Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sông Công (thành phố)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 3444387 của 113.168.184.67 (Thảo luận). Sửa trạng thái hiển thị là đc, sao lại xóa bản mẫu!
Dòng 59: Dòng 59:
*[[Chùa Tân Quang]]. Hội chùa vào ngày [[10 tháng 1]] hằng năm.
*[[Chùa Tân Quang]]. Hội chùa vào ngày [[10 tháng 1]] hằng năm.
*[[Chùa Cải Đan]]. Hàng năm chùa có hội vào ngày [[3 tháng 1]] (âm lịch]
*[[Chùa Cải Đan]]. Hàng năm chùa có hội vào ngày [[3 tháng 1]] (âm lịch]
*[[Chùa Phố Cò]] hay là [[đền Phố Cò]]. Mở hội vào ngày [[10 tháng 10]] ( âm lịch) *[[chua luong Chau]] nam trong phuong Luong Chau,ngoi chua rat noi tieng.Hoi chua duoc to chuc vao mong 1,15 va tet nguyen dan hang nam {am lich}
*[[Chùa Phố Cò]] hay là [[đền Phố Cò]]. Mở hội vào ngày [[10 tháng 10]] ( âm lịch)

== Giáo dục ==
== Giáo dục ==
* Trên địa bàn mỗi phường, xã thuộc thị xã đều có một trường tiểu học.
* Trên địa bàn mỗi phường, xã thuộc thị xã đều có một trường tiểu học.

Phiên bản lúc 03:20, ngày 16 tháng 10 năm 2010

Bản mẫu:Huyện Việt Nam Sông Côngthị xã duy nhất của tỉnh Thái Nguyên. Thị xã Sông Công được thành lập trên cơ sở thị trấn Mỏ Chè, các xã Cải Đan, Tân Quang và Bá Xuyên của huyện Phổ Yên theo quyết định số 113/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam[1]

Năm 1999, thị xã Sông Công thành lập phường Phố Còxã Vinh Sơn theo Nghị định số 18/1999/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam. Cũng theo quyết định này, xã Cải Đan đổi thành phường Cải Đan, xã Bình Sơn thuộc huyện Phổ Yên chuyển về thị xã Sông Công quản lý.[2]

Địa lý

Thị xã Sông Công giáp thành phố Thái Nguyên về phía bắc; giáp huyện Phổ Yên về phía Nam. Hướng Đông và Tây giáp thành phố Thái Nguyênhuyện Phổ Yên. Thị xã có vị trí khá thuận lợi: cách thủ đô Hà Nội 65 km về phía Bắc, cách thành phố Thái Nguyên 15 km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45 km, cách hồ Núi Cốc 17 km.

Địa hình

Địa hình tương đối bằng phẳng, mang đặc điểm của miền trung du, nền dốc dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, có nhiều ngọn cao vài trăm mét. Nơi cao nhất trong khu vực nội thị là ngọn núi Tảo (54 m), cao độ nền trung bình thường ở mức 15 - 17 m.

Khí hậu

Thị xã Sông Công thuộc vùng trung du Bắc Bộ.

  • Nhiệt độ không khí trung bình 23°C, nhiệt độ tháng cao nhất là 28°C, nhiệt độ tháng thấp nhất là 16,1°C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,4°C và nhiệt độ thấp tuyệt đối là 3°C
  • Độ ẩm trung bình năm (%): 82%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 86%, độ ẩm trung bình tháng thấp nhất là 78%, độ ẩm thấp tuyệt đối là 16%.
  • Lượng mưa trung bình hàng năm là 2168 mm, số ngày mưa hàng năm là 142 ngày, lượng mưa tháng lớn nhất là 443 mm, lượng mưa tháng nhỏ nhất 22 mm, số ngày mưa trên 50 mm là 12 ngày, số ngày mưa trên 100 mm là 2-3 ngày, lượng mưa ngày lớn nhất là 353 mm, lượng mưa tháng lớn nhất là 1103 mm, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa đến cuối mùa và đạt tới mức lớn nhất vào tháng 8.

Thủy văn

Dòng Sông Công nhìn từ trên cầu treo

Sông Công bắt nguồn từ vùng Đèo Khế, tỉnh Thái Nguyên, chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Sau khi ra khỏi hồ Núi Cốc ở phía Tây thành phố Thái Nguyên, nó chia thành hai nhánh. Nhánh chính chảy qua trung tâm thị xã Sông Công, qua huyện Phổ Yên để hội lưu với sông Cầu từ bên phải tại ranh giới ba xã Thuận Thành (huyện Phổ Yên), Trung Giã (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) và Hợp Thịnh (huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang). Nhánh phụ nhỏ hơn chảy qua phía Bắc thị xã Sông Công, huyện Phú Bình rồi chảy vào huyện Phổ Yên để nối với sông Cầu tại ranh giới ba xã Tân Phú, Thuận Thành (huyện Phổ Yên), Đại Thành (huyện Hiệp Hòa).

Sông này dài 96 km. Diện tích lưu vực 951 km², cao trung bình 224 m, độ dốc trung bình 27,3%, mật độ sông suối 1,20 km/km². Tổng lượng nước 0,794 km³ ứng với lưu lượng trung bình năm 25 m³/s, môđun dòng chảy năm 26 l/s.km². Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 74,7% lượng nước cả năm; tháng 8 có lượng dòng chảy lớn nhất chiếm 19,30% lượng nước cả năm; tháng cạn kiệt nhất chiếm 1,8% lượng nước cả năm.

Địa chất

  • Vùng Gò Đầm có nền đất tốt, cường độ chịu lực R = 2-2,5 Kg/cm^2
  • Vùng ven sông địa hình lòng chảo có cường độ chịu lực thấp hơn R = 1-1,5 Kg/cm^2
  • Mực nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 4-5 m.

Lịch sử

Nhân dân Thị xã Sông Công luôn tự hào với truyền thống lịch sử vẻ vang của mình. Trong các cuộc kháng chiến chống sự xâm lược của phong kiến phương Bắc trước đây đều có sự tham gia tích cực của nhân dân Thị xã Sông Công. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta nhân dân thị xã đã tích cực hưởng ứng cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế năm 1886khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917. [3]

Căng (camp:trại) Bá Vân được xây dựng khoảng năm 1941 nằm ở trung tâm xã Bình Sơn. Từ đầu năm 1942, thực dân Pháp đưa gần 200 tù chính trị, phần lớn là các chiến sĩ cộng sản từ Bắc Mê và nhà tù Sơn La về giam giữ tại Bá Vân. Hiện tại có nhà bia di tích Căng Bá Vân - Bình Sơn.

Hiện nay, thị xã Sông Công đang gấp rút hoàn thành hồ sơ trình lên thủ tướng chính phủ đề nghị công nhận Sông Công là thành phố loại 3

Hành chính

Bản mẫu:Thị xã Sông Công

Văn hóa

Trên địa bàn thị xã có một số ngôi chùa :

Giáo dục

Du lịch

Kinh tế

Khu công nghiệp Sông Công thuộc thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Khu công nghiệp Sông Công là một trong những công trình trọng điểm. Dự án khả thi xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Sông Công được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt số: 181 ngày 01/9/1999. Diện tích theo quy hoạch tổng thể: 320 ha; diện tích giai đoạn I: 70 ha.

Liên kết ngoài

Chú thích

Bản mẫu:Các huyện thị thuộc tỉnh Thái Nguyên Bản mẫu:Huyện thị Đông Bắc Bộ