Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngụ binh ư nông”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
cảm ơn bác Viethavvh
Dòng 1: Dòng 1:
'''Ngụ binh ư nông''' (chữ Hán: 寓兵於農), theo nghĩa [[tiếng Việt]] là “gửi binh ở nông”, là chính sách xây dựng lực lượng quân sự thời [[phong kiến]] ở [[Việt Nam]], áp dụng từ thời [[nhà Lý]] đến thời [[Lê sơ]]<ref name="bachkhoathu">[http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=13E5aWQ9MjM5OTQmZ3JvdXBpZD05JmtpbmQ9JmtleXdvcmQ9&page=23 “NGỤ BINH Ư NÔNG”]</ref>.
'''Ngụ binh ư nông''' ([[chữ Hán]]: 寓兵於農), theo nghĩa [[tiếng Việt]] là “gửi binh ở nông”, là chính sách xây dựng lực lượng quân sự thời [[phong kiến]] ở [[Việt Nam]], áp dụng từ thời [[nhà Lý]] đến thời [[Lê sơ]]<ref name="bachkhoathu">[http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=13E5aWQ9MjM5OTQmZ3JvdXBpZD05JmtpbmQ9JmtleXdvcmQ9&page=23 “NGỤ BINH Ư NÔNG”]</ref>.


== Nội dung ==
== Nội dung ==

Phiên bản lúc 16:56, ngày 28 tháng 11 năm 2010

Ngụ binh ư nông (chữ Hán: 寓兵於農), theo nghĩa tiếng Việt là “gửi binh ở nông”, là chính sách xây dựng lực lượng quân sự thời phong kiếnViệt Nam, áp dụng từ thời nhà Lý đến thời Lê sơ[1].

Nội dung

Đây là chính sách xây dựng quân đội gắn liền với nông dân, nông nghiệpnông thôn. Nhà Lý là triều đại phong kiến đầu tiên ở Việt Nam áp dụng chính sách này. Những đinh nam từ 18 tuổi trở lên đến tuổi binh dịch được gọi là hoàng nam, từ 20 tuổi trở lên gọi là đại hoàng nam, phải gia nhập quân ngũ.

Lực lượng cấm quân chuyên bảo vệ cung điện của nhà vua, đóng xung quanh kinh thành, gọi là thiên tử binh, còn lực lượng quân tại các địa phương gọi là lộ quân hay sương quân. Triều đình chia số quân trong bộ phận sương quân thành từng phiên, một số phiên thường trực, còn lại về quê làm sản xuất nông nghiệp; cứ như vậy từng lượt luân phiên nhau. Số quân không có số nhất định mà cốt lấy người khỏe mạnh đủ có thể tham gia quân ngũ[2].

Như vậy trong thời bình, binh lính chia nhau vừa sản xuất vừa tập luyện. Việc để binh lính tại các địa phương làm nông nghiệp được gọi là gửi binh ở nông (ngụ binh ư nông).

Nhà Trần kế thừa chính sách này của nhà Lý. Thời Lý, Trần triều đình chỉ cấp lương cho quân túc vệ, còn sương binh tự túc lương thực. Sang thời Hậu Lê, chính sách ngụ binh ư nông áp dụng cả với cấm quân ở kinh thành[1]. Từ thời Mạc, áp dụng chế độ "lộc điền" (hay còn gọi là “binh điền”) nhằm ưu đãi cho lực lượng quân đội, chính sách ngụ binh ư nông không còn được áp dụng[3].

Tác dụng

Nhu cầu bảo vệ đất nước và bảo vệ chính quyền cai trị cần một lực lượng quân đội hùng hậu. Tuy nhiên, nhu cầu nhân lực để sản xuất nông nghiệp cho đời sống cũng rất lớn. Vì vậy việc đưa quân về địa phương luân phiên cày cấy giúp lực lương này tự túc được về lương thực, bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều đình[4].

Ngụ binh ư nông là việc liên kết hài hoà giữa việc quân sự và nông nghiệp, giữa kinh tế và quân sự, chuyển hóa nhanh từ thời bình và sang thời chiến khi cần. Nhờ chính sách này, triều đình có được lực lượng quân đội hùng mạnh, đông đảo trong khi sản xuất nông nghiệp vẫn được duy trì. Thời Lý có số quân tham chiến chống nhà Tống khoảng 10 vạn người[5], thời Trần khi có chiến tranh chống quân Nguyên có hơn 20 vạn quân[6], sang thời Lê sơ khi có chiến tranh có thể huy động 26-30 vạn quân[7].

Chính sách ngụ binh ư nông phản ánh tư duy nông binh bất phân (không phân biệt quân đội và nông dân), đâu có dân là đó có quân, phản ánh điều kiện xây dựng nền quốc phòng của một nước đất không rộng, người không đông, cần phải huy động tiềm lực cả nước vừa sản xuất, vừa đánh giặc[8].

Xem thêm

Tham khảo

  • Viện Sử học (1996), Vương triều Mạc, NXB Khoa học xã hội
  • Viện Sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 3, NXB Khoa học xã hội
  • Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn chủ biên (2008), Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục
  • Đại Việt sử lược

Chú thích

  1. ^ a b “NGỤ BINH Ư NÔNG”
  2. ^ Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 182
  3. ^ Viện sử học (1996), sách đã dẫn, tr 52
  4. ^ Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 126
  5. ^ Đại Việt sử lược, quyển 2
  6. ^ Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 181
  7. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 174
  8. ^ Nguyễn Trọng Tuấn - ĐẶC SẮC TƯ DUY QUÂN SỰ VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN