Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Roger Federer”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 180: Dòng 180:


== Thành tích ==
== Thành tích ==
=== Grand Slam (22) ===
=== [[Grand Slam quần vợt|Grand Slam]] (22) ===
==== Vô địch (16) ====
==== Vô địch (16) ====
{| class="wikitable"
{| class="wikitable"

Phiên bản lúc 14:55, ngày 10 tháng 11 năm 2010

Roger Federer
Quốc tịch{{{alias}}} Thụy Sỹ
Nơi cư trúWollerau, Thụy Sỹ
Sinh8 tháng 8, 1981
Basel, Thụy Sỹ
Chiều cao1,86 m
Lên chuyên nghiệp1998
Tay thuậnTay phải
Tiền thưởng55.814.237 USD
Đánh đơn
Thắng/Thua697 / 167
Số danh hiệu62
Thứ hạng cao nhất1 (2 tháng 2, 2004)
Thành tích đánh đơn Gland Slam
Úc Mở rộngVô địch (2004, 2006, 2007, 2010)
Pháp mở rộngVô địch (2009)
WimbledonVô địch (2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2009)
Mỹ Mở rộngVô địch (2004, 2005, 2006, 2007, 2008)
Đánh đôi
Thắng/Thua112 / 72
Số danh hiệu8
Thứ hạng cao nhất24
Thành tích huy chương Thế vận hội
Quần vợt nam
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2008 Bắc Kinh Đôi nam

Roger Federer (sinh ngày 8 tháng 8 năm 1981 tại Basel, Thụy Sỹ) là vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Thụy Sỹ. Roger Federer được nhiều chuyên gia, cựu danh thủ cũng như nhiều tay vợt cùng thời xem là tay vợt xuất sắc nhất thế giới qua mọi thời đại[1][2][3]. Federer hiện đang nắm giữ nhiều kỷ lục trong làng quần vợt, trong đó có việc đứng số 1 thế giới trong bảng xếp hạng của ATP 237 tuần liên tiếp từ 2/2/2004 tới 17/8/2008, đồng thời là tay vợt duy nhất trong lịch sử đoạt 5 chức vô địch WimbledonMỹ mở rộng liên tiếp. Federer đã đoạt 16 danh hiệu Grand Slam[4], vượt qua kỷ lục cũ của Pete Sampras là 14 danh hiệu, và là 1 trong 6 tay vợt trong lịch sử vô địch cả 4 giải Grand Slam. Hiện Roger Federer là tay vợt số 2 trong bảng xếp hạng ATP (tháng 10, 2010).

Thời niên thiếu

Roger Federer sinh tại Basel, Thụy Sỹ, ngày 8 tháng 8 năm 1981. Anh là con trai của ông Robert Federer người Thụy Sỹ và bà Lynette người Nam Phi. Federer có một chị gái là Diana. Năm lên 8 tuổi Federer được nhận vào đội quần vợt trẻ của thành phố Basel. Ngoài quần vợt, một niềm đam mê khác của anh là bóng đá, tuy nhiên sau đó Federer đã quyết định tập trung vào sự nghiệp quần vợt. Thời niên thiếu Federer không tỏ ra đặc biệt nổi trội so với những tay vợt khác đồng trang lứa. Anh hay mất bình tĩnh, không kiểm soát được hành vi của mình trên sân đấu, thường chửi thề và đập vợt. Từ 10 tuổi đến 14 tuổi, Roger Federer được huấn luyện bởi Peter Carter, người Úc. Peter Carter không chỉ giúp Federer tập kỹ năng chơi bóng mà còn chỉ ra điểm yếu trong tinh thần thi đấu của anh. Những chỉ bảo của huấn luyện viên Carter giúp Federer dần dần kiểm soát được tâm lý khi thi đấu.

Sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp

Giai đoạn từ 1998 đến 2002

Tháng 7 năm 1998, Federer tham dự giải quần vợt ATP đầu tiên trong sự nghiệp của mình tại Gstaad, nơi anh đánh bại Lucas Arnold Ker với tỉ số 6-4, 6-4. Thụy Sỹ. Năm 1999, Federer được gọi vào đội tuyển quần vợt nam Thụy Sỹ trong trận đối đầu với đội Ý. Năm 2000, Federer lọt vào chung kết Marseille Open nhưng thất bại trước một tay vợt Thụy Sỹ khác là Marc Rosset. Anh là tay vợt trẻ nhất trong top 100 của ATP năm đó. Năm 2001 lần đầu tiên Federer giành được một danh hiệu ATP khi đánh bại Julien Boutter trong trận chung kết giải Milan. Cũng trong năm 2001, Federer có một chiến thắng được xem là bước ngoặt trong sự nghiệp khi anh đánh bại Pete Sampras, khi đó là đương kim vô địch, tại vòng 4 giải Wimbledon sau 5 set đấu. Đây là trận đấu chính thức duy nhất giữa hai tay vợt kiệt xuất này. Chiến thắng của Federer cũng chấm dứt chuỗi 31 trận bất bại tại giải Wimbledon của Sampras. Tuy nhiên anh bị loại ở ngay vòng đấu sau đó. Năm 2002, Federer giành danh hiệu ATP Master Series đầu tiên tại Hamburg khi giành chiến thắng trước Marat Safin.

Trong khoảng thời gian này, Federer lọt vào 10 trận chung kết với 4 thắng và 6 thua. Anh cũng lọt vào 6 trận chung kết đôi

Năm 2003

Federer bị David Nalbandian đánh bại tại vòng 4 giải Úc mở rộng, giải Grand Slam đầu tiên trong năm. Anh cũng bị loại ngay từ vòng 1 giải Pháp mở rộng trước Luis Horna. Tuy nhiên tại Wimbledon, Federer đã giành được danh hiệu Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp, sau khi đánh bại Mark Philippoussi chỉ trong 3 set. Tại giải đấu này Federer chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi chỉ để thua 1 set duy nhất trước Mardy Fish tại vòng 3. Tại giải Mỹ mở rộng, Federer một lần nữa để thua trước David Nalbandian ở vòng 4. Federer kết thúc năm đó với chức vô địch tại giải Tennis Masters Cup.

Năm 2004

Năm 2004 đánh dấu một trong những năm thi đấu thành công nhất của Roger Federer, khởi đầu một thời kỳ kéo dài hơn 4 năm trong đó Federer trở thành tay vợt thống trị tuyệt đối làng quần vợt thế giới. Anh trở thành tay vợt đầu tiên sau Mats Wilander năm 1988 giành chiến thắng 3 trong số 4 giải Grand Slam trong cùng 1 năm. Federer không thua bất kỳ một tay vợt nào xếp trong top 10 ATP năm đó, và giành thắng lợi trong tất cả các trận chung kết mà anh tham dự. Anh dành 11 danh hiệu và chỉ chịu thua có 6 trận.

Roger Federer giành danh hiệu Úc mở rộng đầu tiên trong sự nghiệp sau khi đánh bại Marat Safin trong trận chung kết. Trên đường đến giải Pháp mở rộng, Federer giành hai chức vô địch ATP Master Series tại Indian Wells và Hamburg. Tại giải Pháp mở rộng, Federer thua tay vợt từng 3 lần vô địch giải đấu này Gustavo Kuetern tại vòng 3. Anh bảo vệ thành công chức vô địch Wimbledon, rồi sau đó đoạt chức vô địch Mỹ mở rộng đầu tiên. Trong trận chung kết Mỹ mở rộng với Lleyton Hewitt, Federer giành chiến thắng áp đảo với tỷ số 6-0, 7-6, 6-0. Federer bị loại sớm tại Olympic Athens, sau khi thua Tomas Berdych ngay vòng 2. Federer vô địch Tennis Masters Cup lần thứ 2 liên tiếp sau khi đánh bại Lleyton Hewitt trong trận chung kết.

