Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Thành Tổ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
SieBot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: zh-yue:明成祖
bỏ "Nguyễn An"
Dòng 78: Dòng 78:


==== Dời đô về Yên Kinh ====
==== Dời đô về Yên Kinh ====
Sau khi giành được ngôi báu, Minh Thành Tổ quyết định dời đô từ [[Nam Kinh]] ở Kim Lăng về [[Bắc Kinh]] (Yên Kinh). [[Nguyễn An]], một người thợ Đại Ngu bị bắt về Trung Quốc trong cuộc chiến 1407, chính là người thiết kế và xây cất thành Bắc Kinh.
Sau khi giành được ngôi báu, Minh Thành Tổ quyết định dời đô từ [[Nam Kinh]] ở Kim Lăng về [[Bắc Kinh]] (Yên Kinh).


Trước kia, triều đình [[nhà Nguyên]] đã trùng tu ngôi thành này với không ít tốn kém. Nhà Nguyên sụp đổ rồi, Minh Thành Tổ tiếp tục công việc trung tu thành Yên Kinh. Dưới triều đại ông, ngôi thành này còn được mở rộng hơn trước. Đến thời hiện đại, thành phố này vẫn còn là trung tâm của nền văn minh Trung Quốc. Thành Yên Kinh có độ lớn hơn hẳn cố đô Nam Kinh.
Trước kia, triều đình [[nhà Nguyên]] đã trùng tu ngôi thành này với không ít tốn kém. Nhà Nguyên sụp đổ rồi, Minh Thành Tổ tiếp tục công việc trung tu thành Yên Kinh. Dưới triều đại ông, ngôi thành này còn được mở rộng hơn trước. Đến thời hiện đại, thành phố này vẫn còn là trung tâm của nền văn minh Trung Quốc. Thành Yên Kinh có độ lớn hơn hẳn cố đô Nam Kinh.

Phiên bản lúc 09:05, ngày 16 tháng 10 năm 2010

Minh Thành Tổ
明成祖
Hoàng đế Trung Hoa
Hoàng đế nhà Minh
Trị vì17 tháng 7, 140212 tháng 8, 1424
(22 năm, 26 ngày)[1]
Tiền nhiệmMinh Huệ Đế
Kế nhiệmMinh Nhân Tông
Thông tin chung
Sinh2 tháng 5 năm 1360
Mất12 tháng 8 năm 1424(1424-08-12) (64 tuổi)
Trung Quốc
An tángTrường lăng (長陵)
Hậu duệ
Tên thật
Chu Lệ (hay Đệ) (朱棣)
Niên hiệu
Vĩnh Lạc (永樂)
Thụy hiệu
Khải thiên Hoằng đạo Cao minh
Triệu vận Thánh vũ Thần công
Thuần nhân Chí hiếu Văn hoàng đế
啓天弘道高明肇運聖武神功純仁
至孝文皇帝
Miếu hiệu
Thái Tông
Thành Tổ
Tước hiệuHoàng đế
Triều đạiNhà Minh (明)
Thân phụMinh Thái Tổ
Thân mẫuMã hoàng hậu

Minh Thành Tổ (chữ Hán: 明成祖) hay Minh Thái Tông (明太宗),[2] (2 tháng 5 năm 1360 (17 tháng 4 năm Nguyên Chí Chính thứ 20) – 12 tháng 8 năm 1424 (17 tháng 7 năm Minh Vĩnh Lạc thứ 22)) là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Vĩnh Lạc Đế là tên gọi theo niên hiệu Vĩnh Lạc (永樂) của ông. Tên thật của ông là Chu Lệ (hay Đệ) (朱棣), thụy hiệuVăn Đế (文帝). Ông soán ngôi Minh Huệ Đế và cai trị từ năm 1402 – 1424, được xem là “Người sáng lập thứ hai của nhà Minh”.[3] Ông được xem là vị Hoàng đế kiệt xuất của triều Minh, đồng thời là một trong những vị vua lỗi lạc của Trung Quốc.

Lên ngôi

Chu Lệ là con trai thứ tư của vua Minh Thái Tổ, tức Chu Nguyên Chương. Ông đã được vua cha phong làm Yên vương cai quản vùng xung quanh Bắc Kinh (vùng đất thuộc nước Yên thời Chiến Quốc). Vào năm 1398, Minh Thái Tổ qua đời, do Hoàng thái tử Chu Tiêu chết sớm nên con của Thái tử là Chu Doãn Văn lên ngôi, tức là Minh Huệ Đế.

