Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 95: Dòng 95:
Tổ chức [[Ân xá quốc tế]] và các tổ chức nhân quyền khác buộc tội Triều Tiên có hồ sơ nhân quyền tồi tệ nhất trong số tất cả các nước, hạn chế nghiêm khắc đa số các quyền tự do, gồm [[tự do ngôn luận]] và [[tự do di chuyển]], cả trong và ngoài nước.
Tổ chức [[Ân xá quốc tế]] và các tổ chức nhân quyền khác buộc tội Triều Tiên có hồ sơ nhân quyền tồi tệ nhất trong số tất cả các nước, hạn chế nghiêm khắc đa số các quyền tự do, gồm [[tự do ngôn luận]] và [[tự do di chuyển]], cả trong và ngoài nước.
[[Tập tin:NKPA soldiers DD-SD-00-01441.jpg|nhỏ|200px|Binh lính Triều Tiên tại [[khu phi Quân sự]] DMZ năm 1998]]
[[Tập tin:NKPA soldiers DD-SD-00-01441.jpg|nhỏ|200px|Binh lính Triều Tiên tại [[khu phi Quân sự]] DMZ năm 1998]]
Những người tị nạn đã xác nhận sự hiện diện của những [[trại giam]] với ước tính khoảng 150.000 đến 200.000 người,đa phần là thiếu ăn cho dù một phần lương thực xã hội đã được cắt ra, và [[lao động Công ích]]<ref>[http://hrnk.org/hiddengulag/toc.html The Hidden Gulag: Exposing North Korea’s Prison Camps Prisoners' Testimonies and Satellite Photographs]</ref>. Truyền hình [[Nhật Bản]] đã phát sóng cảnh phim mà họ cho là một trại tù<ref>[http://www.msnbc.msn.com/id/4397847/ Video shows harsh life in N. Korean camp]</ref>. Trong một số trại, những người tù cũ nói tỷ lệ chết hàng năm lên tới 25%(hoàn toàn vô lý)<ref>[http://msnbc.msn.com/id/3071466 Death, terror in N. Korea gulag]</ref>. Một cựu cai tù và là sĩ quan tình báo quân đội phản bội cho rằng trong một trại, các loại vũ khí hoá học đã được đem ra thử nghiệm trên tù nhân trong một phòng hơi độc<ref>[http://news.bbc.co.uk/1/hi/programmes/this_world/3436701.stm Access to Evil]</ref>. Theo một cựu tù nhân, phụ nữ có thai trong các trại giam thường bị buộc phải phá thai hoặc đứa trẻ mới sinh sẽ bị giết(hoàn toàn vô căn cứ)<ref>[http://ncafe.com/northkorea/SunOkLeeTestimony_w_llus.pdf STATEMENT OF SUN-OK LEE, FORMER PRISON AND CAMP SURVIVOR]</ref>.Triều Tiên phủ nhận sự tồn tại của các trại và không cấp giấy phép vào trong cho bất kỳ một nhà quan sát nhân quyền độc lập nào(bởi vì trong lịch sử đã có nhiều nhóm điệp viên mang danh nhân quyền đột nhập vào Triều tiên).
Những người tị nạn đã xác nhận sự hiện diện của những [[trại giam]] với ước tính khoảng 150.000 đến 200.000 người,đa phần là thiếu ăn cho dù một phần lương thực xã hội đã được cắt ra, và [[lao động Công ích]]<ref>[http://hrnk.org/hiddengulag/toc.html The Hidden Gulag: Exposing North Korea’s Prison Camps Prisoners' Testimonies and Satellite Photographs]</ref>. Truyền hình [[Nhật Bản]] đã phát sóng cảnh phim mà họ cho là một trại tù<ref>[http://www.msnbc.msn.com/id/4397847/ Video shows harsh life in N. Korean camp]</ref>. Trong một số trại, những người tù cũ nói tỷ lệ chết hàng năm lên tới 25% <ref>[http://msnbc.msn.com/id/3071466 Death, terror in N. Korea gulag]</ref>. Một cựu cai tù và là sĩ quan tình báo quân đội phản bội cho rằng trong một trại, các loại vũ khí hoá học đã được đem ra thử nghiệm trên tù nhân trong một phòng hơi độc <ref>[http://news.bbc.co.uk/1/hi/programmes/this_world/3436701.stm Access to Evil]</ref>. Theo một cựu tù nhân, phụ nữ có thai trong các trại giam thường bị buộc phải phá thai hoặc đứa trẻ mới sinh sẽ bị giết <ref>[http://ncafe.com/northkorea/SunOkLeeTestimony_w_llus.pdf STATEMENT OF SUN-OK LEE, FORMER PRISON AND CAMP SURVIVOR]</ref> .Triều Tiên phủ nhận sự tồn tại của các trại và không cấp giấy phép vào trong cho bất kỳ một nhà quan sát nhân quyền độc lập nào (bởi vì trong lịch sử đã có nhiều nhóm điệp viên mang danh nhân quyền đột nhập vào Triều tiên){{fact}}.