Năm 2005

Năm 2005 tiếp tục là một năm thi đấu thành công của Federer. Sau khi không bảo vệ được chức vô địch Úc mở rộng vì thua Marat Safin tại trận bán kết, Federer giành 3 chiến thắng liên tiếp tại các giải Masters Series ở Indian Wells, Miami, Hamburg. Tại giải Pháp mở rộng, anh thua tay vợt về sau là nhà vô địch Rafael Nadal tại bán kết. Federer sau đó bảo vệ thành công cả hai chức vô địch tại Wimbledon và Mỹ mở rộng. Tuy nhiên tại giải đấu Tennis Masters Cup diễn ra tại Thượng Hải, Federer thua David Nalbandian sau 5 set đấu kịch tích.

Năm 2006

Năm 2006, Federer lập lại kỳ tích năm 2004 khi giành 3 trên 4 danh hiệu Grand Slam trong năm. Anh kết thúc năm với 8300 điểm trên bảng xếp hạng ATP, nhiều hơn bất kỳ tay vợt nào khác kể từ khi hệ thống tính điểm được áp dụng từ năm 1990. Trong cả năm 2006, Federer chỉ chịu thua trước hai tay vợt là Rafael Nadal và Andy Murray. Federer lần thứ 2 vô địch giải Úc mở rộng, thắng Marcos Baghdatish sau 4 set. Anh lọt vào chung kết giải Pháp mở rộng lần đầu tiên trong sự nghiệp, nhưng lại chịu thua Rafael Nadal. Sau đó Federer vô địch Wimbledon lần thứ 4 liên tiếp, đánh bại Nadal trong trận chung kết, và vô địch giải Mỹ mở rộng lần thứ 3 liên tiếp, đánh bại Andy Roddick. Tại giải Tennis Masters Cup, Federer vô địch sau khi chiến thắng James Blake.

Năm 2007

Federer giao banh tại Wimbledon 2007

Năm 2007 Federer tiếp tục giành 3 trên 4 giải Grand Slam trong năm, kết thúc năm 2007 với vị trí số 1 trên bảng xếp hạng ATP năm thứ 4 liên tiếp. Nhưng cũng năm 2007, Federer đã bộc lộ những dấu hiệu xuống dốc trong sự nghiệp. Trên con đường bảo vệ chức vô địch Úc mở rộng, Federer không để thua một set đấu nào. Anh là tay vợt đầu tiên kể từ Bjorn Borg năm 1980 đoạt được một danh hiệu Grand Slam mà không thua một set đấu nào. Sau chiến thắng tại giải Úc mở rộng, Federer bất ngờ chịu hàng loạt trận thua liên tiếp, và trải qua 4 giải đấu liên tiếp mà không đoạt được chức vô địch nào. Federer lần thứ 2 liên tiếp vào chung kết Pháp mở rộng nhưng lần thứ 2 liên tiếp thua Rafael Nadal. Anh vô địch Wimbledon, Mỹ mở rộng và Tennis Masters Cup.

Năm 2008

Năm 2008 trở thành năm thi đấu sa sút nhất của Federer kể từ năm 2003. Mặc dù vẫn đoạt được 1 danh hiệu Grand Slam tại giải Mỹ mở rộng, thành tích chung cả năm của Federer rất kém. Anh thua 13 trận trong năm, chỉ thắng có 65 trận và giành 4 chức vô địch ATP. Nhiễm virut và gánh nặng tuổi tác được xem là nguyên nhân chính khiến Federer sa sút phong độ.

Federer cầm cúp vô địch US Open năm 2008

Tại giải Úc mở rộng, Federer thua Novak Djokovic 3 sét trắng tại bán kết. Trước khi giải đấu diễn ra, anh đã phải vào bệnh viện vì ngộ độc thực phẩm. Anh thua Rafael Nadal ở trận chung kết Pháp mở rộng.Tại Wimbledon,anh thua Nadal sau 1 trận CK lịch sử kéo dài gần 5h với tỉ số 4-6, 4-6, 6-7, 6-7, 7-9 nhưng bảo vệ thành công chức vô địch Mỹ mở rộng sau khi đánh bại Andy Murray 6-2, 7-5, 6-2 trong trận chung kết. Đây là chức vô địch thứ 5 liên tiếp của anh tại Mỹ mở rộng. Tại Olympic Bắc kinh nội dung đánh đơn, Federer thua James Blake tại vòng tứ kết, nhưng giành được huy chương vàng đôi nam cùng với Stanislas Wawrinka. Ngày 17/8/2008, Federer mất vị trí số 1 thế giới vào tay Rafael Nadal.Tại giải thi đấu trong nhà Basel, Thụy Sỹ, Federer giành chức vô địch đơn thứ tư trong năm sau khi đánh bại David Nalbandian trong trận chung kết với tỷ số 6-3, 6-4. Trong trận đấu này Federer không phải đối mặt với một điểm break nào. Tuy nhiên tại giải đấu quan trọng cuối cùng trong năm là Tennis Masters Cup, Federer thua 2 trong 3 trận đã đấu và bị loại ngay sau vòng bảng.

Năm 2009

Sau mùa giải được đánh giá là thất vọng trong năm 2008, Federer trở lại mạnh mẽ trong làng quần vợt thế giới với việc giành lại vị trí số 1 trong bảng xếp hạng các tay vợt nam ATP, vô địch giải Pháp mở rộng lần đầu tiên và lần thứ 6 vô địch Wimbledon. Cũng trong năm 2009 Federer nhận được sự công nhận rộng rãi từ phía các chuyên gia, những người hâm mộ và các tay vợt còn đang thi đấu rằng anh là tay vợt xuất sắc nhất từ trước đến nay.

Federer hạ Juan Martin del Potro sau 5 hiệp, bán kết Roland Garros 2009

Giải đấu chính thức đầu tiên Roger Federer tham dự trong năm 2009 là giải Qatar mở rộng. Federer đã vào đến trận bán kết trước khi để thua tay vợt đang lên người Anh Andy Murray sau 3 set, với tỷ số các set là 7-6 (6), 2-6, 2-6. Trước đó anh cũng thua Murray trong một trận đấu trình diễn tại giải Abu Dhabi. Roger Ferderer tham dự giải Úc mở rộng và thua Rafael Nadal ở trận chung kết sau 5 set đấu căng thẳng. Trong buổi lễ trao giải Federer đã không kìm được cảm xúc và bật khóc. Federer tiếp tục chuỗi trận thi đấu thất vọng khi anh liên tục để thua các giải đấu sau đó, trước khi bất ngờ giành chiến thắng quan trọng trước Rafael Nadal ngay trên mặt sân đất nện tại Madrid Master trong trận chung kết với tỉ số 6-4, 6-4[1]. Federer tham dự giải Pháp mở rộng 2009 với tư cách là tay vợt hạt giống số 2 của giải. Tại vòng 4 giải Pháp mở rộng anh thắng Tommy Haas với các tỉ số 6–7(4), 5–7, 6–4, 6–0, 6–2. Trận tiếp theo anh có chiến thắng 3-0 với các tỉ số 7–6(6), 6–2, 6–4 trước Gael Monfils.Tại trận bán kết anh thắng Juan Martin del Potro với các tỉ số 3–6, 7–6(2), 2–6, 6–1, 6–4. Trong trận chung kết, anh thắng tay vợt Thụy Điển Robin Soderling với 3 set trắng ( 6-1, 7-6 (7-1), 6-4),chiến thắng này giúp anh đoạt được Grand Slam duy nhất còn thiếu trong sự nghiệp lẫy lừng của mình đồng thời cân bằng kỷ lục 14 lần vô địch Grand Slam của Pete Sampras. Tại Wimbledon 2009, Roger Federer đã đoạt chức vô địch lần thứ 6 sau trận chung kết nghẹt thở dài 4 giờ 17 phút với Andy Roddick với các tỉ số 5-7,7-6,7-6,3-6,16-14. Với chiến thắng này, Federer đã đi vào lịch sử với 15 lần đoạt chức vô địch Grand Slam và phá kỉ lục cũ của Pete Sampras với 14 lần vô địch. Anh đã để thua Jo-Wilfried Tsonga tại tứ kết giải Montreal Masters (còn gọi là Rogers Cup). Tuy nhiên, anh đã nhanh chóng lên ngôi tại Cincinnati Masters sau trận chung kết với Novak Djokovic với tỉ số 6-1 7-5. Tại Mỹ mở rộng 2009, anh đã để thua Juan Martin Del Potro với tỉ số 3-6 7-6(5) 4-6 7-6(4) 6-2 và để lỡ cơ hội san gằng kỉ lục vô địch Mỹ mở rộng 6 lần liên tiếp của Bill Tilden. Bên cạnh đó, Del Potro cũng trở thành người thứ 2 sau Rafael Nadal có thể đánh bại Roger Federer trong 1 trận chung kết Grand Slam.

