Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sahel”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rubinbot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: tt:Сәхил
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Qbot: Việt hóa
Dòng 1: Dòng 1:
:{{dablink|Các nghĩa khác, xem [[Sahel (định hướng)]].}}
:{{dablink|Các nghĩa khác, xem [[Sahel (định hướng)]].}}


[[Hình:Map sahel.jpg|nhỏ|Vị trí của dải sahel tại châu Phi]]
[[Tập tin:Map sahel.jpg|nhỏ|Vị trí của dải sahel tại châu Phi]]
'''Sahel''' (từ [[tiếng Ả Rập]]: ساحل, ''sahil'' nghĩa là bờ, ranh giới của sa mạc [[Sahara]]) là tên gọi khu vực ranh giới ở [[châu Phi]] nằm giữa [[Sahara]] ở phía bắc và khu vực màu mỡ hơn ở phía nam là [[sudan (khu vực)|sudan]] (không nhầm với [[Sudan|quốc gia cùng tên gọi]]).
'''Sahel''' (từ [[tiếng Ả Rập]]: ساحل, ''sahil'' nghĩa là bờ, ranh giới của sa mạc [[Sahara]]) là tên gọi khu vực ranh giới ở [[châu Phi]] nằm giữa [[Sahara]] ở phía bắc và khu vực màu mỡ hơn ở phía nam là [[sudan (khu vực)|sudan]] (không nhầm với [[Sudan|quốc gia cùng tên gọi]]).



Phiên bản lúc 14:30, ngày 23 tháng 9 năm 2010

Vị trí của dải sahel tại châu Phi

Sahel (từ tiếng Ả Rập: ساحل, sahil nghĩa là bờ, ranh giới của sa mạc Sahara) là tên gọi khu vực ranh giới ở châu Phi nằm giữa Sahara ở phía bắc và khu vực màu mỡ hơn ở phía nam là sudan (không nhầm với quốc gia cùng tên gọi).

Địa lý

Sahel chủ yếu là xavan và kéo dài khoảng 6.000 km (3.729 dặm) từ ven Đại Tây Dương ở phía tây tới khu vực sừng Châu Phi ở phía đông, với bề rộng từ khoảng 150 km ở phía đông (ven Hồng Hải) cho tới khoảng 800 km (ở phía tây, ven Dakar) cảnh quan thay đổi dần từ các đồng cỏ bán khô cằn tới dạng xavan bụi gai. Theo dòng lịch sử của châu Phi thì khu vực này đã từng là quê hương của một vài vương quốc tiên tiến nhất đượng hưởng lợi từ hành trình thương mại xuyên sa mạc. Một cách tổng thể thì các vương quốc này được gọi chung là các vương quốc Sahel.

Các quốc gia nằm trong dải sahel ngày nay bao gồm Senegal, Mauritania, Mali, Burkina Faso, Niger, Nigeria, Chad, Sudan, Eritrea.

Khí hậu, môi trường

Khoảng 12.500 năm trước, sahel là một phần của sa mạc Sahara, bị các cồn cát che phủ với cảnh quan tương tự như ngày nay. Dải sahel nhận được khoảng 150–500 mm (6–20 inch) mưa mỗi năm, chủ yếu là trong thời kỳ gió mùa (tháng 6 tới tháng 9 hàng năm) nhưng phân bố không đều. Ở phía bắc lượng mưa có khi chỉ đạt tới 20 mm. Mùa khô kéo dài cùng với nhiệt độ trung bình cao (trên 20°C) làm gia tăng tốc độ thoát hơi nước. Khu vực sahel nằm trong khu vực nhiệt đới của các thay đổi khí hậu, nghĩa là có sự thay đổi từ mùa khô sang mùa mưa và ngược lại. Tuy nhiên, sự dịch chuyển này là không đều. Điều này được thể hiện trong sự kéo dài của mùa khô tới 10 tháng. Thời kỳ khô hạn kéo dài được thay đổi bằng mùa mưa ngắn thoảng qua.

Sự lưu thông của gió mậu dịchgió mùa đóng vai trò quan trọng trong khu vực sahel[1]

Trong mùa đông (mùa khô) đới lặng gió xích đạo (ITCZ) di chuyển xuống tới gần 25° vĩ nam. Để cân bằng thì các luồng gió giữa vùng áp cao Azores và vùng áp thấp của đới lặng gió là gió mậu dịch theo hướng đông bắc-tây nam, vì thế khu vực sahel bị khô hạn trong mùa đông.

Trong mùa hè (mùa mưa) ITCZ dịch chuyển lên tới tối đa khoảng 18-20° vĩ bắc, dù rất hiếm khi như vậy. Để cân bằng thì các luồng gió giữa vùng áp cao cận nhiệt đới (vùng áp cao Azores) và ITCZ là gió mậu dịch hướng đông nam-tây bắc. Gió mậu dịch đông nam là gió ẩm do nó lấy hơi ẩm trên Đại Tây Dương. Khi ITCZ chuyển dịch lên phía bắc thì có nhiều hơn các khối không khí ẩm có thể tới được khu vực sahel. Do sự dịch chuyển không đều đặn của ITCZ nên trong khu vực này lượng mưa là không đồng đều. Dải sahel nằm trong khoảng xấp xỉ 11-20° vĩ bắc, nghĩa là nếu ITCZ chuyển dịch tới 18-20° vĩ bắc thì nó sẽ gây mưa trong toàn bộ khu vực sahel. Ngược lại, nếu ITCZ chỉ bị hãm quanh vùng xích đạo thì toàn bộ khối không khí ẩm của gió đông nam cũng bị hãm trong khu vực đó và sahel khi đó sẽ bị khô hạn một phần hay toàn bộ, do khi đó gió thịnh hành lại là gió mậu dịch đông bắc.