Năm xưa, những nước chư hầu hùng mạnh từng nổi dậy chống triều đại Tây Hán, được gọi là Loạn 7 nước. Vua Huệ Đế không muốn chuyện này sẽ xảy ra. Vì thế, nhà vua đã họp với hai Thân vương về phương pháp xử lý vấn đề này. Nhà vua đã cách chức một số vua chư hầu, thậm chí một số vua khác bị hành quyết.[4]

Yên vương Chu Lệ là một người có tài cầm quân, dưới quyền ông có không ít quân sĩ. Ông cảm thấy mình bị Triều đình theo dõi ngắt ngao, và lo sợ rằng bản thân mình cũng sẽ bị vua Minh hành hình, giống như một số vua chư hầu nêu trên. Ngoài ra, Chu Lê còn nhân dịp này để phát động đảo chính. Ông bèn ra quân tiến công kinh thành, và gọi đạo quân đó là tĩnh nạn (tức quân ngăn ngừa tai họa với nhà vua), nhằm "tiêu diệt hai thân vương" nêu trên - những người đã “gây tai họa”.[4]

Trước đây, vua Minh Thái Tổ đã hạ sát không ít cận tướng của mình. Do đó, Triều đình Huệ Đế không có một vị tướng giỏi nào để đánh "quân tĩnh nạn". Cuộc đảo chính thành công, quân tĩnh nạn đại thắng. Minh Huệ Đế bèn cứ sứ thần đến cầu hòa với Yên vương, nhưng không đem lại kết quả tốt đẹp gì cả. Hoàng cung bị đốt cháy, người ta không rõ số phận của nhà vua sẽ ra sao. Theo ghi nhận của học giả Nguyễn Hiến Lê ghi nhận, có người cho rằng Huệ Đế đã đi qua một đường hầm tháo chạy về phía Nam. Theo một tài liệu khác, cựu hoàng nhà Minh khi chạy về phía Nam, đã xuống tóc làm Hòa thượng.[4]

Năm 1402, Chu Lệ trở thành Hoàng đế Minh Thành Tổ, ngày 23 tháng 1 năm 1403 ông đặt niên hiệu là Vĩnh Lạc.

Cai trị

Đối nội

Tượng Minh Thành Tổ.

Giết Phương Hiếu Nhụ

Không khác với vua cha, Minh Thành Tổ là một vị vua hung bạo. Ông đã hành quyết không ít quan lại của cựu hoàng Huệ Đế. Nhiều người không liên quan trực tiếp đến vụ đảo chính cũng bị vạ lây. Thế nhưng, bên cạnh đó, ông hạ lệnh cho Văn học Bác sĩ triều Minh là Phương Hiếu Nhụ soạn tờ “chiếu lên ngôi”, để chính thống hóa việc lên ngôi của mình.

Ngay từ khi Yên vương ra quân tấn công Triều đình, một vị hòa thượng có lời nhắc ông:

"Phương Hiếu Nhụ tất không hàng đâu, nhưng xin ông đừng giết. Giết Nhụ thì cái nòi đọc sách[5] trong thiên hạ sẽ tuyệt mất".[4]

Yên vương đã làm theo lời của vị sư. Ông gặp Hiếu Nhụ, và an ủi:

"Tiên sinh đừng làm khổ thân, tôi chỉ muốn theo Chu Công mà giúp Thành Vương đấy thôi".[6]

Phương Hiếu Nhụ thắc mắc:

"Thành vương ở đâu?"

Ông đáp:

"Hắn tự thiêu chết rồi".

Hiếu Nhụ lại hỏi:

"Thế sao không lập con Thành vương?"

Yên vương nói tiếp:

"Đó là việc trong nhà Trẫm".[4]

Sau đó, Thành Tổ sai người đem tờ giấy và cây bút trao cho Phương Hiếu Nhụ:

"Thảo tờ chiếu để ban bố cho thiên hạ, không nhờ tiên sinh thì không được".