=== Nghĩa vụ quân sự ===
=== Nghĩa vụ quân sự ===

Phiên bản lúc 08:07, ngày 24 tháng 11 năm 2010

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (tiếng Triều Tiên: 조선민주주의인민공화국, 朝鮮民主主義人民共和國, Chosŏn Minjujuŭi Inmin Konghwakuk; Hán-Việt: Triều Tiên Dân chủ chủ nghĩa Nhân dân Cộng hòa quốc) - còn gọi là Triều Tiên, Bắc Triều Tiên,- là một quốc gia Đông Á trên phần phía bắc Bán đảo Triều Tiên.

Ở phía nam, nước này giáp biên giới với Hàn Quốc, hai nước từng là một quốc gia duy nhất với tên gọi Triều Tiên tới tận năm 1945. Biên giới phía bắc đa phần giáp với Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Liên bang Nga có chung biên giới dài 18.3 kilômét (11.4 dặm) dọc theo sông Đồ Môn ở góc đông bắc đất nước.

Bắc Triều Tiên là một nhà nước độc đảng dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên và theo thuyết Juche (Chủ thể), một lý tưởng tự chủ phát khởi bởi Kim Il Sung, cựu lãnh tụ của quốc gia này. Đây tuy là một quốc gia xã hội chủ nghĩa nhưng chính phủ nước này bị phần lớn cộng đồng quốc tế không coi là một chế độ văn minh theo kiểu chủ nghĩa cộng sản. Juche dựa trên các điểm chính là tự cung tự cấp khi bị bao vây cấm vận, cô lập hóa trước cấm vận của kẻ thù và mở rộng khi chủ nghĩa xã hội giành được vị thế, thuyết truyền thống Triều Tiênchủ nghĩa Marx-Lenin[1]

Lịch sử

Thời Nhật Bản thống trị Triều Tiên chấm dứt cùng với Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945. Triều Tiên được Liên bang Xô Viết ủng hộ thành lập chính quyền xã hội chủ nghĩa miền bắc từ vĩ tuyến 38 và Hoa Kỳ giúp đỡ thành lập chính quyền dân tộc ở miền nam vĩ tuyến 38, nhưng Hoa Kỳ và Xô-viết không thể đồng thuận về việc áp dụng Đồng uỷ trị ở Triều Tiên và chính quyền miền bắc không đồng ý với cuộc tổng tuyển cử thống nhất trong cả nước. Điều này dẫn tới việc thành lập các chính phủ riêng biệt ở miền bắc và miền nam, mỗi bên đều tuyên bố mình là chính phủ hợp pháp của toàn bộ lãnh thổ Triều Tiên.

Căng thẳng tăng lên giữa hai chính phủ ở miền bắc và miền nam cuối cùng dẫn tới Chiến tranh Triều Tiên, khi ngày 25 tháng 6, 1950 Bắc Triều Tiên cáo buộc Nam Hàn cho các nhóm vũ trang vượt vĩ tuyến 38 phá hoại các đường vận tải và Bắc Triều Tiên đã phát động cuộc chiến. Cuộc chiến kéo dài tới 27 tháng 7, 1953, khi lực lượng Liên hiệp quốc và Quân đội nhân dân Triều Tiên cùng Quân tình nguyện nhân dân Trung Quốc ký kết Thoả thuận đình chiến Chiến tranh Triều Tiên. Vùng phi quân sự Triều Tiên (DMZ) phân chia hai nước.

Bắc Triều Tiên do Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) lãnh đạo từ năm 1948 tới khi ông chết ngày 8 tháng 7 năm 1994. Sau khi ông chết, con ông là Kim Chính Nhật (Kim Jong-il) được phong làm Tổng thư ký Đảng lao động Triều Tiên ngày 8 tháng 10, 1997. Năm 1998, cơ quan lập pháp tái xác nhận ông là Chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng Bắc Triều Tiên và tuyên bố rằng chức vụ đó là "vị trí cao nhất của quốc gia." Các quan hệ quốc tế của nước này nói chung đã được cải thiện, và đã có một cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Nam-Bắc vào tháng 6, 2000. Tuy nhiên, căng thẳng với Hoa Kỳ gần đây đã tăng lên khi Bắc Triều Tiên tiếp tục Chương trình vũ khí hạt nhân của họ.

Thời Kim Jong-il cầm quyền vào giữa thập kỷ 1990, nền kinh tế đất nước đã đi xuống nghiêm trọng bởi sự bao vây của mĩ và các nước chư hầu, tình trạng thiếu lương thực diễn ra ở nhiều vùng. Theo các tổ chức viện trợ, hàng ngàn người ở vùng nông thôn chết vì nạn đói, càng trầm trọng hơn vì sự sụp đổ của hệ thống phân phối lương thực bởi sự phá hoại mùa mà từ các nhóm biệt kích Nam triều.

Rất nhiều người Bắc Triều Tiên đã nhập cư trái phép vào Cộng hoà nhân dân Trung Hoa để tìm lương thực. Hwang Jang-yop, Thư ký quốc tế Đảng lao động Triều Tiên đã đào thoát sang Nam Triều Tiên năm 1997[1].

Xem thêm: Lịch sử Triều Tiên, Chia cắt Triều Tiên, Tên gọi Triều Tiên.

Chính trị

Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Chính phủ

Chính phủ Triều Tiên hoạt động bởi Đảng Lao động Triều Tiên (KWP), chiếm 80 phần trăm vị trí chính phủ. Ý thức hệ của KWP được gọi là Juche Sasang (주체사상 chủ thể tư tưởng), và bị coi là có liên hệ gần gũi với chủ nghĩa văn minh Stalin. KWP đã gia tăng các phần có liên quan tới chủ nghĩa Mác xít – Lêninít trong hiến pháp Triều Tiên bằng Juche Sasang năm 1977. Những lời chỉ trích cộng sản của KWP phủ nhận rằng họ là một quốc gia hoạt đọng theo kiểu nguyên mẫu Mác xít – Lêninít cũ,không cond hợp sự biến đổi của thời đại. Các đảng chính trị nhỏ có tồn tại nhưng chúng đều mang ý nghĩa hỗ trợ vào KWP và tự nguyện không phản đối lại sự nắm quyền của nó. Cơ cấu quyền lực thực sự của đất nước hiện vẫn còn đang bị tranh cãi giữa những nhà quan sát bên ngoài.

Trên danh nghĩa, Thủ tướng là lãnh đạo chính phủ, nhưng quyền lực thực sự nằm trong tay Kim Chính Nhật, lãnh đạo KWP và quân đội. Kim giữ nhiều chức vụ, quan trọng nhất là Tổng bí thư Đảng Lao động Triều tiên, chủ tịch Hội đồng Quốc phòng Triều Tiên, và tư lệnh tối cao Quân đội Nhân dân Triều Tiên. Bên trong nước, ông thường được gọi là "Lãnh tụ kính yêu", một phần trong sự sùng bái công lao ông. Tương tự như vậy, cha ông Kim Nhật Thành được phong "Lãnh tụ vĩ đại" tương tự như chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam.

Tháp Juche, Bình Nhưỡng

Hiến pháp 1998 quy định Kim Nhật Thành là "Chủ tịch vĩnh viễn của nước Cộng hoà", và vị trí chủ tịch nước đã bị bãi bỏ sau khi ông chết. Hiến pháp trao nhiều chức năng thông thường thuộc về lãnh đạo quốc gia cho Chủ tịch đại hội nhân dân tối cao, chủ tịch của tổ chức này "đại diện cho quốc gia" và nhận quốc thư từ đại sứ nước ngoài,tương tự như các nước chủ nghĩa xã hội khác. Chính phủ nước cộng hoà được lãnh đạo bởi Thủ tướng và, trên lý thuyết, một siêu Nội các được gọi là Uỷ ban trung ương nhân dân (CPC), cơ cấu thiết lập chính sách cao nhất của chính phủ. CPC được lãnh đạo bởi một chủ tịch, do các thành viên Uỷ ban bầu ra. CPC đưa ra các quyết định về chính sách và giám sát Nội các, hay Uỷ ban hành chính quốc gia (SAC). SAC do một thủ và cơ quan điều hành hành chính của ông lãnh đạo.

Quốc hội, là Hội nghị Nhân dân Tối cao (Choego Inmin Hoeui), theo hiến pháp là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước. 687 thành viên của nó được bầu cử phổ thông theo thời hạn năm năm. Quốc hội nhân dân họp hai kỳ một năm, mỗi kỳ chỉ kéo dài vài ngày; thường thì nó chỉ phê chuẩn những quyết định do đảng KWP lãnh đạo đưa ra (xem chỉ để phê chuẩn (Chính trị)). Một uỷ ban thường trực được Quốc hội bầu ra để thực hiện các chức năng lập pháp khi Quốc hội không họp. Chủ tịch ủy ban thường vụ quốc hội hiện nay là ông Kim Yong-nam, và chủ tịch Quốc hội là ông Choe Thae Bok.

Xem thêm: Các quan hệ quốc tế của Bắc Triều Tiên, Quân đội Bắc Triều Tiên, Bắc Triều Tiên và các vũ khí huỷ diệt hàng loạt

Nhân quyền

Tổ chức Ân xá quốc tế và các tổ chức nhân quyền khác buộc tội Triều Tiên có hồ sơ nhân quyền tồi tệ nhất trong số tất cả các nước, hạn chế nghiêm khắc đa số các quyền tự do, gồm tự do ngôn luậntự do di chuyển, cả trong và ngoài nước.

