Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngao Bái”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động
Dòng 8: Dòng 8:


== Làm quan ==
== Làm quan ==
Dưới thời Thanh Thái Tông, ông giữ chức vụ Phó Đô Thống Chính Lam Kỳ.
Dưới thời Thanh Thái Tông, ông giữ chức vụ Phó Đô Thống Chính Lam Kỳ từng nam chinh bắc phạt. Nổi tiếng nhất là trận chiến Tùng Cẩm bắt sống Hồng Thừa Trù và chiêu hàng Tổ Đại Thọ.


Đến thời Thuận Trị Đế, ông giữ chức vụ Cửu Môn Đề Đốc kinh thành kiêm Kỳ chủ Chính Hồng Kỳ.
Đến thời Thuận Trị Đế, ông giữ chức vụ Cửu Môn Đề Đốc kinh thành kiêm Kỳ chủ Chính Hồng Kỳ.

Phiên bản lúc 14:50, ngày 7 tháng 11 năm 2017

Chân dung Ngao Bái

Ngao Bái hay Ngạo Bái (chữ Mãn Châu: ; giản thể: 鰲拜; phồn thể: 鼇拜; bính âm: Áobài) (1610?-1669) là một viên tướng người Mãn Châu của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ngao Bái chính là Mãn Châu đệ nhất dũng sĩ (Ba Đồ Lỗ) dưới thời vua Khang Hi, tham gia chinh chiến từ thời Hoàng Thái Cực, Ngao Bái với sức khỏe vốn có, sự dũng cảm thiện chiến, tàn bạo đã lập không ít công lao cho người Mãn Châu cũng như nhà Thanh trong việc xâm lăng phương Nam. Dưới triều Khang Hi, ông là một trong tứ trụ đại thần quyền cao, chức trọng.

Thân thế

Ông là cháu nội của công thần khai quốc của nhà Hậu Kim Phí Anh Đông, gia tộc Qua Nhĩ Giai Thị thuộc Mãn Châu Tương Hoàng Kỳ .

Làm quan

Dưới thời Thanh Thái Tông, ông giữ chức vụ Phó Đô Thống Chính Lam Kỳ từng nam chinh bắc phạt. Nổi tiếng nhất là trận chiến Tùng Cẩm bắt sống Hồng Thừa Trù và chiêu hàng Tổ Đại Thọ.

Đến thời Thuận Trị Đế, ông giữ chức vụ Cửu Môn Đề Đốc kinh thành kiêm Kỳ chủ Chính Hồng Kỳ.

Khi Tổng Đài Chủ của Thiên Địa Hội vào cung hành thích hoàng đế Thuận Trị, ông đã có công cứu sống Thuận Trị đế và tiêu diệt thủ lĩnh Thiên Địa hội Trần Cận Nam.

Sau đó , Giản Thân Vương Tế Độ làm phản bị bắt và phụ thân của Tế Độ là Trịnh Thân Vương Tế Nhĩ Cáp Lãng vì bị liên lụy nên ông đành rút lui khỏi vị trí đứng đầu hội nghị Nghị Chính, Thuận Trị Đế giao cho chức vụ đứng đầu hội nghị Nghị Chính cho Ngao Bái.

Năm 1662, Khang Hi mới 8 tuổi lên ngôi, chính sự do bà nội Hiếu Trang thái hoàng thái hậu và 4 đại thần phụ chính lo liệu. Ban đầu, cả bốn đại thần cùng đọc tấu chương, rồi dâng lên Khang Hi hoặc thái hậu, và nhân danh hoàng đế hoặc thái hậu ban lệnh.

Trong số 4 đại thần phụ chính, Ngao Bái là người có nhiều chiến công nhất và được phong thưởng nhiều, nên tỏ ra ngang tàng, coi thường vua nhỏ. Sách Ni tuổi già lắm bệnh nên ngại việc, ít tham gia chính sự; Át Tất Long tính tình mềm mỏng, ngại va chạm, không muốn gây xung đột với người khác; chỉ có Tô Khắc Táp Cáp tính tình thẳng thắn cương trực, thường hay tranh luận với Ngao Bái.

