Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Họ Cỏ chổi”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n robot Thêm: nv:Łeeʼdoolʼeezí
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 91: Dòng 91:
* ''[[Platypholis]]''
* ''[[Platypholis]]''
* ''[[Radamaea]]''
* ''[[Radamaea]]''
* ''[[Rehmania]]''<ref>Zhi Xia, Yin-Zheng Wang, James F. Smith, [http://www.amjbot.org/cgi/content/full/96/2/519 Familial placement and relations of Rehmannia and Triaenophora (Scrophulariaceae s.l.) inferred from five gene regions], ''American Journal of Botany''. 2009; 96:519-530.</ref>
* ''[[Rhamphicarpa]]''
* ''[[Rhamphicarpa]]''
* ''[[Rhaphispermum]]''
* ''[[Rhaphispermum]]''
Dòng 105: Dòng 106:
* ''[[Triphysaria]]''?: Trực quả thảo
* ''[[Triphysaria]]''?: Trực quả thảo
* ''[[Xylanche]]'': Đinh tọa thảo
* ''[[Xylanche]]'': Đinh tọa thảo
* ''[[Xylocalyx]]''
* ''[[Xylocalyx]]''

==Ghi chú==
{{Commons|Category:Orobanchaceae}}
{{Commons|Category:Orobanchaceae}}
{{Commonscat|Orobanchaceae}}
{{Commonscat|Orobanchaceae}}
{{reflist}}


[[Thể loại:Bộ Hoa môi|Cỏ chổi, họ]]
[[Thể loại:Bộ Hoa môi|Cỏ chổi, họ]]

Phiên bản lúc 12:57, ngày 28 tháng 10 năm 2010

Họ Cỏ chổi
Orobanche purpurea
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Lamiales
Họ (familia)Orobanchaceae
Các chi
Xem văn bản.

Orobanchaceae, danh pháp khoa học của một họ thực vật có hoa, trong tiếng Việt gọi là họ Cỏ chổi hoặc họ Lệ dương, thuộc bộ Hoa môi (Lamiales), với khoảng 69 chi và trên 2.000 loài. Nhiều chi trong họ này trước đây đã được đưa vào trong họ Huyền sâm (Scrophulariaceae) nghĩa rộng. Tất cả các chi trong họ này cùng nhau tạo ra một nhóm đơn ngành và tạo thành một họ riêng biệt.

Đây là một họ phổ biến rộng khắp trên toàn thế giới, ngoại trừ Nam Mỹ, các khu vực thuộc AustraliaNew Zealand. Họ này chủ yếu tìm thấy tại khu vực ôn đới của đại lục Á-Âu và chỉ có rất ít loài thuộc về vùng nhiệt đới châu Phichâu Mỹ.

Các loài thực vật này là ký sinh toàn phần hoặc bán ký sinh, chúng là các loại thực vật thân thảo một năm hay lâu năm sống trên rễ của các cây chủ. Các loài ký sinh toàn phần không có chất diệp lục (chlorophyll) và không tự thực hiện công việc quang hợp. Các loài bán ký sinh (được chuyển từ họ Scrophulariaceae) có khả năng quang hợp, trong khi có thể sống ký sinh.

Chỉ có một số ít loài có hệ thống bộ rễ lớn. Ở phần lớn các loài có các rễ ngắn và phồng to hay một cơ quan phồng to, thuộc dạng đơn hay hợp. Các rễ này gắn vào cây chủ bằng các giác mút có móc để chuyển các chất dinh dưỡng từ cây chủ sang chúng.

Chúng có các lá suy giảm không có cuống, trông giống như các vảy mọng nước. Các vảy nhỏ mọc so le này thuộc dạng lá đơn, hình mác, thuôn dài hay bầu dục.

Các hoa lưỡng tính là loại đối xứng hai bên và mọc thành cành hay cụm hoa hoặc mọc đơn trên đỉnh ngọn của thân cây thanh mảnh. Đài hoa hình ống được tạo thành từ 2-5 cánh hợp nhất. Năm cánh hoa hai môi hợp nhất tạo thành tràng hoa. Môi trên là loại 2 thùy, môi dưới là 3 thùy. Có hai nhị hoa dài và hai nhị hoa ngắn trên các chỉ nhị thanh mảnh, lồng vào phía dưới của ống tràng hoa giữa hay ở gốc của tràng hoa, mọc so le với các thùy của ống. Nhị hoa thứ năm hoặc là vô sinh hoặc là không có. Các bao phấn nứt ra theo các khe hở dọc. Nhụy hoa là một tế bào. Bầu nhụy hoa lớn. Hoa được thụ phấn nhờ côn trùng.

Quả của chúng là loại quả nang dễ nứt, không có cùi thịt, một ngăn với nhiều hạt rất nhỏ có nội nhũ. Chúng được gió phát tán đi xa, làm gia tăng cơ hội tìm thấy cây chủ mới của chúng.

Các loài cây này có màu ánh vàng, ánh nâu, ánh tía, hoặc trắng nhưng không có màu lục, ngoại trừ một vài loài bán ký sinh.

Họ này không có giá trị kinh tế, thậm chí một vài loài còn là nguy hiểm cho các loại cây trồng.

Cistanche phelypaea
Bellardia trixago

Các chi

Lathraea theo truyền thống được đặt trong họ Orobanchaceae, nhưng một số chứng cứ gần đây cho rằng nó nên được chuyển sang họ Huyền sâm (Scrophulariaceae).

Ghi chú

  1. ^ Zhi Xia, Yin-Zheng Wang, James F. Smith, Familial placement and relations of Rehmannia and Triaenophora (Scrophulariaceae s.l.) inferred from five gene regions, American Journal of Botany. 2009; 96:519-530.