn thuyền: 24,4 m (80 ft)[1]
Tầm nước: 7,2 m (23 ft 7 in)
Lực đẩy: 4 × turbine hộp số hơi nước Parsons
4 × nồi hơi Admiralty
2 × trục
công suất: 40.000 mã lực (29,8 MW)
Tốc độ: 46 km/h (25 knot)[1]
Tầm xa: 22.000 km (12.000 hải lý) ở tốc độ 26 km/h (14 knot) [2]
Quân số: 1.300
Vũ khí: 24 × pháo phòng không QF 2 pounder;
32 × pháo 20 mm
Máy bay: 48

HMS Pioneer (R76) là một tàu sân bay thuộc lớp Colossus của Hải quân Hoàng gia Anh. Được hoàn thành và đưa ra hoạt động khi Chiến tranh Thế giới thứ hai sắp kết thúc, HMS Pioneer chỉ tham gia những hoạt động hạn chế trong cuộc chiến này. Sau chiến tranh, nó phục vụ chủ yếu như một tàu vận chuyển trước khi được cho ngừng hoạt động vào năm 1954 và bị tháo dỡ cùng năm.

Thiết kế và chế tạo

Pioneer được đặt lườn bởi hãng đóng tàu Vickers tại Barrow-in-Furness vào ngày 2 tháng 12 năm 1942. Lớp Colossus được dự tính để đáp ứng vấn đề thiếu hụt tàu sân bay, và thiết kế được dựa trên lớp Illustrious, nhưng được cải tiến để có thể chế tạo nhanh tại các xưởng đóng tàu thương mại. Ban đầu nó được đặt tên là Ethalion, rồi sau đó là Mars. Pioneer đã không hoàn tất theo thiết kế nguyên thủy ban đầu; sự thành công của chiếc tàu sân bay bảo trì máy bay Unicorn đã đưa đến việc cải tiến thiết kế của nó thành một tàu sân bay loại này, vốn không có máy phóng máy bay hay sàn đáp bọc thép. Chiếc tàu sân bay được hạ thủy vào ngày 20 tháng 5 năm 1944.

Lịch sử hoạt động

Sau khi được đưa vào hoạt động ngày 8 tháng 2 năm 1945, Pioneer hoạt động tại khu vực chiến trường Tây Thái Bình Dương trong những tháng cuối cùng của Chiến tranh Thế giới thứ hai.[3] Nó đang ở tại Manila khi lực lượng Nhật Bản tại đây đầu hàng lực lượng Anh. Sau cuộc đầu hàng, Pioneer thu thập những máy bay không cần dùng dọc theo bờ biển Australia[4] và quay trở về Anh Quốc. Từ năm 1946, nó được đưa về lực lượng dự bị, và ở lại đó trong bảy năm. Đến năm 1953, Pioneer được cho tái hoạt động và phục vụ như một tàu vận chuyển máy bay. Tuy nhiên, cuộc đời phục vụ tiếp theo tỏ ra ngắn ngũi, khi nó được cho ngừng hoạt động vào tháng 9 năm 1954, và được tháo dỡ tại Inverkeithing cùng năm đó.

Tham khảo

  1. ^ a b c d Ireland, Bernard (2007). Aircraft Carriers of the World. Southwater. tr. 125. ISBN 9781844763634.
  2. ^ “French Navy - Arromanches”. Damien Allard. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ |dateformat= (trợ giúp)
  3. ^ Toppan, Andrew (1995–2003). Mars. The World Aircraft Carrier Lists. Haze Gray & Underway. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2008.Quản lý CS1: định dạng ngày tháng (liên kết)
  4. ^ “Maintenance and Replenishment Carrier Ex HMS Ethalion, Ex HMS Mars. Fleet Air Arm Archive. 2000–2001. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2008.Quản lý CS1: định dạng ngày tháng (liên kết)

Liên kết ngoài