Năm 2010

Tại giải Grand Slam đầu tiên trong năm Australian Open, Federer đã đánh bại Andy Murray với các tỷ số 6-3; 6-4; 7-6(13-11) để giành Grand Slam thứ 16 trong sự nghiệp sau 2h41' tại sân đấu trung tâm Rod Laver Arena.

Tại giải vô địch Pháp mở rộng Roland Garros 2010, Federer thua Robin Soderling trong vòng tứ kết với tỉ số 3-6, 6-3, 7-5, 6-4. Đây là lần đầu tiên trong 23 giải Grand Slam quần vợt liên tiếp mà Federer không vào được vòng bán kết. Tại giải Wimbledon, Federer thua Tomas Berdych ở vòng tứ kết. Đây là lần đầu tiên trong 8 năm liền (từ năm 2003) mà Federer không vào chung kết ở Wimbledon. Giải quần vợt Mỹ Mở rộng 2010, tại vòng bán kết Federer thua hạt giống số 3 Novak Djokovic sau 5 set với tỉ số 7-5, 1-6, 7-5, 2-6, 5-7. Đây là lần đầu tiên trong 7 năm Federer không vào đến chung kết giải Mỹ mở rộng.

Lối đánh của Roger Federer

Federer có phong cách thi đấu điềm tĩnh, biến hóa, ổn định và đẹp mắt. "Đẹp mắt" trở thành một đặc điểm trong phong cách thi đấu của Federer, phân biệt anh với tất cả các tay vợt còn lại trong lịch sử quần vợt. Phong cách này dựa trên một nền tảng kỹ thuật xuất sắc và một tâm lý thi đấu vững vàng.

Cú thuận tay

Cú thuận tay "ác liệt"

Cú đánh thuận tay là một trong những điểm mạnh nhất của Federer, và cũng là một trong những cú thuận tay hay nhất trong lịch sử quần vợt [5]. Khi chuẩn bị để đánh một cú thuận tay, Federer xoay cả hai vai, đồng thời di chuyển chéo lên phía trước để đón bóng. Lối di chuyển này giúp anh tiếp cận bóng sớm. Khi xoay vai, Federer vẫn giữ đầu tương đối thẳng, trong khi mắt không rời trái bóng. Federer thường đánh bóng ngay khi bóng vừa nẩy lên. Cú thuận tay của Federer tạo độ xoáy bóng rất lớn và có điểm rơi sát đường biên rất khó đánh trả.

Cú trái tay

Không giống nhiều tay vợt khác cùng thời dùng cả hai tay để đánh trái tay, Federer chỉ dùng một tay. Dùng một tay để đánh bóng trái tay cần phải canh điểm thời gian chính xác hơn hai tay, nhưng mặt khác lại linh hoạt hơn, tiếp cận được bóng với khoảng cách xa hơn. Khi chuẩn bị đánh cú trái tay, Federer xoay toàn bộ vai, vẫn giữ tay trái trên vợt và để vợt thẳng. Đầu gối trái của anh khụya xuống sát mặt sân. Khi đánh, tay trái anh rời vợt nhưng không xa thân mình tạo thế để kiểm soát độ thăng bằng của cơ thể. Cú tay trái mặc dù hay nhưng tương đối bị coi là một "yếu điểm" của Federer. Khi đánh trái tay, Federer phần lớn chỉ đánh trả bóng chứ không đủ lực "tấn công" như cú tay thuận. Vì thế anh thường chạy vòng quanh qua bên trái sân để dùng tay thuận tiếp bóng thay vì dùng trái tay. Các đối thủ hay của Federer như Rafael Nadal biết trái tay của anh không có "uy lực" như cú thuận tay nên họ hay tấn công vào bên trái sân của Federer trong những điểm quan trọng.

Di chuyển

Di chuyển là điểm độc đáo nhất và là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc định hình phong cách thi đấu của Federer. Federer di chuyển như một vũ công ballet. Anh chạy trên các ngón chân dù với tốc độ nào. Khi chuyển từ chạy sang đánh bóng, Federer trụ bằng chân trái trong khi chân phải hoạt động như một lực đẩy xoay chuyển toàn thân. Trong lịch sử quần vợt hầu như không có tay vợt nào có lối di chuyển tương tự.

Giao bóng

Federer sở hữu một trong những cú giao bóng tốt nhất trong các tay vợt đã từng thi đấu. Cú giao bóng của Federer không đặc biệt mạnh nhưng có vị trí rơi rất hiểm, thuờng sát góc chữ T, nhờ vậy Federer có nhiều cú giao bóng ăn điểm trực tiếp. Rất khó có thể đoán hướng giao bóng của Federer trước khi bóng rời vợt, vì vai của anh giữ nguyên trong mọi tình huống, chỉ đến khi chạm bóng Federer mới lựa chọn điểm rơi bằng cách xoay vợt.

Các kỷ lục của anh

Federer hiện đang nắm giữ nhiều kỷ lục trong làng quần vợt thế giới.

- Federer là tay vợt duy nhất trong lịch sử quần vợt đoạt được 5 chức vô địch liên tiếp tại 2 giải Grand Slam (Wimledon và Mỹ mở rộng)

- Là tay vợt có số tuần giữ vị trí số 1 thế giới liên tiếp lâu nhất (237 tuần liên tiếp, kỷ lục cũ là 160 tuần của Jimmy Connors)

- 23 lần liên tiếp lọt vào bán kết các giải Grand Slam (người đứng thứ 2 Ivan Lendl, 10 lần liên tiếp)

- 10 lần liên tiếp lọt vào chung kết các giải Grand Slam (người đứng thứ 2 là ... chính Federer - 8 lần, kỉ lục cũ thuộc về Jack Crawford - 7 lần liên tiếp )

- 22 lần lọt vào chung kết các giải Grand Slam trong sự nghiệp (đứng thứ 2 là Ivan Lendl với 19 lần)

- Tay vợt duy nhất trong lịch sử 3 lần giành được 3 danh hiệu Grand Slam một năm (2004, 2006, 2007)

- Tay vợt giành được tổng tiền thưởng nhiều nhất trong lịch sử quần vợt[6].Sau vòng 2 giải Mỹ mở rộng 2009, anh đã trở thành tay vợt đầu tiên trong lịch sử chạm mốc 50.000.000 đô la tiền thưởng. Người xếp thứ nhì là Pete Sampras với 43.280.489 đô la.