Binh lính Triều Tiên tại khu phi Quân sự DMZ năm 1998

Những người tị nạn đã xác nhận sự hiện diện của những trại giam với ước tính khoảng 150.000 đến 200.000 người,đa phần là thiếu ăn cho dù một phần lương thực xã hội đã được cắt ra, và lao động Công ích[2]. Truyền hình Nhật Bản đã phát sóng cảnh phim mà họ cho là một trại tù[3]. Trong một số trại, những người tù cũ nói tỷ lệ chết hàng năm lên tới 25% [4]. Một cựu cai tù và là sĩ quan tình báo quân đội phản bội cho rằng trong một trại, các loại vũ khí hoá học đã được đem ra thử nghiệm trên tù nhân trong một phòng hơi độc [5]. Theo một cựu tù nhân, phụ nữ có thai trong các trại giam thường bị buộc phải phá thai hoặc đứa trẻ mới sinh sẽ bị giết [6] .Triều Tiên phủ nhận sự tồn tại của các trại và không cấp giấy phép vào trong cho bất kỳ một nhà quan sát nhân quyền độc lập nào (bởi vì trong lịch sử đã có nhiều nhóm điệp viên mang danh nhân quyền đột nhập vào Triều tiên)[cần dẫn nguồn].

Nghĩa vụ quân sự

Công dân đủ 18 tuổi trở lên bắt buộc phải đi lính nghĩa vụ quân sự (trừ trường hợp đặc biệt)giống với các nước khác, với thời hạn là từ 3 đến 10 năm kể từ ngày nhập ngũ.

Nạn đói

Nạn đói ở Bắc Triều Tiên đã giết 160.000 và 840.000 người trong thập kỷ 1990[7]. Tới năm 1999, lương thực và cứu trợ nhân đạo đã làm giảm số người chết vì nạn đói, nhưng việc Triều Tiên tiếp tục chương trình vũ khí hạt nhân dẫn tới giảm sút viện trợ quốc tế.

Mùa xuân năm 2005, Chương trình lương thực thế giới báo cáo rằng các điều kiện gây ra nạn đói là một mối nguy hiểm và đang quay trở lại Triều Tiên, và chính phủ đã thông báo tập hợp hàng triệu cư dân thành phố tới giúp đỡ những người nông dân[8][9]. Tuy nhiên, chính phủ Triều Tiên báo rằng sản lượng lương thực 1991 đạt tới 1.6 triệu tấn (tăng 0,1% so với năm 2001), bội thu nhất trong chin năm.

Vào khoảng tháng 9 năm 2005, Tiều tiên từ chối nhận những viện trợ lương thực từ bên ngoài vì tuyên bố đã có thể tự lập và phát hiện nhiều nhóm cứu trợ là điệp viên phá hoại nên nông nghiệp của Triều Tiên. Nhưng một số chuyên gia lo sợ nếu chấm dứt trợ giúp thì sẽ có nhiều người chết đói ở Triều Tiên.[10]

Yếu tố Trung Quốc

Địa lý

Bắc Triều Tiên nằm ở phần phía bắc Bán đảo Triều Tiên trải dài 1.100 kilômét (685 dặm) từ lục địa Châu Á. Bắc Triều Tiên có chung biên giới với ba nước và hai vùng biển. Phía tây, nó giáp với Hoàng HảiVịnh Triều Tiên, phía đông giáp Biển Nhật Bản. Biên giới trên bộ Bắc Triều Tiên giáp với ba nước Hàn Quốc, Trung Quốc, và Nga. Điểm cao nhất ở Triều Tiên là đỉnh Bạch Đầu 2.744 mét (9.003 ft) và các con sông chính là Đồ MônÁp Lục.

Khí hậu khá ôn hoà, lượng mưa lớn vào mùa hè với một mùa mưa ngắn gọi là jangma (gió mùa Đông Á), mùa đông thỉnh thoảng khá lạnh. Thủ đô Bắc Triều Tiên và là thành phố lớn nhất nước Bình Nhưỡng (P'yŏngyang); các thành phố chính khác gồm Kaesŏng (Khai Thành) ở phía nam, Sinŭiju ( Tân Nghĩa Châu) ở phía tây bắc, Wŏnsan (Nguyên San) và Hamhŭng (Hàm Hưng) ở phía đông và Ch'ŏngjin (Thanh Tân) ở đông bắc.

Xem thêm: Bán đảo Triều tiên

Dân cư

Dân cư Bắc Triều Tiên là một trong những dân tộc thuộc loại thuần chủng về ngôn ngữ và sắc tộc nhất trên thế giới, với chỉ một nhóm rất nhỏ thiểu số người Trung QuốcNhật Bản. Đa số các sắc dân khác chỉ là cư trú tạm thời, chủ yếu là người Nga và dân các nước Đông Âu khác, người Trung Quốc, và người Việt Nam.

Tôn giáo

Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật được sùng kính trong nhiều mặt đời sống công cộng ở Bắc Triều Tiên, thường với những tuyên bố ngụ ý kiểu sùng kính tôn giáo. Các hoạt động tôn giáo mọi kiểu bị hạn chế khắt khe bởi quan điểm vô thần của nhà nước, đặc biệt là Tin Lành, bị coi là có liên quan tới Hoa Kỳ.

