Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cúp bóng đá châu Phi 2010”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dung005 (thảo luận | đóng góp)
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Qbot: Việt hóa
Dòng 394: Dòng 394:


{| border=2 cellspacing=0 cellpadding=5 align=center width=30%
{| border=2 cellspacing=0 cellpadding=5 align=center width=30%
| bgcolor=#ffe000 align=center |'''Vô địch Cúp bóng đá châu Phi 2010'''<br/>[[Hình:Flag of Egypt.svg|80px|border]]<br/> '''[[Đội tuyển bóng đá quốc gia Ai Cập|Ai Cập]]'''<br/>'''Lần thứ bảy'''
| bgcolor=#ffe000 align=center |'''Vô địch Cúp bóng đá châu Phi 2010'''<br/>[[Tập tin:Flag of Egypt.svg|80px|border]]<br/> '''[[Đội tuyển bóng đá quốc gia Ai Cập|Ai Cập]]'''<br/>'''Lần thứ bảy'''
|}
|}



Phiên bản lúc 14:10, ngày 21 tháng 9 năm 2010

Cúp bóng đá châu Phi 2010
Taça de África das Nações de 2010
Africa Cup of Nations 2010 official logo
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàAngola
Thời gian10 tháng 1 - 31 tháng 1
Số đội15 (từ 1 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu4 (tại 4 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Ai Cập (lần thứ 7)
Á quân Ghana
Hạng ba Nigeria
Hạng tư Algérie
Thống kê giải đấu
Số trận đấu29
Số bàn thắng71 (2,45 bàn/trận)
Số khán giả543.500 (18.741 khán giả/trận)
Vua phá lưới{{{alias}}} Geddo (5 bàn)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
{{{alias}}} Ahmed Hassan
Cập nhật thống kê tính đến 4 tháng 2 năm 2010.

Cúp bóng đá châu Phi 2010Giải vô địch bóng đá châu Phi lần thứ 27, được tổ chức từ 10 đến 31 tháng 1 năm 2010 tại Angola [1]. Số đội tham dự giải là 54. Vòng chung kết gồm 16 đội: chủ nhà Angola và 15 đội bóng vượt qua vòng loại. Tuy nhiên sau khi Togo bỏ cuộc vì bị tấn công thì chỉ còn 15 đội tham dự. Ai Cập lần thứ 7 vô địch sau khi thắng Ghana 1-0 trong trận chung kết.

Việc lựa chọn chủ nhà

Angola giành được quyền đăng cai giải đấu do Liên đoàn bóng đá châu Phi có chính sách xoay vòng chủ nhà của giải và tạo điều kiện cho những liên đoàn mới như Angola, GabonGuinea Xích Đạo điều kiện để đăng cai giải đấu. Các hồ sơ đăng ký của Mozambique, Namibia, ZimbabweSenegal bị loại bỏ. GabonEquatorial Guinea giành quyền đồng tổ chức giải đấu tiếp theo (năm 2012) và Libya sẽ tổ chức Cúp bóng đá châu Phi lần thứ hai vào năm 2014. Quốc gia từng hai lần tổ chức giải đấu Nigeria làm chủ nhà dự phòng cho cả ba giải đấu, trong trường hợp quốc gia đăng cai không đáp ứng đủ tiêu chuẩn đặt ra của Liên đoàn bóng đá châu Phi.

Linh vật

Linh vật của giải đấu có tên Palanquinha. Đây là hình ảnh cách điệu của loài Linh dương đen lớn (Hippotragus niger variani), một loài vật có giá trị và biểu tượng quốc gia ở Angola. Tại Angola, chúng chỉ sống trong Vườn quốc gia Cangandala ở tỉnh Malange.

Vòng loại

Liên đoàn bóng đá châu Phi quyết định vòng loại World Cup 2010 cũng là vòng loại Cúp bóng đá châu Phi 2010. Do đó dù Angola là chủ nhà giải đấu, họ vẫn phải tham gia vòng loại để giành suất tham dự World Cup. Nam Phi cũng tương tự, phải thi đấu vòng loại giành suất tham dự Cúp bóng đá châu Phi [2].

Các đội vượt qua vòng loại

Địa điểm thi đấu

Thành phố Sân vận động Sức chứa
Luanda 11 tháng 11 50 000
Cabinda Chimandela 25.000
Benguela Tổ hợp da Sr. da Graça 25 000
Lubango Alto da Chela 25 000

Lễ bốc thăm

Lễ bốc thăm cho vòng chung kết diễn ra ngày 20 tháng 11 năm 2009 tại Trung tâm Hội nghị Talatona ở thủ đô Luanda, Angola. 16 đội bóng tham dự được chia vào 4 nhóm, với nhóm 1 là nhóm hạt giống. Chủ nhà Angola và đương kim vô địch Ai Cập là hai hạt giống. 14 đội còn lại xếp hạng dựa trên thành tích ở 3 Cúp bóng đá châu Phi gần nhất. Theo đó thì Cameroon và Côte d'Ivoire là hai hạt giống còn lại. Bốn đội hạt giống được chia vào các bảng trước lễ bốc thăm.[3]

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

 Angola
 Ai Cập
 Cameroon
 Bờ Biển Ngà

 Tunisia
 Nigeria
 Ghana
 Mali

 Zambia
 Bénin
 Algérie
 Togo

 Burkina Faso
 Mozambique
 Gabon
 Malawi

Kết quả giải đấu

Thời gian tính theo giờ địa phương (UTC+1)

   Đội lọt vào tứ kết
   Đội bị loại

Thể thức xếp hạng

Nếu hai hay nhiều đội cùng điểm với nhau khi kết thúc vòng đấu bảng, các tiêu chí để xếp hạng theo thứ tự như sau:

  1. Thành tích đối đầu trực tiếp giữa các đội
  2. Hiệu số bàn thắng thua khi đối đầu trực tiếp
  3. Bàn thắng ghi được khi đối đầu trực tiếp
  4. Hiệu số bàn thắng thua trong bảng đấu
  5. Bàn thắng ghi được trong bảng đấu
  6. Ban tổ chức bốc thăm

Bảng A

Đội tuyển Số trận Thắng Hòa Thua Bàn
thắng
Bàn
thua
Hiệu
số
Điểm
 Angola 3 1 2 0 6 4 +2 5
 Algérie 3 1 1 1 1 3 –2 4
 Mali 3 1 1 1 7 6 +1 4
 Malawi 3 1 0 2 4 5 –1 3
  Angola Algérie Mali Malawi
Angola  0−0 4−4 2−0
Algérie  1−0 0−3
Mali  3−1
Malawi 

Bảng B

Đội tuyển Số trận Thắng Hòa Thua Bàn
thắng
Bàn
thua
Hiệu
số
Điểm
 Bờ Biển Ngà 2 1 1 0 3 1 +2 4
 Ghana 2 1 0 1 2 3 –1 3
 Burkina Faso 2 0 1 1 0 1 –1 1
  {{{alias}}} {{{alias}}} {{{alias}}}
Bờ Biển Ngà  3−1 0−0
Ghana  1−0
Burkina Faso 

Bảng C

Đội tuyển Số trận Thắng Hòa Thua Bàn
thắng
Bàn
thua
Hiệu
số
Điểm
 Ai Cập 3 3 0 0 7 1 +6 9
 Nigeria 3 2 0 1 5 3 +2 6
 Bénin 3 0 1 2 2 5 –3 1
 Mozambique 3 0 1 2 2 7 –5 1
  {{{alias}}} {{{alias}}} {{{alias}}} {{{alias}}}
Ai Cập  3−1 2−0 2−0
Nigeria  1−0 3−0
Bénin  2−2
Mozambique 

Bảng D

Đội tuyển Số trận Thắng Hòa Thua Bàn
thắng
Bàn
thua
Hiệu
số
Điểm
 Zambia [4] 3 1 1 1 5 5 0 4
 Cameroon [4] 3 1 1 1 5 5 0 4
 Gabon [4] 3 1 1 1 2 2 0 4
 Tunisia 3 0 3 0 3 3 0 3
  Zambia Cameroon Gabon Tunisia
Zambia  XXX 2−3 2−1 1−1
Cameroon  XXX 0−1 2−2
Gabon  XXX 0−0
Tunisia  XXX

Vòng loại trực tiếp

 
Tứ kếtBán kếtChung kết
 
          
 
24 tháng 1 – Luanda
 
 
 Angola0
 
28 tháng 1 – Luanda
 
 Ghana1
 
 Ghana1
 
25 tháng 1 – Lubango
 
 Nigeria0
 
 Zambia0 (4)
 
31 tháng 1 – Luanda
 
 Nigeria (p)0 (5)
 
 Ghana0
 
24 tháng 1 – Cabinda
 
 Ai Cập1
 
 Bờ Biển Ngà2
 
28 tháng 1 – Benguela
 
 Algérie (hp)3
 
 Algérie0
 
25 tháng 1 – Benguela
 
 Ai Cập4 Tranh hạng ba
 
 Ai Cập (hp)3
 
30 tháng 1 – Benguela
 
 Cameroon1
 
 Nigeria1
 
 
 Algérie0
 

Chung kết

Ghana 0 – 1 Ai Cập
Chi tiết Geddo  85'
Khán giả: 50 000
Trọng tài: {{{alias}}} Koman Coulibaly
Vô địch Cúp bóng đá châu Phi 2010

Ai Cập
Lần thứ bảy

Danh hiệu cá nhân

Đội hình tiêu biểu

Đội hình tiêu biểu gồm các cầu thủ xuất sắc nhất ở vị trí của họ, dựa trên quá trình thi đấu trong giải. [5]

Thủ môn Hậu vệ Tiền vệ Tiền đạo

{{{alias}}} Essam El-Hadary

{{{alias}}} Madjid Bougherra
{{{alias}}} Wael Gomaa
{{{alias}}} Mabiná

{{{alias}}} Ahmed Fathy
Nigeria Peter Odemwingie
Cameroon Alexandre Song
{{{alias}}} Ahmed Hassan

Ghana Asamoah Gyan
{{{alias}}} Mohamed Zidan
{{{alias}}} Flavio

Chú thích

  1. ^ “Angola to host 2010 Nations Cup”. BBC Sport. 2006-09-04. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2009. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp) (Angola làm chủ nhà Cúp bóng đá châu Phi 2010) (tiếng Anh)
  2. ^ “Angola 2010 - Lịch đấu, sân vận động và danh sách các đội vô địch”. Periodismo de fútbol internacional.
  3. ^ “Pots set for the draw (Phân nhóm cho lễ bốc thăm)”. CAN 2010 Official Site. COCAN 2010. 17 tháng 11 năm 2009. Truy cập 18 tháng 11 năm 2009.
  4. ^ a b c Thứ tự 3 đội Zambia, Cameroon và Gabon dựa trên kết quả đối đầu trực tiếp giữa 3 đội.
  5. ^ “CAF Releases top 11 of Orange CAN (CAF công bố đội hình tiêu biểu của CAN)”. cafonline.com. 31 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2010. (tiếng Anh)

Liên kết ngoài