- Tay vợt giành được nhiều tiền thưởng nhất trong 1 năm thi đấu dương lịch: năm 2007 Federer giành được 10.130.620 đô la tiền thưởng. Số tiền thưởng lớn thứ 2 trong năm thi đấu mà một tay vợt từng giành được là 8.343.885 đô la, cũng do Federer lập ra năm 2006.

- Tay vợt duy nhất trong lịch sử quần vợt giành được ít nhất 10 danh hiệu trong 3 năm liên tiếp (2004: 11, 2005: 11, 2006: 12).

- Tay vợt giữ kỷ lục về chuỗi trận thắng liên tiếp trên mặt sân cỏ: 65 trận liên tiếp từ vòng 1 Wimbledon 2003 tới bán kết Wimbledon 2008).[7]

- Tay vợt giữ kỷ lục chuỗi trận thắng liên tiếp trên mặt sân cứng: 56 trận (2005-2006)

- Tay vợt đạt số điểm cao nhất trong lịch sử ATP trước khi hệ thống nhân đôi điểm được áp dụng từ năm 2009. Cuối năm 2006, Federer có 8.320 điểm; hơn người xếp thứ hai Rafael Nadal đến 3900 điểm. Số điểm Federer đạt được năm đó cao hơn tổng số điểm 2 tay vợt xếp hạng 2 và 3 thế giới cộng lại. Federer cũng là tay vợt đầu tiên trong lịch sử phá vỡ cột mốc 8.000 điểm trong bảng xếp hạng của ATP.

- Tay vợt có số chức vô địch Grand Slam nhiều nhất, với 16 lần đoạt chức vô địch.

Vị trí trong làng quần vợt thế giới

Roger Federer được thừa nhận một cách rộng rãi là tay vợt vĩ đại nhất thế giới trong kỉ nguyên Mở rộng, khi mà các tay vợt chuyên nghiệp được quyền dự tranh 4 giải đấu Grand Slam. Andrei Aggasi gọi Federer là đỉnh Everest của làng quần vợt trong cuốn tự truyện "Open" phát hành tháng 11 năm 2009.

Ngày càng nhiều tay vợt, các nhà chuyên môn và các fan hâm mộ đồng ý rằng anh là tay vợt xuất sắc nhất trong lịch sử quần vợt, kể cả tính đến trước kỉ nguyên Mở rộng. Sự phân biệt giữa thời đại trước và sau Mở rộng không chỉ xuất phát từ quy định cấm các tay vợt chuyên nghiệp thi đấu 4 giải Grand Slam, mà còn vì trước thập niên 70 thế kỷ 20, các giải đấu quần vợt chưa được hệ thống hóa và quản lý bởi một tổ chức thống nhất như hiện nay (ATP ở giải nam và WTA ở giải nữ). Việc thống kê số liệu không được tiến hành 1 cách đầy đủ, hệ thống tính điểm để xác định thứ hạng của các tay vợt chưa được áp dụng, vì vậy vị trí các tay vợt hàng đầu chỉ được xắp xếp theo cảm tính và gây nhiều tranh cãi. Pancho Gonzales và Rod Laver đều được "tin" là tay vợt số 1 thế giới trong 8 năm, bởi một vài nhà quan sát. Sự thiếu quy chuẩn hóa hệ thống các giải đấu khiến nảy sinh rất nhiều giải đấu nhỏ với chỉ 1 vài tay vợt tham dự, thậm chí đôi khi chỉ mang tính giao hữu, và do vậy các tay vợt hàng đầu có thể giành được đến 100-150 danh hiệu. Ngay cả các giải đấu lớn cũng chỉ quy tụ rất ít tay vợt thi đấu, khiến cho giá trị của chúng khó có thể xếp ngang bằng với kỉ nguyên Mở rộng. Sự khó khăn trong việc định lượng 1 cách thuyết phục vị trí các tay vợt trước kỉ nguyên Mở rộng khiến cuộc tranh luận về tay vợt số 1 qua mọi thời đại trở nên khó khăn và dường như không thể kết thúc.

Thành tích của Roger Federer khiến nhiều nhà quan sát đặt anh lên trên sự rắc rối trong quá trình phát triển bộ môn quần vợt và công nhận anh là tay vợt số 1. Tuy không phải là tay vợt mang đến 1 sự thay đổi mang tính cách mạng cho làng quần vợt như Ivan Lendl ("cha đẻ của lối đánh tấn công cuối sân hiện đại") hay Jack Kramer, người đầu tiên lấy S&V làm nền tảng cho phong cách thi đấu, nhưng Federer là tay vợt kết hợp 1 cách hoàn hảo nhất tất cả các phong cách thi đấu và đẩy nó lên 1 tầm cao mới. Sự hoà quyện giữa lối chơi hoa mỹ và hiệu quả trong thi đấu giúp anh thống trị làng quần vợt theo cách mà thế giới chưa từng được chứng kiến, và giúp anh phá vỡ những kỷ lục quan trọng nhất như tổng số Grand Slam giành được, số lần liên tiếp vào sâu trong các giải đấu lớn hay số tuần liên tiếp đứng trên vị trí số 1.

Đánh giá về Roger Federer

-Anh ta nhắm mắt cũng có thể đánh bại 1 nửa số tay vợt hiện nay.

John McEnroe, bình luận trực tiếp trên đài BBC, Wimbledon 2006

-Federer là tay vợt xuất sắc nhất trong lịch sử, chưa ai có được tài năng như vậy.

Rafael Nadal, sau khi vô địch Pháp mở rộng 2006

-Tôi cảm thấy vinh dự khi được đem ra so sánh với Roger Federer. Anh ta có tài năng khó tin, và có thể làm mọi thứ.

Rod Laver, 11 lần vô địch Grand Slam

-Roger Federer giống như rượu vang đỏ ngon, thời gian chỉ khiến chất lượng tốt thêm.

Tony Roche, cựu huấn luyện viên của Roger Federer

-Tôi chưa từng thích thú được xem ai thi đấu như với Roger Federer. Tôi bị choáng ngợp. Pete Sampras cũng hay nhưng anh dựa quá nhiều vào cú giao bóng, trong khi Federer có thể làm mọi thứ với vẻ thanh thoát, tao nhã và thanh lịch, như một bản giao hưởng trong tennis. Roger Federer có thể đánh những cú mà người ta phải xếp vào loại bất hợp pháp (vì nó quá hay).

Tracy Austin, cựu tay vợt nữ 2 lần vô địch US Open

-Tôi biết nói gì đây? Anh ấy là Roger.

Mario Ancic, sau khi thua Federer tại tứ kết Wimbledon 2006

-Tôi nghĩ rằng bạn phải công nhận thôi. Người ta nói rằng Laver và Nadal thì hay hơn anh ấy. Nhưng nhớ rằng anh ấy đã có tất cả , 15 Grand Slam bây giờ và sắp sửa giành thêm mấy cái nữa trong tương lai gần. Theo quan điểm của tôi, anh ấy là vĩ đại nhất.

Pete Sampras, 14 lần vô địch Grand Slam

-Tôi nghĩ không ai có thể đánh được những quả bóng như anh ấy làm. Chắc chắn rằng, nếu bạn có thể có những cú serve của Roddick, tốc độ của Hewitt, những cú trả bóng của Agassi và những cú volley của tôi. Bạn mới có thể có cơ hội chiến thắng Federer.

