Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trao đổi địa nhiệt”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 19: Dòng 19:
[[Category:Kỹ thuật xây dựng]]
[[Category:Kỹ thuật xây dựng]]
[[category:Năng lượng địa nhiệt]]
[[category:Năng lượng địa nhiệt]]
[[Category:Công nghệ phát triển bền vững]]
[[Category:Công nghệ bền vững]]


[[de:Wärmepumpenheizung]]
[[de:Wärmepumpenheizung]]

Phiên bản lúc 07:21, ngày 12 tháng 9 năm 2010

Bơm nhiệt địa nhiệt là phương pháp ổn nhiệt/điều hòa nhiệt độ (sưởi hoặc làm mát) bằng cách trao đổi nhiệt với lòng đất (thường là với lớp vỏ Trái Đất ở độ sâu từ vài mét đến vài chục mét).

Lớp vỏ Trái Đất, ở độ sâu từ vài mét đến vài chục mét, có nhiệt độ ổn định theo thời gian trong ngày và theo thời gian trong mùa, gần với nhiệt độ gần với nhiệt độ trung bình năm của vùng lân cận[1]. Ngược lại, các công trình xây dựng trên mặt đất, nếu không áp dụng các phương pháp điều hòa nhiệt độ, có thể có nhiệt độ thay đổi trong dải rộng theo thời gian trong ngày và trong năm, phụ thuộc vào thời tiết và công suất tỏa nhiệt của công trình. Nhiều ứng dụng đòi hỏi nhiệt độ của công trình không được thay đổi nhiều, khi đó, một hệ thống cho phép trao đổi nhiệt nhanh giữa công trình và lòng đất, sẽ tận dụng lòng đất như là nguồn nhiệt để sưởi ấm hoặc nguồn thu nhiệt để làm mát, giúp giữ được nhiệt độ của công trình ổn định gần với nhiệt độ của lòng đất.

Kỹ thuật bơm nhiệt địa nhiệt ứng dụng trong điều hòa nhiệt độ cần được phân biệt với kỹ thuật dùng địa nhiệt để sản sinh điện năng (địa nhiệt điện), trong đó nguồn nhiệt là các tầng rất sâu của vỏ Trái Đất, gần với lớp đá nóng chảy.

Kết hợp với nhiều kỹ thuật khác, như sưởi ấm bằng năng lượng Mặt Trời, hay ổn nhiệt bằng vật liệu chuyển trạng thái, kỹ thuật bơm nhiệt địa nhiệt giúp tăng hiệu quả sử dụng năng lượng của công trình lên cao, tiết kiệm đáng kể tiêu thụ điện năng cho công trình. Trong kỹ thuật này, dòng nhiệt trao đổi có thể theo chiều thuận (từ nguồn nóng sáng nguồn lạnh); tuy nhiên cũng có thể theo chiều ngược, từ nguồn lạnh sang nguồn nóng thông qua các bơm nhiệt, nếu nhu cầu ổn định nhiệt độ đòi hỏi (ví dụ khi lòng đất có nhiệt độ 5 độ C, và nhiệt độ ngoài trời là 0 độ C, bơm nhiệt từ lòng đất lên một phòng ở có nhiệt độ 20 độ C vẫn giúp tăng hiệu suất của hệ thống hơn là bơm từ ngoài trời). Theo một số đánh giá[2][3], kỹ thuật này là phương pháp Nhiệt, thông gió và điều hòa không khí (HVAC) có hiệu suất cao nhất. Các đầu tư mới cho những hệ thống như vậy được hoàn vốn, nhờ khoản tiết kiệm năng lượng mang lại, trong vòng dưới 10 năm; tuổi thọ của các thành phần nằm dưới mặt đất là trên 50 năm còn các bộ phận trên mặt đất là chừng 25 năm [4]

Cho đến năm 2004, có hàng triệu hệ thống như này được lắp đặt trên thế giới, mang lại công suất ổn nhiệt tổng cộng 12 GW, và tốc độ tăng trưởng của các con số này là chừng 10%.


Tham khảo

  1. ^ http://www1.eere.energy.gov/geothermal/geothermal_basics.html
  2. ^ http://apps1.eere.energy.gov/geothermal/projects/projects.cfm/ProjectID=108
  3. ^ http://www.cres-energy.org/techbasics/geothermal_div1.html
  4. ^ “Energy Savers: Geothermal Heat Pumps”. Apps1.eere.energy.gov. 24 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2009.