Triều Tiên có chung di sản Phật giáoKhổng giáo với Nam Triều Tiên trong lịch sử xa xưa và Thiên Chúa giáo cùng các phong trào Thiên Đạo giáo (천도교) gần đây. Bình Nhưỡng từng là trung tâm các hoạt động Thiên chúa giáo trước khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra. Hiện nay có hai nhà thờ được nhà nước phê chuẩn cho tồn tại, mà những người ủng hộ tự do tôn giáo cho là có để trưng ra cho những vị khách nước ngoài.[11][12] Con số tính toán thông thường cho rằng có khoảng 4.000 người theo Thiên chúa giáo ở Bắc Triều Tiên, và khoảng 9.000 người theo Tin Lành, trong tổng dân số 20 triệu người. Các hoạt dộng Thiên Chúa Giáo và Tin Lành, do trái ngược với quan điểm chính trị của Đảng Lao Động, bị hạn chế nghiêm ngặt.

Theo một danh sách xếp hạng do tổ chức Open Doors ("Những Cánh Cửa Mở") đưa ra, Bắc Triều Tiên bị vu oan là nước ngược đãi ghê gớm nhất đối với những người Thiên chúa giáo trên thế giới.[13]

Ngôn ngữ

Bắc Triều Tiên có chung tiếng Triều Tiên với Hàn Quốc (Nam Triều Tiên)nhưng đang có sự thay đổi mạnh về ngũ pháp sau cuộc cải các chữ viết. Có một số khác biệt về thổ ngữ bên trong cả hai miền Triều Tiên, nhưng biên giới giữa Bắc và Nam không thể hiện là một biên giới chính về ngôn ngữ. Đã xuất hiện một số khác biệt nhỏ, ban đầu là những từ được sử dụng trong những cải cách gần đây.

Sự khác biệt ngôn ngữ đáng chú ý nhất giữa hai nước Triều Tiên là ngôn ngữ viết, với việc hạn chế những từ gốc Hán trong sử dụng thông thường ở Triều Tiên. Trái lại ở Nam Triều Tiên các từ gốc Hán vẫn được sử dụng nhiều, dù trong nhiều trường hợp, như báo chí thì lại hiếm.

Việc La tinh hoá chữ viết cũng có khác biệt. Bắc Triều Tiên tiếp tục sử dụng hệ La tinh hoá tiếng Triều Tiên của McCune-Reischauer trong khi đó miền Nam dùng phiên bản đã sửa đổi.

Đơn vị hành chính

Bản đồ Bắc Triều Tiên

Tới năm 2005, Bắc Triều Tiên gồm hai thành phố trực thuộc quản lý trực tiếp của chính phủ (Chikhalsi; 직할시; 直轄市), ba vùng đặc biệt với các chức năng khác nhau, và chín tỉnh (Xem Các tỉnh Triều Tiên). (Các tên được La tinh hoá theo hệ McCune-Reischauer như được sử dụng chính thức tại Bắc Triều Tiên; người biên tập cũng được hướng dẫn theo các kiểu đánh vần được sử dụng năm 2003 Địa lý Quốc gia Bản đồ Triều Tiên).

Đối với các thông tin lịch sử, xem Các tỉnh Triều TiênCác thành phố đặc biệt Triều Tiên.

Các thành phố trực thuộc trung ương

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có hai thành phố trực thuộc trung ương (직할시; 直轄市; Chikhalsi): Bình NhưỡngRasŏn[14] (La Tiên)

Các vùng đặc biệt

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có 3 đặc khu: Khu công nghiệp Kaesŏng (Khai Thành), Khu du lịch Kŭmgangsan (Kim Cương Sơn) và Đặc khu hành chính Sinŭiju (Tân Nghĩa Châu).

Các tỉnh

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có 9 tỉnh (도; 道; do hoặc to):

  • Chagang (자강도; 慈江道; Từ Giang đạo)
  • Hamgyŏng-puk (함경 북도; 咸鏡北道; Hàm Kính Bắc đạo)
  • Hamgyŏng-nam (함경 남도; 咸鏡南道; Hàm Kính Nam đạo)
  • Hwanghae-puk (황해 북도; 黃海北道; Hoàng Hải Bắc đạo)
  • Hwanghae-nam (황해 남도; 黃海南道; Hoàng Hải Nam đạo)
  • Kangwŏn (강원도; 江原道; Giang Nguyên đạo)
  • P'yŏngan-puk (평안 북도; 平安北道; Bình An Bắc đạo)
  • P'yŏngan-nam (평안 남도; 平安南道; Bình An Nam đạo)
  • Ryanggang (량강도; 兩江道; Lưỡng Giang đạo)

Các thành phố lớn

Kinh tế

Tập tin:KwangbokStreet.jpg
Phố Kwangbok ở Bình Nhưỡng

Kinh tế Bắc Triều Tiên đã rơi vào tình trạng trì trệ từ thập niên 1970. Chính phủ từ chối thông báo các dữ liệu kinh tế, hạn chế khối lượng những thông tin xác thực. Nền công nghiệp bao cấp lạc hậu xuất ra gần như toàn bộ hàng hoá tiêu thụ. Chính phủ tiếp tục chú trọng vào công nghiệp nặng quân sự để phòng vệ đất nước trước thái độ khiêu khích của Nam Triều.Theo số liệu nước ngoài, năm 2005, chính phủ ước tính đã chi tiêu 25% GDP quốc gia cho quân sự (so với 2.5% của nước láng giềng Hàn Quốc).

Trong thập kỷ 1990 nhiều thiên tai đã xảy ra ở đây, quản lý chính trị chưa tốt, những vụ tham nhũng đôi khi xảy ra. Điều này, cộng với sự sụp đổ của khối Xô viết, đã gây ra sự tan vỡ kinh tế. Sản lượng nông nghiệp thấp kém, một số sản phẩm thực phẩm bị chủ ý thu hồi phục vụ lợi ích chung của quốc gia của các công dân để dành cho quân đội. Những ảnh hưởng từ việc tự cô lập, thiếu hụt nghiêm trọng phân bón, và những hạn chế tự nhiên — như ít đất canh tác và mùa trồng trọt ngắn — đã gây ra thiếu hụt sản lượng ngũ cốc chính hơn 1 triệu tấn so với nhu cầu tối thiểu của đất nước. Những bằng chứng gần đây cho thấy nhiều vụ thiếu hụt nghiêm trọng đã xảy ra[15]. Trước đây Bắc Triều Tiên nhận được viện trợ lương thực và nhiên liệu quốc tế từ Trung Quốc, Hàn Quốc, và Hoa Kỳ để đổi lấy lời hứa không phát triển vũ khí hạt nhân. Tháng 6, 2005, Hoa Kỳ thông báo họ sẽ gửi 50.000 tấn lương thực để giúp đỡ Bắc Triều Tiên. Hoa Kỳ đã trao cho Bắc Triều Tiên 50.000 tấn năm 2004 và 100.000 tấn năm 2003. Ngày 19 tháng 12 2005, Bắc Triều Tiên đã được hứa viện trợ lương thực và nhiên liệu (cùng với những thứ khác), từ Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, và Trung Quốc để đổi lấy việc từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của họ và tái tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Hình vẽ quốc kỳ 6 bên trong cuộc đàm phán về vũ khí hạt nhân

Tháng 7, 2002, Bắc Triều Tiên bắt đầu thử nghiệm mô hình kinh tế tư bản ở Khu công nghiệp Khai Thành. Một số lượng nhỏ các vùng khác cũng được chỉ định làm các đặc khu hành chính, gồm Sinŭiju (Tân Nghĩa Châu) dọc theo biên giới Trung Quốc-Bắc Triều Tiên. Đại lục Trung QuốcHàn Quốc là những bạn hàng thương mại lớn nhất của Bắc Triều Tiên, với thương mại với Trung Quốc tăng 38% đạt $1,02 tỷ năm 2003, và thương mại với Nam Triều Tiên tăng 12% to $724 triệu năm 2003. Đã có báo cáo rằng một lượng nhỏ điện thoại di động ở Bình Nhưỡng đã tăng lên từ 3.000 năm 2002 tới gần 20.000 năm 2004. Tuy nhiên tới tháng 6, 2004, điện thoại di động đã lại bị cấm. Một số những yếu tố kinh tế thị trường bắt đầu lan ra ở vùng thử nghiệm, gồm một số bảng quảng cáo dọc theo các đường cao tốc. Những vị khách du lịch gần đây cho biết số lượng các thị trường phi bao cấp đã tăng lên ở Kaesŏng (Khai Thành), Bình Nhưỡng, cũng như dọc biên giới Trung Quốc-Bắc Triều Tiên. Hơn nữa, từ năm 1999 đã có một số cải thiện kinh tế. Theo Bộ Thống Nhất Hàn Quốc, GDP đã tăng 6,2% năm 1999, 1,3% năm 2000, 3,2 % năm 2001, 1,2% năm 2002 và 1,8 % năm 2003. Các con số tương tự cũng được đưa ra cho năm 2004 và 2005.

Từ năm 2002, chính phủ Triều Tiên đã bắt đầu cho phép một số chợ được hoạt động[16], nhưng có thông tin cho rằng có nhiều ràng buộc như phụ nữ dưới 49 tuổi không được phép buôn bán.[17] Một số hàng hóa cũng được liệt vào quốc cấm (như phim Hàn Quốc). Tội "xem phim Hàn Quốc" có thể bị đưa vào trại cải tạo vì đa phần các chương trình của Nam Triều đều bôi xấu Triều Tiên.[18]

Ngày 30 tháng 11 năm 2009, nhằm kìm hãm tình trạng kinh tế tuột dốc và quản lý thị trường, Chính phủ Bắc Triều Tiên bất ngờ tung ra đợt cải cách trưng thu tiền tệ, thay đổi tiền mới bằng cách gạch bỏ 2 số "0" ở tờ tiền cũ (1000 won trở thành 10 won). Người ta cho rằng việc đổi tiền này nhằm làm lộ ra lượng tài sản mà mỗi công dân có.[19] Việc hạn chế số tiền mỗi công dân có thể có còn nhằm hạn chế việc kinh doanh buôn bán của nhân dân. Được biết một số người đã đốt tiền để phản đối việc đổi tiền mới. Một số thương nhân đã tự sát.[20] Việc đổi tiền này cũng như việc hạn chế kinh doanh tư nhân đã gây nhiều chấn động về kinh tế, xã hội lẫn chính trị cũng như bất ổn dân sự [21]. Kết quả là chính phủ đã phải nhân nhượng, cho mở lại các chợ tư nhân, khi xã hội dân sự bắt đầu có phản kháng như là biểu tình, bất ổn dân sự, thậm chí cả các vụ tấn công nhân viên chính phủ và các thương nhân giữ lại hàng vì không muốn dùng tiền mới [21].


Xem thêm: Danh sách các công ty Bắc Triều Tiên, Thông tin ở Bắc Triều Tiên, Vận tải ở Bắc Triều Tiên

Văn hoá

Có một sự sùng bái cá nhân rộng rãi đối với Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật, và đa số văn học, âm nhạc đại chúng, nhà hát, phim ảnh ở Bắc Triều Tiên đều là để ca ngợi hai lãnh đạo,mặt khác nhiều tác phẩm cũng ca ngợi sự đi lên của xã hội mới,tình yêu thương giữa nhân dân và lãnh đạo.... Tháng 7, 2004, Quần thể lăng mộ Cao Cú Ly là địa điểm đầu tiên ở Bắc Triều Tiên được đưa vào danh sách Các di sản văn hoá thế giới của UNESCO.

Một sự kiện đại chúng ở Bắc Triều Tiên là thể dục đồng diễn (Mass Games). Mass Games lớn nhất gần đây được gọi là "Arirang". Nó được trình diễn sáu tối một tuần trong hai tháng và có hơn 100.000 người tham gia. Mass Games gồm nhảy múa, thể dục và múa kiểu ba lê để kỷ niệm lịch sử Bắc Triều Tiên và Đảng KWP. Mass Games được tổ chức ở Bình Nhưỡng tại nhiều địa điểm (tuỳ theo tầm vóc của lễ hội theo từng năm) kể cả ở Nhà hát Lớn Mùng 1 Tháng 5.

Xem thêm: Văn hoá Triều Tiên, Ẩm thực Triều Tiên, Âm nhạc Triều Tiên, Các ngày nghỉ lễ Bắc Triều Tiên, Giáo dục Bắc Triều Tiên

Du lịch

Theo nguyên tắc, bất kỳ ai cũng được phép du lịch tới Bắc Triều Tiên, và những ai có thể hoàn thành quá trình làm thủ tục thì đều không bị Bắc Triều Tiên từ chối cho nhập cảnh. Khách du lịch không được đi thăm thú bên ngoài vùng đã được cho phép trước mà không được hướng dẫn viên người Triều Tiên cho phép nhằm tránh các điệp viên nằm vùng.

Những khách du lịch có hộ chiếu Hoa Kỳ nói chung đều không được cấp visa, dù vẫn có một số ngoại lệ từng xảy ra vào năm 1995, 2002, và 2005. Bắc Triều Tiên đã thông báo cho những nhà tổ chức du lịch rằng họ sẽ cấp visa cho những người mang hộ chiếu Hoa Kỳ vào năm 2006. Các công dân Nam Triều Tiên cần có giấy phép đặc biệt của cả hai chính phủ mới được vào Bắc Triều Tiên. Năm 2002, vùng xung quanh Kŭmgangsan núi Kim Cương, một ngọn núi đẹp gần biên giới Nam Triều Tiên, đã được chỉ định làm một địa điểm du lịch đặc biệt Khu du lịch Kŭmgangsan (Kim Cương Sơn), nơi các công dân Nam Triều Tiên không cần giấy phép đặc biệt. Các tour du lịch do các công ty tư nhân điều hành đã đưa hàng nghìn người Nam Triều Tiên tới núi Kim Cương hàng năm.

Tháng 7, 2005 công ty Hyundai của Nam Triều Tiên đã đạt được một thoả thuận với chính phủ Bắc Triều Tiên về việc mở cửa thêm nhiều khu du lịch, gồm cả núi Baekdu (Bạch Đầu) và Kaesŏng (Khai Thành) .

Điện ảnh

Do tính chất cô lập cao độ của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên vì vậy thông tin về sự phát triển của nền điện ảnh nước này rất ít được thế giới biết tới. Hãng phim lớn nhất của Bắc Triều Tiên là Xưởng phim truyện Triều Tiên với một trường quay rộng khoảng 930.000 m² ở ngoại ô Bình Nhưỡng. Các hãng phim lớn khác ở Bắc Triều Tiên có thể kể tới Xưởng phim tài liệu Triều Tiên, Xưởng phim mùng 8 tháng 2 và Xưởng phim Khoa học và Giáo dục Triều Tiên (SEK Studio). Hãng SEK nổi tiếng là nơi sản xuất phim hoạt hình có chất lượng cao và giá nhân công rẻ, đây chính là hãng phim đã thực hiện các công đoạn sản xuất cho những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Walt Disney Pictures như Vua sư tử (The Lion King, 1994) và Pocahontas (1995). Năm 2005, SEK cũng là hãng phim Bắc Triều Tiên thực hiện dự án điện ảnh hợp tác đầu tiên của hai miền, đó là bộ phim hoạt hình Hoàng hậu Chung (왕후 심청).