Ngao Bái cho con trai làm thị vệ nội đại thần. Năm 1666, Ngao Bái giết hại Tổng đốc Trực Khang – Sơn Đông là Chu Xương Tô, Tuần phủ Vương Đăng Liên. Trước sự chuyên quyền của Ngao Bái, Tô Khắc Táp Cáp tức giận, hai người trở thành đối đầu nhau.

Tô Khắc Táp Cáp ít kinh nghiệm, lại một mình một chủ trương, không chỉ đối đầu với Ngao Bái mà còn mâu thuẫn với Sách Ni, do đó bị cô lập. Ngao Bái tìm cách vu cáo Tô Khắc Táp Cáp để buộc tội, và thúc ép Khang Hi ban lệnh xử tử.

Sau khi 3 đại thần qua đời, không còn ai phản đối Ngao Bái, vì vậy Ngao Bái càng chuyên quyền. Những ai muốn tâu việc lên vua đều phải tâu qua Ngao Bái và đút lót mới được cất nhắc, bổ dụng[5]. Ngao Bái muốn tiếp tục duy trì đường lối chỉ dùng người Mãn làm quan, hạn chế người Hán vào triều

Kết cục

Ngao Bái ngạo mạn khinh thường vua nhỏ, thường cáo bệnh ốm không vào triều, khiến Khang Hi phải đến tận nhà thăm hỏi. Một lần Khang Hi cùng thị vệ Hòa Thác tới thăm, thấy Ngao Bái không hề ốm yếu. Hòa Thác tới giường Ngao Bái xem, phát hiện ra dưới đệm có con dao. Ngao Bái rất lo lắng nhưng Khang Hi lại không tỏ thái độ gì, cho rằng việc mang dao bên người là tập quán bình thường của người Mãn. Do đó Ngao Bái yên tâm không bị Khang Hi nghi ngờ.

Lấy lý do thích đánh cờ, Khang Hi triệu tập con Sách Ni là Sách Ngạch Đồ vào cung để bàn kế trừ Ngao Bái. Ông phong cho Ngao Bái làm Nhất đẳng công để Ngao Bái lơ là mất cảnh giác, mặt khác Khang Hi lấy cớ thích học võ nghệ để tuyển chọn nhiều người trong hàng ngũ con em thân vương làm thị vệ cho Ngao Bái. Sau đó, Khang Hi lấy cớ điều bớt những người vây cánh của Ngao Bái đi làm quan ở nơi xa.

Năm 1669, khi Ngao Bái vào cung yết kiến, Khang Hi ra lệnh cho đội thị vệ thân tín bắt giữ. Ông kể tội, cách chức Ngao Bái. Vì nể công lao từng cứu sống Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, Khang Hi tha chết và giam Ngao Bái vào ngục, và lệnh bắt những người trong cùng vây cánh Ngao Bái.

Không lâu sau khi bị bắt giữ, Ngao Bái lâm bệnh chết trong ngục.

Trong Lộc đỉnh ký

Ngao Bái hay coi khinh Khang Hi nên có lần bị Vi Tiểu Bảo lên mặt cãi lại làm lão tức giận bỏ đi, đó cũng là lúc Vi Tiểu Bảo biết bạn của mình là Khang Hi(xem chi tiết tại Lộc Đỉnh ký). Khi ám sát Ngao Bái, Ngao Bái quá mạnh nên đám thị vệ không đánh thắng, Vi Tiểu Bảo cùng Khang Hi đánh lão nhưng rất khó khăn nhưng may sao lại thắng. Khi bị giam giữ, người của Thiên Địa Hội tới ám sát Ngao Bái, Vi Tiểu Bảo làm một trong số những người đó nổi giận đuôỉ Vi Tiểu Bảo. Vi Tiểu Bảo sợ hãi chạy vào buồng giam của Ngao Bái và thấy Ngoa Bái hùng hổ, hắn rút dao đâm bừa mà trúng nên Ngao Bái chết.