Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bùi Dương Lịch”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 16: Dòng 16:


Thơ Bùi Dương Lịch có tập thơ với 52 bài (có thể chưa thu thập đủ), tạm chia làm 3 phần, thơ vịnh cảnh, thơ vịnh phong thổ và thơ tự sự, cảm tác.
Thơ Bùi Dương Lịch có tập thơ với 52 bài (có thể chưa thu thập đủ), tạm chia làm 3 phần, thơ vịnh cảnh, thơ vịnh phong thổ và thơ tự sự, cảm tác.

==Xem thêm==
*[[Lê quý dật sử]]


==Liên kết ngoài==
==Liên kết ngoài==

Phiên bản lúc 01:50, ngày 14 tháng 10 năm 2010

Bùi Dương Lịch (17571828) là một nhà văn hóa, nhà nghiên cứu và danh sĩ Việt Nam thời Lê mạt, Tây Sơnnhà Nguyễn.

Tiểu sử

Bùi Dương Lịch hiệu Ốc Lậu, Thạch Phu, tự là Tồn Thành, Tồn Trai, quê ở làng An Toàn, huyện La Sơn, trấn Nghệ An (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh).

Ông đỗ Hương cống năm 17 tuổi, đỗ Hoàng giáp năm 30 tuổi. Khi làm quan, ông có hơn một năm dịch sách ở Viện Sùng Chính (1792–1793). Từ năm 1805 đến năm 1812 làm đốc học Nghệ An và Phó đốc học trường Giám ở Huế. Năm 1813 ông xin từ quan về dạy học ở Xứ Nghệ

Cống hiến

Cống hiến lớn của Bùi Dương Lịch là dạy học và sáng tác.

Vào những năm đầu, ông vừa dạy học vừa tập bài ở kinh kỳ. Theo gia phả, học trò ông đông đến ngoài nghìn, trong số đó, trên 300 người, cao thấp khác nhau đều có đỗ đạt. Ngụy Khắc Thận, quê Nghi Xuân, đỗ cử nhân, Ngụy Khắc Tuần là học trò vừa là con rể ông, đỗ tiến sĩ, Bùi Thức Kiên, con trai ông, đỗ Hoàng giáp... Là nhà mô phạm, ông rất coi trọng việc "tề gia", một trong những mục tiêu trọng yếu đầu tiên của Nho giáo.

Sáng tác của ông bao gồm nhiều lĩnh vực: văn học, thơ, giáo khoa, lịch sử, địa chí... như Ốc lậu thoại thi văn, Bùi Tồn Trai trường tập biểu, Bùi gia huấn hài, Lê Quý dật sử, Yên Hội thôn chí, Nghệ An phong thổ ký, Nghệ An chí và Nghệ An ký...

Bùi Dương Lịch là người đã có công lớn đặt nền móng cho phương pháp biên soạn sách địa chí.

Thơ Bùi Dương Lịch có tập thơ với 52 bài (có thể chưa thu thập đủ), tạm chia làm 3 phần, thơ vịnh cảnh, thơ vịnh phong thổ và thơ tự sự, cảm tác.

Xem thêm

Liên kết ngoài