Tuy nhiên, Phương Hiếu Nhụ không sợ. Nhụ quẳng luôn chiếc bút xuống đất, và đáp:

"Chết thì chết, không chịu thảo".[4]

Trước sự chống trả của Phương Hiếu Như, Minh Thành Tổ bực mình. Phương Hiếu Nhụ bị phe cánh của Thành Tổ xử phanh thây ngay giữa nơi chợ búa.[7] Nhụ chết, vợ và con Hiếu Nhụ đều tự tử. Tệ hại hơn nữa, có đến hàng trăm người thân và bạn hữu của Hiếu Nhụ bị phe cánh của Thành Tổ hành quyết.[4]

Dời đô về Yên Kinh

Sau khi giành được ngôi báu, Minh Thành Tổ quyết định dời đô từ Nam Kinh ở Kim Lăng về Bắc Kinh (Yên Kinh).

Trước kia, triều đình nhà Nguyên đã trùng tu ngôi thành này với không ít tốn kém. Nhà Nguyên sụp đổ rồi, Minh Thành Tổ tiếp tục công việc trung tu thành Yên Kinh. Dưới triều đại ông, ngôi thành này còn được mở rộng hơn trước. Đến thời hiện đại, thành phố này vẫn còn là trung tâm của nền văn minh Trung Quốc. Thành Yên Kinh có độ lớn hơn hẳn cố đô Nam Kinh.

Ngôi thành của cựu triều đã bị Thành Tổ hủy hoại. Nhà vua xây cất một tòa thành mới - một ngôi thành vuông vức với chu vi trên 21 cây số, tường cao 13 thước, tất cả có chín cánh cửa lớn.[4]

Thành tựu về văn hóa

Trong các năm 1403 đến 1408, Minh Thành Tổ cho soạn bộ sách Vĩnh Lạc đại điển. Đây là một bộ bách khoa toàn thư đầu tiên và đồ sộ của Trung Quốc.

Đối ngoại

Người Trung Quốc ra hải ngoại

Dưới thời Minh Thành Tổ, Trung Quốc trở thành một quốc gia cường thịnh. Khác với nhà Nguyên chủ trương hướng vào lục địa, nhà Minh từ thời Minh Thành Tổ thực hiện một chính sách hướng ra đại dương, mở mang thám hiểmthương mại bằng cách tổ chức các đội thuyền buôn cực lớn hoạt động ở Thái Bình DươngẤn Độ Dương, do đô đốc Trịnh Hòa chỉ huy. Người Trung Quốc còn cạnh tranh thương mại với người Ả Rập vốn cũng đang làm chủ vịnh Bengal.

Đánh Mông Cổ

Sau khi lên ngôi, ông đặt kinh đô tại vị trí kinh đô cũ Yên Kinh của nhà Nguyên, xây dựng lại hệ thống Vạn lý trường thành, làm cơ sở chinh phạt quân Mông Cổ

Ông noi theo chính sách đối ngoại của nhà Hán năm xưa. Ông vừa dùng vũ lực, vừa vỗ về, vừa dùng ngoại giao để chia rẽ các bộ lạc du mục, chủ ý để phá thế mạnh của Mông Cổ.

Thành Tổ đã nhiều lần chiêu dụ người Mông, nhưng họ chưa phục. Vì thế, có lần ông sai một viên tướng đi đánh nhưng thất bại, phải rút về. Sau Thành Tổ phải thân chinh đánh dẹp. Năm 1410 ông đem 100.000 quân với 30.000 cỗ xe chở lương thực, quân nhu, và một số tặng vật để lấy lòng người Olrat, mà yêu cầu họ trung lập. Quân Mông đại bại trong cuộc chiến này, tuy nhiên sau đó họ phục hồi và chống lại. Minh Thành Tổ phải thân chinh ba lần nữa, một lần - năm 1422 - ông dẫn một đoàn quân 235.000 người 117.000 cỗ xe, mỗi cỗ hai con lừa.[4] Quân Mông Cổ trốn thoát về phía Tây, quân Minh cướp bóc được rất nhiều rồi trở về. Hai cuộc chiến sau, 1423 và 1424, kết quả cũng như vậy, và trong cuộc chiến cuối ông thình lình mất.[4]

Đánh Đại Ngu (Việt Nam)

Về phía Nam, Thành Tổ cũng quan tâm mở mang bờ cõi. Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần và đổi quốc hiệu sang Đại Ngu, con là Hồ Hán Thương sang dâng biểu nhà Minh, nói là nhà Trần hết người, Thương là cháu ngoại lên thay, được Thành Tổ phong làm An Nam Quốc vương. Sau đó, một người tên Trần Thiêm Bình tự nhận là con vua Trần Nghệ Tông qua tâu rõ tình hình và xin binh phục thù. Minh Thành Tổ cho sứ sang trách, họ Hồ dâng biểu tạ tội.[4] Thành Tổ cho 5000 quân đưa Thiêm Bình về nước, đến Chi Lăng, quân nhà Hồ đánh bại quân Minh, bắt và giết Thiêm Bình.[4]

Sau sự kiện trên, ông đã sai các tướng Chu Năng, Trương Phụ, Mộc Thạnh cầm đầu đoàn quân viễn chính sang xâm chiếm Đại Ngu, đã đánh bại nhà Hồ và bắt cha con Quý Ly đưa về Trung Quốc, sau khi nhà Hồ sụp đổ, ông đã đặt Bố chính ti để cai trị đất Đại Việt

Khi đoàn quân viễn chinh sắp lên đường, Thành Tổ ra lệnh cho tướng Chu Năng:

Câu nói trên cho thấy chính sách tàn bạo hủy diệt văn hóa của nhà Minh đối với nước Nam.

Quý tộc nhà Trần bất bình, phất cờ khởi nghĩa, lập nên nhà Hậu Trần. Minh Thành Tổ phái Trương Phụ qua đánh lần nữa (1413) mới dẹp được.[4] Vua Trần Trùng Quang tự vẫn trong khi bị giải về Trung Quốc.

Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, được Nguyễn Trãi giúp. Sau 10 khởi nghĩa, quân Lam Sơn đánh đuổi quân Minh (1427). Tuy nhiên, Minh Thành Tổ đã mất trước đó (1424).[4]

Qua đời

Ngày 1 tháng 4 năm 1424, Minh Thành Tổ phát động chiến dịch lớn của sa mạc Gobi để tiêu diệt các đạo quân Mông Cổ quấy phá. Ngày 12 tháng 8 năm 1424, Thành Tổ đột ngột qua đời hưởng thọ 65 tuổi ,[4]. Ông được an táng ở Trường lăng, ngôi mộ chính giữa và lớn nhất trong Minh thập tam lăng (明十三陵).

Thái tử Chu Cao Sí lên thay, tức là Minh Nhân Tông (Hồng Hi Đế - 1424–1425).

Gia đình

Hậu phi

Con cái

Trai

Gái

Xem thêm

Tham khảo

  • Cuốn Lịch sử thế giới tập II, của Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang.
  • Nguyễn Hiến Lê (1997), Sử Trung Quốc, Chương VII (2): Huệ đế - Loạn tĩnh nạn - Thành Tổ (1403 – 1424).
  • Atwell, William S. "Time, Money, and the Weather: Ming China and the "Great Depression" of the Mid-Fifteenth Century," The Journal of Asian Studies (Volume 61, Number 1, 2002): 83-113.

Chú thích

  1. ^ Ghi chú chung: Ngày tháng tại đây tính theo lịch Julius. Nó không phải là lịch Gregory đón trước.
  2. ^ Miếu hiệu là Thái Tông, sau được Hoàng đế Minh Thế Tông đổi thành Thành Tổ.
  3. ^ Atwell (2002), 84.
  4. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p Nguyễn Hiến Lê (1997) "Sử Trung Quốc", Chương VII (2)
  5. ^ Ý nói những Nho sĩ.
  6. ^ Chu Công Đán là em của vua Chu Vũ Vương. Khi vua Thành Vương chưa được trưởng thành, Chu Công Đán đứng ra chấp chính. Trong khi đó Yên vương Lệ tự coi ông nnhư Chu Công và cháu mình là Huệ Đế như Thành Vương của triều đại nhà Chu.( theo chú thích trong Sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê)
  7. ^ Theo một tài liệu khác, Thành Tổ nói ông sẽ hành quyết chín họ Phương Hiếu Nhụ. Hiếu Nhụ không sợ và: Giết cả mười họ cũng chẳng sao. Sau đó, Thành Tổ cho người tru di luôn chín họ của Hiếu Nhụ.