Hiện tượng này cũng là sự giải thích cho sa mạc Sahara rộng lớn, nằm ở phía bắc khu vực sahel. Vùng áp thấp xích đạo không bao giờ vượt quá 18-20° vĩ bắc, làm chô khu vực trong khoảng vĩ độ nói trên và 30 vĩ bắc chỉ có gió mậu dịch theo hướng đông bắc-tây nam trong cả năm và vì thế mà không có mưa.

Lượng mưa thay đổi mạnh theo từng năm và theo từng thập kỷ. Các cản trở lớn nhất đối với hiệu quả sản xuất của đất trong dải sahel là nước và độ màu mỡ của đất. Đất trong dải sahel chủ yếu là đất chua (với kết quả là độc tính nhôm đối với thực vật) rất nghèo nitơphôtphat.

Người ta nhận thấy có sự tương quan lớn giữa lượng mưa trong dải sahel với cường độ hoạt động của các trận bão tại khu vực Đại Tây Dương cận kề[2].

Di chuyển đàn gia súc

Theo truyền thống, phần lớn các dân tộc sinh sống trong khu vực sahel là các bộ lạc bán du cư với nghề nghiệp chủ yếu là gieo trồng cây lương thực và chăn nuôi gia súc trong một hệ thống gọi nôm na là di chuyển đàn gia súc, và đây có lẽ là cách thức phù hợp nhất trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của khu vực này. Khác biệt giữa vùng phía bắc khô hạn nhưng với hàm lượng dinh dưỡng cao của đất và cỏ với khu vực phía nam ẩm ướt hơn được tận dụng tối đa sao cho các đàn gia súc sẽ gặm cỏ tại khu vực phía bắc trong mùa ẩm và chúng cần được di chuyển vài trăm kilômét về phía nam để tìm kiếm thức ăn dồi dào hơn nhưng nghèo dinh dưỡng hơn trong mùa khô. Sự định cư vĩnh cửu cũng như sinh hoạt nông thôn ngày càng gia tăng tại các khu vực màu mỡ là nguồn gốc của các xung đột với truyền thống chăn thả du cư.

Khô hạn

Năm 1914, tại khu vực sahel đã diễn ra một vụ khô hạn lớn, do lượng mưa thấp hơn so với mức trung bình và nó đã dẫn tới nạn đói kém mất mùa trên một quy mô lớn. Trong thập niên 1960 thì người ta đã ghi nhận sự gia tăng lượng mưa trong khu vực, làm cho khu vực khô cằn phía bắc trở nên dễ tiếp cận hơn. Khi đó đã có những nỗ lực do các chính quyền hỗ trợ để di chuyển nhiều người lên phía bắc và khi thời kỳ khô hạn kéo dài từ năm 1968 tới năm 1974 diễn ra thì việc chăn thả gia súc tại đây nhanh chóng trở thành không phù hợp nữa. Giống như vụ khô hạn năm 1914, điều này cũng dẫn tới nạn đói ở quy mô lớn, nhưng lần này tác động của nó không mạnh như trước do có sự trợ giúp nhanh chóng của quốc tế. Thảm họa đói kém này cũng là tiền đề dẫn tới sự thành lập Quỹ quốc tế phát triển nông nghiệp (IFAD) của Liên hiệp quốc năm 1977.

Kinh tế

Trồng trọt

Người nông dân trong khu vực sahel chủ yếu là trồng , lạc nhưng cũng trồng cả sắnkhoai lang để tự cung tự cấp. Sau một vài năm họ lại chuyển tới các vùng đất trồng mới, tuy nhiên, do sự gia tăng dân số lớn tại khu vực phía bắc, nơi mà việc canh tác nông nghiệp của họ đã vượt quá khả năng của vùng đất khô cằn nên nhu cầu vê các hệ thống tưới tiêu nước là rất cần thiết.

Chăn nuôi

Đứng hàng thứ hai về tầm quan trọng trong nông nghiệp của khu vực sahel là chăn thả gia súc, trong đó chủ yếu là . Người dân chủ yếu làm gia tăng năng suất của đàn gia súc bằng cách thức gia tăng số đầu con chứ chưa quan tâm tới việc cải tạo và nâng cao phẩm chất con giống. Điều này dẫn tới số lượng gia súc tăng quá nhanh và chúng tìm kiếm mọi nguồn thức ăn có thể, kể cả rễ cây. Quá trình này cũng là một yếu tố dẫn tới sự tái sa mạc hóa đất đai. Ngoài ra, những người nông dân cũng dựa trên tính chu kỳ của mưa, các điều kiện thuận lợi để phục hồi và phát triển các bãi chăn thả, để đưa gia súc của mình tới. Điều này làm cho việc chăn thả trở thành quá mức và làm cho các loài cỏ không kịp phục hồi, làm cho đất không kịp phục hồi do lượng nước tiểu và phân gia súc quá lớn chưa kịp biến đổi sang dạng thích hợp cho sự phục hồi đất và cây cỏ. Nhiều cây gỗ cũng bị khô héo đi do dê vặt trụi lá và vỏ cây.

Nguồn nước

Trong khu vực sahel có các sông chính sau: sông Niger, Chari, Nin, Volta Trắng, Volta Đen, Komadugo, Salamat, Sokoto, Bani, Logon, Benue. Các hồ lớn có hồ Chad, hồ Kainji-Stausee.

Xem thêm

Tham khảo