Tim Henman, cựu số 4 thế giới

-Federer hiển nhiên là 1 vận động viên đầu tàu trong số tất cả các môn thể thao. Anh ấy đã làm được những việc thật kinh ngạc. Tôi thích được xem anh ấy thi đấu. Tôi đã học được nhiều thứ từ Federer.

Serena Williams, 12 lần vô địch Grand Slam

-Những gì anh ấy làm được trong tennis, tôi nghĩ còn tuyệt vời hơn những gì tôi làm được trong golf .

Tiger Woods, vua golf

-Tôi muốn trở thành những đôi giày của anh ấy để có thể cảm nhận những bước chạy của một huyền thoại như thế nào.

Mats Wilander, 7 lần vô địch Grand Slam

Thành tích

Grand Slam (22)

Vô địch (16)

Năm Giải đấu Đối thủ Tỷ số
2003 Wimbledon {{{alias}}} Mark Philippoussis 7-6, 6-2, 7-6
2004 Úc Mở rộng {{{alias}}} Marat Safin 7-6, 6-4, 6-2
2004 Wimbledon (2) {{{alias}}} Andy Roddick 4-6, 7-5, 7-6, 6-4
2004 Mỹ Mở rộng {{{alias}}} Lleyton Hewitt 6-0, 7-6, 6-0
2005 Wimbledon (3) {{{alias}}} Andy Roddick 6-2, 7-6, 6-4
2005 Mỹ Mở rộng (2) {{{alias}}} Andre Agassi 6-3, 2-6, 7-6, 6-1
2006 Úc Mở rộng (2) {{{alias}}} Marcos Baghdatis 5-7, 7-5, 6-0, 6-2
2006 Wimbledon (4) {{{alias}}} Rafael Nadal 6-0, 7-6, 6-7, 6-3
2006 Mỹ Mở rộng (3) {{{alias}}} Andy Roddick 6-2, 4-6, 7-5, 6-1
2007 Úc Mở rộng (3) {{{alias}}} Fernando González 7-6, 6-4, 6-4
2007 Wimbledon (5) {{{alias}}} Rafael Nadal 7-6, 4-6, 7-6, 2-6, 6-2
2007 Mỹ Mở rộng (4) {{{alias}}} Novak Djokovic 7-6 (4), 7-6 (2), 6-4
2008 Mỹ mở rộng (5) Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Andy Murray 6–2, 7–5, 6–2
2009 Pháp mở rộng Thụy Điển Robin Soderling 6–1, 7–6, 6–4
2009 Wimbledon (6) {{{alias}}} Andy Roddick 5–7, 7–66, 7–65, 3–6, 16–14
2010 Úc Mở rộng (4) Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Andy Murray 6-3,6-4,7-611

Á quân (6)

Năm Giải đấu Đối thủ Tỷ số
2006 Pháp Mở rộng {{{alias}}} Rafael Nadal 6–1, 1–6, 4–6, 6–7
2007 Pháp Mở rộng (2) {{{alias}}} Rafael Nadal 3–6, 6–4, 3–6, 4–6
2008 Pháp Mở rộng (3) {{{alias}}} Rafael Nadal 1–6, 3–6, 0–6
2008 Wimbledon {{{alias}}} Rafael Nadal 4–6, 4–6, 7–65, 7–68, 7-9
2009 Úc Mở rộng {{{alias}}} Rafael Nadal 5-7, 6-3, 6-73, 6-3, 2-6
2009 Mỹ Mở rộng {{{alias}}} Juan Martin Del Potro 6-3, 6-7, 6-4, 6-7, 2-6

Masters Cup (5)

Vô địch (4)

Năm Địa điểm Đối thủ Tỷ số
2003 Houston {{{alias}}} Andre Agassi 6-3, 6-0, 6-4
2004 Houston {{{alias}}} Lleyton Hewitt 6-3, 6-2
2006 Thượng Hải {{{alias}}} James Blake 6-0, 6-3, 6-4
2007 Thượng Hải {{{alias}}} David Ferrer 6-2, 6-3, 6-2

Á quân (1)

Năm Địa điểm Đối thủ Tỷ số
2005 Thượng Hải {{{alias}}} David Nalbandian 7-6(4), 7-6(11), 2-6, 1-6, 6-7(3)

ATP Masters Series (28)

Vô địch (17)

Năm Giải đấu Đối thủ Tỷ số
2002 Hamburg {{{alias}}} Marat Safin 6-1, 6-3, 6-4
2004 Indian Wells {{{alias}}} Tim Henman 6-3, 6-3
2004 Hamburg (2) {{{alias}}} Guillermo Coria 4-6, 6-4, 6-2, 6-3
2004 Toronto {{{alias}}} Andy Roddick 7-5, 6-3
2005 Indian Wells (2) {{{alias}}} Lleyton Hewitt 6-2, 6-4, 6-4
2005 Miami {{{alias}}} Rafael Nadal 2-6, 6-7(4), 7-6(5), 6-3, 6-1
2005 Hamburg (3) {{{alias}}} Richard Gasquet 6-3, 7-5, 7-6(4)
2005 Cincinnati {{{alias}}} Andy Roddick 6-3, 7-5
2006 Indian Wells (3) {{{alias}}} James Blake 7-5, 6-3, 6-0
2006 Miami (2) {{{alias}}} Ivan Ljubičić 7-6(5), 7-6(4), 7-6(6)
2006 Toronto (2) {{{alias}}} Richard Gasquet 2-6, 6-3, 6-2
2006 Madrid {{{alias}}} Fernando González 7-5, 6-1, 6-0
2007 Hamburg (4) {{{alias}}} Rafael Nadal 2-6, 6-2, 6-0
2007 Cincinnati (2) {{{alias}}} James Blake 6-1, 6-4
2009 Madrid Master {{{alias}}} Rafael Nadal 6-4, 6-4
2009 Cincinati (3) {{{alias}}} Novak Djokovic 6-1, 7-5
2010 Cincinati (4) {{{alias}}} Mardy Fish 6-7(5), 7-6(1), 6-4

Á quân (12)

Năm Giải đấu Đối thủ Tỷ số
2002 Miami {{{alias}}} Andre Agassi 3–6, 3–6, 6–3, 4–6
2003 Roma {{{alias}}} Félix Mantilla 5–7, 2–6, 6–78
2006 Monte Carlo {{{alias}}} Rafael Nadal 2–6, 7–62, 3–6, 6–75
2006 Roma (2) {{{alias}}} Rafael Nadal 7–67, 6–75, 4–6, 6–2, 6–75
2007 Monte Carlo (2) {{{alias}}} Rafael Nadal 4–6, 4–6
2007 Montréal {{{alias}}} Novak Đoković 6–72, 6–2, 6–72
2007 Madrid {{{alias}}} David Nalbandian 6–1, 3–6, 3–6
2008 Monte Carlo (3) {{{alias}}} Rafael Nadal 5–7, 5–7
2008 Hamburg {{{alias}}} Rafael Nadal 5–7, 7–63, 3–6
2010 Madrid Masters {{{alias}}} Rafael Nadal 4-6, 6-7
2010 Toronto {{{alias}}} Andy Murray 5–7, 5–7
2010 Thượng Hải {{{alias}}} Andy Murray 3-6, 2-6

Toàn bộ (89)

Vô địch đơn (65)

