Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Tự Thành”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 18: Dòng 18:
{{đầu hộp}}
{{đầu hộp}}
{{Thứ tự kế vị|chức vụ=Hoàng đế Đại Thuận|trước=_|sau=[[Lý Tự Kính]]|năm=1644}}
{{Thứ tự kế vị|chức vụ=Hoàng đế Đại Thuận|trước=_|sau=[[Lý Tự Kính]]|năm=1644}}
{{Thứ tự kế vị|chức vụ=Hoàng đế Trung Quốc|trước=[[Minh Tư Tông]]|sau=[[Thuận Trị|Thanh Thế Tổ]]|năm=1644}}
{{Thứ tự kế vị|chức vụ=Hoàng đế Trung Quốc|trước=[[Minh Tư Tông]]|sau=[[Thanh Thế Tổ]]|năm=1644}}
{{cuối hộp}}
{{cuối hộp}}



Phiên bản lúc 10:40, ngày 30 tháng 8 năm 2010

Lý Tự Thành (1606-1645?) là nhân vật trong lịch sử Trung Quốc sống vào cuối đời Minh, đầu đời Thanh đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân lật đổ nhà Minh vào năm 1644, tự xưng là Đại Thuận hoàng đế nhưng sau đó, quân Mãn Châu tràn vào Trung Quốc lập nên nhà Thanh năm 1644 đã lật đổ Lý Tự Thành và tiêu diệt toàn bộ lực lượng của ông. Miếu hiệu sau khi mất của ông là Cao Tổ, thụy hiệuThừa thiên Kiến vận Thánh văn Thần vũ triệu kỉ lập cực đại trung thánh chánh nhân hiếu anh đức Cao Hoàng đế (chữ Hán: 承天建运圣文神武肇纪立极大中圣正仁孝英德高皇帝)[cần dẫn nguồn].

Cuộc đời

Lý Tự Thành sinh ngày 22 tháng 9 năm 1606 tại huyện Mễ Chi, tỉnh Thiểm Tây. Năm 1627, Sùng Trinh lên ngôi hoàng đế. Sùng Trinh chính là hoàng đế cuối cùng của nhà Minh. Sùng Trinh nhu nhược, háo sắc nên loạn lạc nổi lên khắp nơi.

Năm 1637, Lý Tự Thành dựng cờ khởi nghĩa ở Thiểm Tây, tự xưng là Phụng thiên xướng nghĩa đại nguyên soái. Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân có quy mô lớn nhất dưới thời Sùng Trinh với quân số lên đến vài chục vạn người.

Quân của Lý Tự Thành đi đến đâu, quân nhà Minh thua trận đến đó. Cuối cùng, tháng 4 năm 1644, Lý Tự Thành chiếm được Bắc Kinh, bức tử Sùng Trinh ở núi Môi Sơn rồi lên ngôi hoàng đế, tự xưng là Đại Thuận hoàng đế. Tại đây, Lý Tự Thành đã cướp vợ của Ngô Tam QuếTrần Viên Viên và bắt cha Ngô Tam Quế rồi dụ ông về hàng. Ngô Tam Quế là người đang trấn giữ ở Sơn Hải Quan chống nhà Thanh. Được tin Lý Tự Thành cướp vợ yêu, Ngô Tam Quế mặc cho Lý Tự Thành giết cha, mở cửa Sơn Hải Quan cho quân Thanh tràn vào. Nhà Thanh phong Ngô Tam Quế là Bình Tây vương, đưa quân về Bắc Kinh đánh bại Lý Tự Thành. Lý Tự Thành chạy về núi Cửu Cung. Thuận Trị lên ngôi năm 1644, tiếp nối nhà Thanh.

Cái chết của Lý Tự Thành

Sách sử Trung Quốc viết rằng Lý Tự Thành bị giết năm 1645 vì bị đồng đảng cũ phản bội. Nhưng có giả thuyết khác là ông trốn lên chùa đi tu, đến đời Khang Hi mới qua đời.

Lý Tự Thành trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung

Lý Tự Thành xuất hiện trong 3 tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim DungTuyết sơn phi hồ, Lộc Đỉnh kýBích huyết kiếm. Trong Tuyết Sơn Phi Hồ có nói đến giả thuyết Lý Tự Thành sau khi chiếm Bắc Kinh đã thu được 1 lượng kho báu khổng lồ và ông đã để cho 3 thuộc hạ thân tín của mình là Miêu, Phạm, Điền chôn giấu nên sau này xảy ra những mâu thuẫn giữa 3 nhà. Trong Lộc Đỉnh Ký, Lý Tự Thành sống đến năm Khang Hi thứ 10 (1672) và ông có với Trần Viên Viên 1 đứa con là Trần A Kha, về sau trở thành 1 trong những người vợ của Vi Tiểu Bảo.

Tiền nhiệm:
_
Hoàng đế Đại Thuận
1644
Kế nhiệm:
Lý Tự Kính
Tiền nhiệm:
Minh Tư Tông
Hoàng đế Trung Quốc
1644
Kế nhiệm:
Thanh Thế Tổ