Văn học

Các ngày lễ

Chương trình hạt nhân

Bắc Triều Tiên đã có một chương trình hạt nhân mà theo họ là đủ khả năng tạo ra bom hạt nhân. Chương trình hạt nhân này thường gây ra tranh cãi trên bình diện quốc tế.

Thống nhất và đối đầu

Bắc Triều Tiên đã từng có chủ trương thống nhất bán đảo Triều Tiên bằng vũ lực và đã có cuộc chiến nhằm giải phóng tổ quốc. Chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên luôn gây lo ngại cho Hàn Quốc và nhiều nước láng giềng. Khi Hàn Quốc tuyên bố sẽ tấn công phủ đầu nhằm phá huỷ các cơ sở vũ khí hạt nhân nếu Bắc Triều Tiên tìm cách phát động một cuộc chiến tranh hạt nhân thì Bình Nhưỡng đe doạ sẽ huỷ diệt Hàn Quốc:[22]

"Mọi thứ sẽ tan thành tro bụi chứ không chỉ là một biển lửa một khi chúng ta ra đòn phủ đầu."

Hoặc gần đây họ tiếp tục đe dọa vì các nhà hoạt động xã hội Hàn Quốc thả truyền đơn chống đối qua biên giới, cũng như việc báo giới Hàn Quốc đăng tin sức khỏe nhà lãnh đạo Kim Jong-Il đang xấu đi.

"Những con rối Seoul cần nhớ rằng Triều Tiên có khả năng tấn công phủ đầu và hủy diệt mọi thứ, biến chúng thành tro bụi chứ không chỉ đẩy chúng vào biển lửa"

Vì theo Bình Nhưỡng khả năng tấn công phủ đầu của họ là "ngoài sức tưởng tượng và sức tàn phá còn mạnh hơn vũ khí nguyên tử"[23].

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ North Korea: Starved of Rights: Human rights and the food crisis in the Democratic People's Republic of Korea (North Korea)
  2. ^ The Hidden Gulag: Exposing North Korea’s Prison Camps Prisoners' Testimonies and Satellite Photographs
  3. ^ Video shows harsh life in N. Korean camp
  4. ^ Death, terror in N. Korea gulag
  5. ^ Access to Evil
  6. ^ STATEMENT OF SUN-OK LEE, FORMER PRISON AND CAMP SURVIVOR
  7. ^ “Economist details North Korean plight”. Truy cập 14 tháng 9. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (gợi ý |access-date=) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  8. ^ “North Korea, Facing Food Shortages, Mobilizes Millions From the Cities to Help Rice Farmers”. Truy cập 12 tháng 5. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (gợi ý |access-date=) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  9. ^ “North Korea's problem with food”. Truy cập 24 tháng 12. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (gợi ý |access-date=) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  10. ^ “Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên tuyên bố không cần viện trợ lương thực”. Truy cập 23 tháng 9. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (gợi ý |access-date=) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  11. ^ “Annual Report of the United States Commission on International Religious Freedom”. Truy cập 1 tháng 2. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (gợi ý |access-date=) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  12. ^ “N Korea stages Mass for Pope”. BBC.
  13. ^ “WWL: Focus on the Top Ten”. http://sb.od.org. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  14. ^ Tên bằng chữ Latinh của các địa phương áp dụng phương pháp chuyển tự tiếng Triều Tiên sang chữ Latinh thường dùng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
  15. ^ “North Korea - Secret Revolution”. ABC News. Đã bỏ qua văn bản “urlhttp://www.abc.net.au/foreign/content/2005/s1479934.htm” (trợ giúp)
  16. ^ Báo Tuổi Trẻ
  17. ^ BBC
  18. ^ BBC
  19. ^ Báo Tuổi Trẻ
  20. ^ Báo Tuổi Trẻ
  21. ^ a b Bắc Hàn chấn động sau đổi tiền, BBC 7 tháng 2, 2010
  22. ^ Bình Nhưỡng dọa hủy diệt Hàn QuốcThứ hai, 31/3/2008, 07:24 GMT+7
  23. ^ Triều Tiên dọa biến Hàn Quốc thành tro bụiThứ ba, 28/10/2008, 16:29 GMT+7

Đọc thêm

Liên kết ngoài

Những liên kết tới Chính phủ Bắc Triều Tiên

Các website về Bắc Triều Tiên

Các website chỉ trích Bắc Triều Tiên

Các tài liệu về Bắc Triều Tiên