Nhóm giải
Grand Slam (16)
Masters Cup (4)
ATP Masters Series (17)
ATP Tour (28)
Mặt sân
Cứng (43)
Cỏ (11)
Đất nện (9)
Trải thảm (2)
Kiểu sân
Ngoài trời (50)
Trong nhà (i) (15)
TT Ngày Giải đấu Mặt sân Đối thủ Tỷ số
1. 4 tháng 2, 2001 Milano, Ý Trải thảm (i) {{{alias}}} Julien Boutter 6-4, 6-7(7), 6-4
2. 13 tháng 1, 2002 Sydney, Úc Cứng {{{alias}}} Juan Ignacio Chela 6-3, 6-3
3. 19 tháng 5, 2002 Hamburg, Đức Đất nện {{{alias}}} Marat Safin 6-1, 6-3, 6-4
4. 13 tháng 10, 2002 Vienna, Áo Cứng (i) {{{alias}}} Jiří Novák 6-4, 6-1, 3-6, 6-4
5. 16 tháng 2, 2003 Marseille, Pháp Cứng (i) {{{alias}}} Jonas Björkman 6-2, 7-6(6)
6. 2 tháng 3, 2003 Dubai, UAE Cứng {{{alias}}} Jiří Novák 6-1, 7-6(2)
7. 4 tháng 5, 2003 Munich, Đức Đất nện {{{alias}}} Jarkko Nieminen 6-1, 6-4
8. 15 tháng 6, 2003 Halle, Đức Cỏ {{{alias}}} Nicolas Kiefer 6-1, 6-3
9. 6 tháng 7, 2003 Wimbledon, London, Vương quốc Anh Cỏ {{{alias}}} Mark Philippoussis 7-6(5), 6-2, 7-6(3)
10. 12 tháng 10, 2003 Vienna, Áo Cứng (i) {{{alias}}} Carlos Moyà 6-3, 6-3, 6-3
11. 16 tháng 11, 2003 Tennis Masters Cup, Houston, Hoa Kỳ Cứng {{{alias}}} Andre Agassi 6-3, 6-0, 6-4
12. 1 tháng 2, 2004 Úc Mở rộng, Melbourne, Úc Cứng {{{alias}}} Marat Safin 7-6(3), 6-4, 6-2
13. 7 tháng 3, 2004 Dubai, UAE Cứng {{{alias}}} Feliciano López 4-6, 6-1, 6-2
14. 21 tháng 3, 2004 Indian Wells, Hoa Kỳ Cứng {{{alias}}} Tim Henman 6-3, 6-3
15. 16 tháng 5, 2004 Hamburg, Đức Đất nện {{{alias}}} Guillermo Coria 4-6, 6-4, 6-2, 6-3
16. 13 tháng 6, 2004 Halle, Đức Cỏ {{{alias}}} Mardy Fish 6-0, 6-3
17. 5 tháng 7, 2004 Wimbledon, London, Vương quốc Anh Cỏ {{{alias}}} Andy Roddick 4-6, 7-5, 7-6(3), 6-4
18. 11 tháng 7, 2004 Gstaad, Thụy Sỹ Đất nện {{{alias}}} Igor Andreev 6-2, 6-3, 5-7, 6-3
19. 1 tháng 8, 2004 Toronto, Canada Cứng {{{alias}}} Andy Roddick 7-5, 6-3
20. 12 tháng 9, 2004 Mỹ Mở rộng, New York, Hoa Kỳ Cứng {{{alias}}} Lleyton Hewitt 6-0, 7-6(3), 6-0
21. 3 tháng 10, 2004 Bangkok, Thái Lan Cứng (i) {{{alias}}} Andy Roddick 6-4, 6-0
22. 21 tháng 11, 2004 Tennis Masters Cup, Houston, Hoa Kỳ Cứng {{{alias}}} Lleyton Hewitt 6-3, 6-2
23. 9 tháng 1, 2005 Doha, Qatar Cứng {{{alias}}} Ivan Ljubičić 6-3, 6-1
24. 20 tháng 2, 2005 Rotterdam, Netherlands Cứng (i) {{{alias}}} Ivan Ljubičić 5-7, 7-5, 7-6(5)
25. 27 tháng 2, 2005 Dubai, UAE Cứng {{{alias}}} Ivan Ljubičić 6-1, 6-7(6), 6-3
26. 20 tháng 3, 2005 Indian Wells, Hoa Kỳ Cứng {{{alias}}} Lleyton Hewitt 6-2, 6-4, 6-4
27. 3 tháng 4, 2005 Miami, Hoa Kỳ Cứng {{{alias}}} Rafael Nadal 2-6, 6-7(4), 7-6(5), 6-3, 6-1
28. 15 tháng 5, 2005 Hamburg, Đức Đất nện {{{alias}}} Richard Gasquet 6-3, 7-5, 7-6(4)
29. 13 tháng 6, 2005 Halle, Đức Cỏ {{{alias}}} Marat Safin 6-4, 6-7(6), 6-4
30. 3 tháng 7, 2005 Wimbledon, London, Vương quốc Anh Cỏ {{{alias}}} Andy Roddick 6-2, 7-6(2), 6-4
31. 21 tháng 8, 2005 Cincinnati, Hoa Kỳ Cứng {{{alias}}} Andy Roddick 6-3, 7-5
32. 11 tháng 9, 2005 Mỹ Mở rộng, New York, Hoa Kỳ Cứng {{{alias}}} Andre Agassi 6-3, 2-6, 7-6(1), 6-1
33. 2 tháng 10, 2005 Bangkok, Thái Lan Cứng (i) {{{alias}}} Andy Murray 6-3, 7-5
34. 8 tháng 1, 2006 Doha, Qatar Cứng {{{alias}}} Gaël Monfils 6-3, 7-6(5)
35. 29 tháng 1, 2006 Úc Mở rộng, Melbourne, Úc Cứng {{{alias}}} Marcos Baghdatis 5-7, 7-5, 6-0, 6-2
36. 19 tháng 3, 2006 Indian Wells, Hoa Kỳ Cứng {{{alias}}} James Blake 7-5, 6-3, 6-0
37. 2 tháng 4, 2006 Miami, Hoa Kỳ Cứng {{{alias}}} Ivan Ljubičić 7-6(5), 7-6(4), 7-6(6)
38. 18 tháng 6, 2006 Halle, Đức Cỏ {{{alias}}} Tomáš Berdych 6-0, 6-7(4), 6-2
39. 9 tháng 7, 2006 Wimbledon, London, Vương quốc Anh Cỏ {{{alias}}} Rafael Nadal 6-0, 7-6(5), 6-7(2), 6-3
40. 13 tháng 8, 2006 Toronto, Canada Cứng {{{alias}}} Richard Gasquet 2-6, 6-3, 6-2
41. 10 tháng 9, 2006 Mỹ Mở rộng, New York, Hoa Kỳ Cứng {{{alias}}} Andy Roddick 6-2, 4-6, 7-5, 6-1
42. 8 tháng 10, 2006 Tokyo, Japan Cứng {{{alias}}} Tim Henman 6-3, 6-3
43. 22 tháng 10, 2006 Madrid, Tây Ban Nha Cứng (i) {{{alias}}} Fernando González 7-5, 6-1, 6-0
44. 29 tháng 10, 2006 Basel, Thụy Sỹ Trải thảm (i) {{{alias}}} Fernando González 6-3, 6-2, 7-6(3)
45. 19 tháng 11, 2006 Tennis Masters Cup, Thượng Hải, Trung Quốc Cứng (i) {{{alias}}} James Blake 6-0, 6-3, 6-4
46. 28 tháng 1, 2007 Úc Mở rộng, Melbourne, Úc Cứng {{{alias}}} Fernando González 7-6(2), 6-4, 6-4
47. 3 tháng 3, 2007 Dubai, UAE Cứng Nga Mikhail Youzhny 6–4, 6–3
48. 20 tháng 5, 2007 Hamburg, Đức Đất nện Tây Ban Nha Rafael Nadal 2–6, 6–2, 6–0
49. 8 tháng 7, 2007 Wimbledon, London, Great Britain Cỏ Tây Ban Nha Rafael Nadal 7–6(7), 4–6, 7–6(3), 2–6, 6–2
50. 19 tháng 8, 2007 Cincinnati, Hoa Kỳ Cứng Hoa Kỳ James Blake 6–1, 6–4
51. 9 tháng 9, 2007 US Open, New York, Hoa Kỳ Cứng Serbia Novak Djokovic 7–6(4), 7–6(2), 6–4
52. 28 tháng 10, 2007 Basel, Thụy Sĩ Cứng (i) Phần Lan Jarkko Nieminen 6–3, 6–4
53. 18 tháng 11, 2007 Tennis Masters Cup, Thượng Hải, Trung Quốc Cứng (i) Tây Ban Nha David Ferrer 6–2, 6–3, 6–2
54. 20 tháng 4, 2008 Estoril, Bồ Đào Nha Đất nện Nga Nikolay Davydenko 7–6(5), 1–2 nghỉ
55. 15 tháng 6, 2008 Halle, Đức Cỏ Đức Philipp Kohlschreiber 6–3, 6–4
56. 8 tháng 9, 2008 US Open, New York, Hoa Kỳ Cứng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Andy Murray 6–2, 7–5, 6–2
57. 26 tháng 10, 2008 Basel, Thụy Sĩ Cứng (i) Argentina David Nalbandian 6–3, 6–4
58. 20 tháng 5, 2009 Giải Madrid Master, Madrid,Tây Ban Nha Đất nện Tây Ban Nha Rafael Nadal 6-4,6-4
59. 6 tháng 6, 2009 Giải Roland Garros, Philippe Mont Charier, Paris, Pháp Đất nện Thụy Điển Robin Soderling 6-1,7-6,6-4
60. 5 tháng 6, 2009 Giải Wimbledon, Centre Court, London, Anh Cỏ Hoa Kỳ Andy Roddick 5-7,7-6,7-6,3-6,16-14
61. 23 tháng 8, 2009 Giải Cincinnati Master, Cincinnati, Hoa Kỳ Cứng Serbia Novak Djokovic 6-1,7-5
62. 31 tháng 1, 2010 Giải Úc Mở rộng, Melbourne, Úc Cứng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Andy Murray 6-3,6-4,7-6(11)
63. 22 tháng 8, 2010 Giải Cincinnati Master, Cincinnati, Hoa Kỳ Cứng Hoa Kỳ Mardy Fish 6-7(5), 7-6(1),6-4
64. 24 tháng 10, 2010 Giải Stockholm, Thụy Điển Cứng(i) Đức Florian Mayer 6–4, 6–3
65. 8 tháng 11, 2010 Giải Davidoff swiss indoors, Basel, Thụy Sỹ Cứng(i) Serbia Novak Djokovic 6-4,3-6,6-1

Á quân đơn (28)

TT Ngày Giải đấu Mặt sân Đối thủ Tỷ số
1. 13 tháng 2, 2000 Marseille, Pháp Trải thảm (i) {{{alias}}} Marc Rosset 2-6, 6-3, 7-6(5)
2. 29 tháng 10, 2000 Basel, Thụy Sỹ Trải thảm (i) {{{alias}}} Thomas Enqvist 6-2, 4-6, 7-6(4), 1-6, 6-1
3. 25 tháng 2, 2001 Rotterdam, Hà Lan Cứng (i) {{{alias}}} Nicolas Escudé 7-5, 3-6, 7-6(5)
4. 28 tháng 10, 2001 Basel, Thụy Sỹ Trải thảm (i) {{{alias}}} Tim Henman 6-3, 6-4, 6-2
5. 3 tháng 2, 2002 Milano, Ý Trải thảm (i) {{{alias}}} Davide Sanguinetti 7-6(2), 4-6, 6-1
6. 31 tháng 3, 2002 Miami, Hoa Kỳ Cứng {{{alias}}} Andre Agassi 6-3, 6-3, 3-6, 6-4
7. 11 tháng 5, 2003 Rome, Ý Đất nện {{{alias}}} Félix Mantilla 7-5, 6-2, 7-6(10)
8. 13 tháng 7, 2003 Gstaad, Thụy Sỹ Đất nện {{{alias}}} Jiří Novák 5-7, 6-3, 6-3, 1-6, 6-3
9. 20 tháng 11, 2005 Tennis Masters Cup, Thượng Hải, Trung Quốc Trải thảm (i) {{{alias}}} David Nalbandian 6-7(4), 6-7(11), 6-2, 6-1, 7-6(3)
10. 5 tháng 3, 2006 Dubai, UAE Cứng {{{alias}}} Rafael Nadal 2-6, 6-4, 6-4
11. 23 tháng 4, 2006 Monte Carlo, Monaco Đất nện {{{alias}}} Rafael Nadal 6-2, 6-7(2), 6-3, 7-6(5)
12. 14 tháng 5, 2006 Rome, Ý Đất nện {{{alias}}} Rafael Nadal 6-7(0), 7-6(5), 6-4, 2-6, 7-6(5)
13. 11 tháng 6, 2006 Giải quần vợt Pháp Mở rộng, Paris, Pháp Đất nện {{{alias}}} Rafael Nadal 1-6, 6-1, 6-4, 7-6(4)
14. April 22, 2007 Monte Carlo, Monaco Đất nện Tây Ban Nha Rafael Nadal 6–4, 6–4
15. June 10, 2007 French Open, Paris Đất nện Tây Ban Nha Rafael Nadal 6–3, 4–6, 6–3, 6–4
16. August 12, 2007 Montréal, Canada Cứng Serbia Novak Djokovic 7–6(2), 2–6, 7–6(2)
17. October 21, 2007 Madrid, Spain Cứng (trong nhà) Argentina David Nalbandian 1–6, 6–3, 6–3
18. April 27, 2008 Monte Carlo, Monaco Đất nện Tây Ban Nha Rafael Nadal 7–5, 7–5
19. May 18, 2008 Hamburg, Germany Đất nện Tây Ban Nha Rafael Nadal 7–5, 6–7(3), 6–3
20. June 8, 2008 French Open, Paris Đất nện Tây Ban Nha Rafael Nadal 6–1, 6–3, 6–0
21. July 6, 2008 Wimbledon, London Cỏ Tây Ban Nha Rafael Nadal 6–4, 6–4, 6–7(5), 6–7(8), 9–7
22. 1 tháng 2,2009 Australian Open, Úc Cứng Tây Ban Nha Rafael Nadal 5-7 , 6-3 , 6-7 , 6-3 , 2-6
23. 14 tháng 9,2009 US Open, New York, Hoa Kỳ Cứng Argentina Juan Martin Del-Potro 6-3 , 6-7 , 6-4 , 6-7 , 2-6
24. 8 tháng 11, 2009 Basel, Thụy Sỹ Cứng (i) Serbia Novak Djokovic 4-6, 6-4, 2-6
25. 16 tháng 5, 2010 Madrid , Tây Ban Nha Đất nện Tây Ban Nha Rafael Nadal 4-6, 6-7
26. 13 tháng 6, 2010 Halle, Đức Cỏ Úc Lleyton Hewitt 6-3, 6-7(4), 4-6
27. 15 tháng 8, 2010 Toronto , Canada Cứng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Andy Murray 5-7, 5-7
28. 17 tháng 10, 2010 Thượng Hải , Trung Quốc Cứng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Andy Murray 3-6, 2-6

Vô địch đôi (8)

TT Ngày Giải đấu Mặt sân Đồng đội Đối thủ Tỷ số
1. 25 tháng 2, 2001 Rotterdam, Hà Lan Cứng (i) {{{alias}}} Jonas Björkman {{{alias}}} Petr Pála
{{{alias}}} Pavel Vízner
6-3, 6-0
2. 15 tháng 7, 2001 Gstaad, Thụy Sỹ Đất nện {{{alias}}} Marat Safin {{{alias}}} Michael Hill
{{{alias}}} Jeff Tarango
0-1 bỏ cuộc
3. 24 tháng 2, 2002 Rotterdam, Hà Lan Cứng (i) {{{alias}}} Max Mirnyi {{{alias}}} Mark Knowles
{{{alias}}} Daniel Nestor
4-6, 6-3, 10-4
4. 6 tháng 10, 2002 Moskva, Nga Trải thảm (i) {{{alias}}} Max Mirnyi {{{alias}}} Joshua Eagle
{{{alias}}} Sandon Stolle
6-4, 7-6(0)
5. 30 tháng 3, 2003 Miami, Hoa Kỳ Cứng {{{alias}}} Max Mirnyi {{{alias}}} Leander Paes
{{{alias}}} David Rikl
7-5, 6-3
6. 12 tháng 10, 2003 Vienna, Áo Cứng (i) {{{alias}}} Yves Allegro {{{alias}}} Mahesh Bhupathi
{{{alias}}} Max Mirnyi
7-6(7), 7-5
7. 12 tháng 6, 2005 Halle, Đức Cỏ {{{alias}}} Yves Allegro {{{alias}}} Joachim Johansson
{{{alias}}} Marat Safin
7-5, 6-7(6), 6-3
8. 16 tháng 8, 2008 Olympic mùa hè, Bắc Kinh, Trung Quốc Cứng Thụy Sĩ Stanislas Wawrinka Thụy Điển Simon Aspelin
Thụy Điển Thomas Johansson
6–3, 6–4, 6–7(4), 6–3

Bảng tổng kết

Giải đấu 2010 2009 2008 2007 2006 2005 2004 2003 2002 2001 2000 1999 1998 Tổng cộng
Úc mở rộng CK BK BK TK TK V3 V3 - - 4
Pháp mở rộng TK CK CK CK BK V3 V1 V1 TK V4 V1 - 1
Wimbledon TK CK V1 TK V1 V1 - 6
Mỹ mở rộng BK CK V4 V4 V4 V3 - - 5
Tennis Masters Cup - BK VB CK BK - - - - 4
Indian Wells V2 BK BK V2 V2 V3 V1 - - - 3
Miami V3 BK TK V4 V3 BK CK TK V2 V1 - 2
Monte Carlo - V3 CK CK CK TK - - V2 TK V1 V1 - 0
Rome V2 BK TK V3 CK - V2 CK V1 V3 V1 - - 0
Hamburg - - CK - V3 V1 V1 - - 4
Madrid CK BK CK - - BK TK V2 V2 - - 2
Toronto / Montreal CK TK V2 CK - BK V1 - V1 - - 2
Cincinnati V3 V2 V1 V2 V1 - V1 - - 2
Thượng Hải CK - -
Paris - V2 V3 V3 - - - TK TK V2 V1 - - 0
Tham dự - * 13 16 17 15 17 23 25 22 28 14 3 193
Hạng nhì - * 4 4 4 1 0 2 2 2 2 0 0 59
Vô địch - * 2 8 12 11 11 7 3 1 0 0 0 55
Sân cứng thắng-thua - * 12-6 43-5 54-2 50-1 46-4 46-11 30-11 21-9 21-15 4-5 2-2 281-60
Sân đất nện thắng-thua - * 21-4 16-3 16-3 15-2 16-2 15-4 12-4 9-5 3-7 0-5 0-1 86-33
Sân cỏ thắng-thua - 7-0 11-1 6-0 12-0 12-0 12-0 12-0 5-3 9-3 2-3 0-2 0-0 64-11
Sân trải thảm thắng-thua - * 0-0 3-1 5-0 4-1 0-0 5-2 11-4 10-4 10-5 9-5 0-0 59-21
Tổng thắng-thua - * 47-12 68-9 92-5 81-4 74-6 78-17 58-22 49-21 36-30 13-17 2-3 490-125
Điểm phân hạng ATP - * 701 1436 1674 1345 1267 875 518 349 216 -- -- --
Vị trí vào cuối năm - 1 2 1 1 1 1 2 6 13 29 64 301 --

Với: V1,2,3,4: vòng 1,2,3,4; VB: Vòng bảng (ở cúp Tennis masters); TK: tứ kết, BK: bán kết, CK: chung kết, VĐ: vô địch; --: không có thông tin, -: không tham gia; *: chưa xác định

Tổng tiền thưởng

Năm Grand Slams Vô địch ATP Tổng cộng Thu nhập ($) Xếp hạng tiền thưởng
1999 0 0 0 225.139[2] 97[2]
2000 0 0 0 623.782[3] 27[3]
2001 0 1 1 865.425[4] 14[4]
2002 0 3 3 1.995.027[5] 4[5]
2003 1 6 7 4.000.680[6] 1[6]
2004 3 8 11 6.357.547[7] 1[7]
2005 2 9 11 6.137.018[8] 1[8]
2006 3 9 12 8.343.885[9] 1[9]
2007 3 5 8 10.130.620[10] 1[10]
2008 1 3 4 5.886.879[11] 2 [11]
2009 2 2 4 8.768.110[12] 1[12]
2010 1 1 2 3,552,635[13] 2 [13]
Sự nghiệp 16 47 63 $55,350,788[14] 1[14]
Cập nhật ngày 24 tháng 08, 2010.

Ghi chú

  1. ^ Huấn luyện viên Nick Bollettieri: To me, he's the best that's ever played.
  2. ^ Cựu danh thủ Jack Kramer: I have never seen anyone play the game better than Federer.
  3. ^ David Ferrer: Federer is the best in history.
  4. ^ Federer rolls past Murray to win 13th Grand Slam title
  5. ^ The Forehand of Roger Federer
  6. ^ Federer tops ATP career money list
  7. ^ Nadal outlasts Federer in epic final to halt streak at five

Chú thích

  1. ^ thắng Nadal trong trận chung kết Madrid Master
  2. ^ a b “ATP Prize Money for 12/13/99” (TXT). Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2007.
  3. ^ a b “ATP Prize Money for 12/18/00” (TXT). Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2007.
  4. ^ a b “Prize money leaders 11/19/01” (TXT). Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2007.
  5. ^ a b “ATP Prize Money for 12/09/02” (TXT). Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2007.
  6. ^ a b “ATP Prize Money for 12/15/03” (TXT). Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2007.
  7. ^ a b “ATP Prize Money for 12/13/04” (TXT). Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2007.
  8. ^ a b “ATP Prize Money for 12/19/05” (TXT). Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2007.
  9. ^ a b “ATP Prize Money for 12/18/06” (TXT). Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2007.
  10. ^ a b “ATP Prize Money for 12/24/07” (TXT). Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2008.
  11. ^ a b “ATP Prize Money for 12/29/08” (PDF). Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2010.
  12. ^ a b “ATP Prize Money for 12/28/2009” (TXT). Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2010.
  13. ^ a b “ATP Prize Money for 08-24-2010” (TXT). Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2010.
  14. ^ a b “Career ATP Prize Money Leaders” (PDF). Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2009.

Liên kết ngoài

Thành tích
Tiền nhiệm:
Andy Roddick
Tay vợt nam số 1 thế giới
2 tháng 2 năm 2004-18 tháng 8 năm 2008
Kế nhiệm:
Rafael Nadal
Giải thưởng và thành tích

Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt