Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gián điệp”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 13: Dòng 13:


Một số biến cố xảy ra với chính quyền [[Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam|Đệ Nhất Cộng Hòa]] VIệt Nam cũng được xem là sự thất bại của hệ thống tình báo khi đã không dự báo được [[Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1960|cuộc đảo chính 1960]], vụ ném bom dinh độc lập của phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử (27/2/1962), và đỉnh điểm là vụ đảo chính 1/11/1963 làm sụp đổ cả chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa.
Một số biến cố xảy ra với chính quyền [[Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam|Đệ Nhất Cộng Hòa]] VIệt Nam cũng được xem là sự thất bại của hệ thống tình báo khi đã không dự báo được [[Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1960|cuộc đảo chính 1960]], vụ ném bom dinh độc lập của phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử (27/2/1962), và đỉnh điểm là vụ đảo chính 1/11/1963 làm sụp đổ cả chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa.

=== Chống khủng bố ===
Bài chi tiết [[Chiến tranh chống khủng bố]]


===Tình báo kinh tế ===
===Tình báo kinh tế ===


===Chống tội phạm có tổ chức ===
===Chống tội phạm có tổ chức ===
Một trong những cách được các lực lượng an ninh sử dụng để tiêu diệt các tổ chức tội phạm chính là sử dụng gián điệp. Các gián điệp xâm nhập vào những tổ chức tội phạm có thể là cảnh sát, đặc vụ hoặc có thể là chính những tên tội phạm trong tổ chức đó nghe lời thuyết phục của lực lượng an ninh để chống lại tổ chức đó và được pháp luật khoan hồng. Tuy nhiên, hoạt động của các tổ chức tội phạm ngày nay rất tinh vị, đồng thời, cũng có những trường hợp các cơ quan tình báo, an ninh tiếp tay cho những tổ chức tội phạm. Một ví dụ điển hình nhất cho vấn đề này là những dính líu của CIA đến các hoat động buôn bán ma túy.<ref>{{Chú thích web|url=http://baodatviet.vn/the-gioi/ho-so/cia-va-ma-tuy-nhung-vu-scandal-dinh-dam-nhat-the-gioi-3327511/?paged=2|title=CIA, drug trafficking}}</ref> Có rất nhiều hồ sơ, cáo buộc về những hoạt động buôn ma túy của CIA ở vùng [[Tam giác Vàng]], các nước Nam Mỹ hoặc hậu thuẫn cho các băng đảng ma túy trong [[Chiến tranh ma túy México|chiến tranh ma túy Mexico]]. Tuy nhiên, những đóng góp của Lực lượng phòng chống Ma túy của Hoa Kỳ (DEA) trong cuộc chiến chống ma túy cũng không nhỏ. Các mạng lưới gián điệp của Mỹ và Colombia đã hỗ trợ lực lượng an ninh Colombia tiêu diệt thành công trùm ma túy Pablo Escobar.<ref>[https://web.archive.org/web/20061108191638/http://www.colombialink.com/01_INDEX/index_personajes/narcotrafico/escobar_gaviria_pablo_ing.html "Pablo Escobar Gaviria – English Biography – Articles and Notes"]. ColombiaLink.com. Archived from the original on 8 November 2006. Retrieved 16 March 2011.</ref> Các đặc vụ DEA cùng với các lượng chống ma túy của Mexico sau này cũng đã bắt giữ thành công trùm ma túy Joaquín "El Chapo" Guzmán năm 2016 sau 3 lần trốn thoát khỏi hệ thống nhà an ninh bậc nhất nước Mỹ.<ref>{{Chú thích web|url=https://www.nytimes.com/2016/01/17/world/americas/mexico-el-chapo-sinaloa-sean-penn.html|title=How El Chapo Was Finally Captured, Again}}</ref>
Một trong những cách được các lực lượng an ninh sử dụng để tiêu diệt các tổ chức tội phạm chính là sử dụng gián điệp.


===Gián điệp mạng ===
===Gián điệp mạng ===
Từ những ngày đầu phát triển của hệ thống điện tín, các vấn đề về nghe trộm, đánh cắp mật mã,... đã được các cơ quan tình báo chú trọng.


===Phản gián ===
===Phản gián ===

Phiên bản lúc 11:20, ngày 19 tháng 12 năm 2017

Gián điệp là người đi thập tin tức một cách bí mật khiến người bị theo dõi không biết rằng mình đang bị theo dõi. Yếu tố quan trọng của gián điệp là hoạt động bí mật vì nếu người bị theo dõi khám phá ra thì họ sẽ tìm cách thay đổi môi trường để không bị lộ mật.[1]

Lịch sử Trung QuốcẤn Độ có ghi nhận nhiều hoạt động gián điệp từ thời xa xưa. Hai nhà chiến lược gia nổi tiếng là Tôn TửChanakya có thảo luận nhiều về các binh pháp lừa địch và làm xáo trộn hàng ngũ quân địch. Đệ tử của Chanakya là hoàng đế Ấn Độ Chandragupta Maurya đã dùng nhiều biện pháp ám sát và gián điệp mà Chanakya đã kể lại trong quyển Arthashastra của ông. Lịch sử Hy Lạp và Đế quốc La Mã ghi chép rất nhiều về sử dụng gián điệp để thăm dò quân thù. Người Mông Cổ dùng nhiều gián điệp trong công cuộc chinh phục Á ChâuÂu Châu trong thế kỷ 12 và 13.

Hoat động tình báo, gián điệp được ghi nhận nhiều nhất vào thế kỷ 20. Trong Chiến tranh Lạnh từ 1945 cho đến thập niên 1990, Hoa Kỳ, Liên Xô, và Trung Quốc dùng rất nhiều gián điệp để thu thập tình báo của kẻ địch, nhất là tình báo về vũ khí hạt nhân. Vào thế kỷ 21, bên cạnh vấn đề vũ khí hạt nhân, các cường quốc còn mở rộng hoạt động gián điệp vào các hoat động tình báo mạng, chiến tranh ma túy và những tổ chức khủng bố quốc tế.

Mục tiêu

Hoat động của các cơ quan tình báo ở tất cả các quốc gia ngày nay đều đặt mục tiêu an ninh quốc gia là ưu tiên số một. Việc đảm bảo an ninh quốc gia cũng bao gồm cả hoạt động của các lực lượng an ninh trong nước như các lực lượng cảnh sát, vệ binh quốc gia, các lực lượng bảo vệ thủ đô,... Với mục tiêu đó, các gián điệp sẽ xâm nhập váo các cơ quan, tổ chức của các quốc gia khác để thu thập thông tin tình báo hoặc xâm nhập vào các tổ chức có thể gây đe dọa tới an ninh quốc gia như các tổ chức khủng bố, các băng đảng buôn ma túy hoặc các băng đảng tội phạm khác. Tuy nhiên, một gián điệp không nhất thiết phải là người hoạt động cho một cơ quan tình báo của một quốc gia nào đó, vì trên thực tế vẫn có nhiều cơ quan gián điệp hoạt động độc lập với chính phủ (như cơ quan tình báo Stratfor ở Mỹ).[2] Gián điệp cũng là từ dùng đề chỉ những kẻ phản bội trong những cơ quan, tổ chức khi bán những bí mật cho đối phương. Gián điệp cũng có thể là những kẻ xâm nhập vào các cơ quan tổ chức nhưng không hành động vì mục tiêu an ninh quốc gia, như việc những tổ chức khủng bố tiến hành cài cắm gián điệp trong các cơ quan tình báo, hoặc những tổ chức tội phạm cài người vào hàng ngũ cảnh sát,...

An ninh quốc gia, ổn định chế độ

Việc sử dụng gián điệp để giữ vững an ninh quốc gia, đối phó với giặc ngoại xâm hoặc chống lại những kế hoạch đảo chính,.... là một trong những việc làm đã có từ bình minh của lịch sử loài người, khi những nhà nước phong kiến đầu tiên được thành lập. Kinh Cựu Ước đã đề cập đến sự tồn tại của 12 gián điệp khi đặt chân đến vùng đất hứa của Đức Chúa Trời. Binh pháp Tôn Tử đã đề cập đến việc phải xây dựng một đội ngũ gián điệp đủ tinh vi để xâm nhập vào hàng ngũ của địch.[3] Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, trong các trận chiến, chiến thắng thường thuộc về quốc gia nào có hệ thống tình báo mạnh hơn đối phương. Những vụ tấn công thành công của các tổ chức khủng bố vào các quốc gia đều bị qui là sự thất bại của các cơ quan tình báo, như vụ khủng bố 11-9 tại Mỹ, hay những vụ không tặc ở một số quốc gia,... Việc ngăn chặn thành công vụ đổ bộ Vịnh Con Heo của tình báo Cuba là một ví dụ điển hình của hoạt động gián điệp đóng góp to lớn vào hoạt động giữ ổn định chế độ. Sau chiến tranh Triều Tiên, hệ thống phản gián của Hàn Quốc luôn phát hiện và chặn đứng thành công những âm mưu xâm nhập Hàn Quốc của quân đội Triều Tiên. Ngày 15/11/1974, đường hầm xâm nhập Hàn Quốc đầu tiên của Triều Tiên bị phát hiện.[4] Kể từ thời điểm đó, nhiều đường hầm xâm nhập khác cũng bị phát hiện với đường hầm lớn nhất cho phép chuyển 30 ngàn quân cùng nhiều khí tài, vũ khí hạng năng vào Hàn Quốc chỉ trong 1 giờ; với quy mô đó, nếu không bị phát hiện, Hàn Quốc có thể bị lực lượng xâm nhập của Triều Tiên tấn công bất cứ lúc nào.

Một số biến cố xảy ra với chính quyền Đệ Nhất Cộng Hòa VIệt Nam cũng được xem là sự thất bại của hệ thống tình báo khi đã không dự báo được cuộc đảo chính 1960, vụ ném bom dinh độc lập của phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử (27/2/1962), và đỉnh điểm là vụ đảo chính 1/11/1963 làm sụp đổ cả chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa.

Chống khủng bố

Bài chi tiết Chiến tranh chống khủng bố

Tình báo kinh tế

Chống tội phạm có tổ chức

Một trong những cách được các lực lượng an ninh sử dụng để tiêu diệt các tổ chức tội phạm chính là sử dụng gián điệp. Các gián điệp xâm nhập vào những tổ chức tội phạm có thể là cảnh sát, đặc vụ hoặc có thể là chính những tên tội phạm trong tổ chức đó nghe lời thuyết phục của lực lượng an ninh để chống lại tổ chức đó và được pháp luật khoan hồng. Tuy nhiên, hoạt động của các tổ chức tội phạm ngày nay rất tinh vị, đồng thời, cũng có những trường hợp các cơ quan tình báo, an ninh tiếp tay cho những tổ chức tội phạm. Một ví dụ điển hình nhất cho vấn đề này là những dính líu của CIA đến các hoat động buôn bán ma túy.[5] Có rất nhiều hồ sơ, cáo buộc về những hoạt động buôn ma túy của CIA ở vùng Tam giác Vàng, các nước Nam Mỹ hoặc hậu thuẫn cho các băng đảng ma túy trong chiến tranh ma túy Mexico. Tuy nhiên, những đóng góp của Lực lượng phòng chống Ma túy của Hoa Kỳ (DEA) trong cuộc chiến chống ma túy cũng không nhỏ. Các mạng lưới gián điệp của Mỹ và Colombia đã hỗ trợ lực lượng an ninh Colombia tiêu diệt thành công trùm ma túy Pablo Escobar.[6] Các đặc vụ DEA cùng với các lượng chống ma túy của Mexico sau này cũng đã bắt giữ thành công trùm ma túy Joaquín "El Chapo" Guzmán năm 2016 sau 3 lần trốn thoát khỏi hệ thống nhà an ninh bậc nhất nước Mỹ.[7]

Gián điệp mạng

Từ những ngày đầu phát triển của hệ thống điện tín, các vấn đề về nghe trộm, đánh cắp mật mã,... đã được các cơ quan tình báo chú trọng.

Phản gián

Phản gián là hành động gây chia rẽ nội bộ của đối phương, và chống gián điệp trong nội bộ.[8] Phản gián cũng được xem là một vấn đề sống còn với một hệ thống gián điệp, vì việc này giúp củng cố hệ thống tình báo, đồng thời triệt tiêu sức mạnh gián điệp của đối phương.[3] Nước Mỹ đã nhiều lần gặp nguy hiểm khi hệ thống phản gián đã hoạt động không hiệu quả, khiến cho gián điệp xâm nhập hoặc một số nhân viên đã phản bội và làm việc cho KGB, tiết lộ rất nhiều thông tin, bí mật quốc gia.[9] Các điệp viên CIA hoạt động tại Đông Âu trong 2 năm 1985 và 1986 đều bị lộ, do một chuyên gia phân tích của CIA là Aldrich Ames đã bán các bí mật này cho Liên Xô. Cũng vào năm 1985, sĩ quan hải quân John Anthony Walker cùng với mạng lưới gián điệp đã bán các thông tin tuyệt mật về lực lượng hải quân Mỹ trong suốt 18 năm, từ 1968 đến 1985. Điều này khiến cho Liên Xô có thể giải mật được tất cả thông tin được Hải Quân Mỹ mã hóa. Nếu một chiến tranh nổ ra giữa 2 quốc gia này, lực lượng Hải Quân Mỹ có thể thua trận do các thông tin mã hóa đều bị đối phương đọc được.[9]

Hoạt động gián điệp của các quốc gia

Bên cạnh những vấn đề mang tính truyền thống của hoạt động tình báo gián điệp như giữ vững an ninh chính trị, ổn định chế độ, phản gián hay tình báo kinh tế thì ngày nay các quốc gia còn phải đối mặt với những vấn đề mới như chống khủng bố, gián điệp mạng, buôn bán ma túy, phổ biến vũ khí hủy diệt[10],... Trước kế kỷ 21, phần lớn các cơ quan tình báo thường thu thập và phân tích thông tin tình báo dựa trên hoạt động của các gián điệp hoặc từ những nguồn mở. Từ giai đoạn chiến tranh Lạnh cho đến nay, hoạt động thu thập thông tin tình báo bắt đầu sử dụng mạnh mẽ các biện pháp nghe trộm hoặc vệ tinh do thám. Ở thời kì bùng nổ Internet, hoạt động tình báo mạng trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.

Việt Nam

Bài chi tiết: Tổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Tình báo, Công an nhân dân Việt Nam

Lưu ý: Thông tin phần này nói về hệ thống tình báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thông tin về các cơ quan tình báo Việt Nam Cộng Hòa, tham khảo: Nha Kỹ thuật, Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo, SEPES, Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung

Hoạt động thu thập thông tin tình báo của chính phủ Việt Nam phần lớn dựa trên hoạt động của 2 cơ quan tình báo chính thức là Tổng cục 2 trực thuộc Bộ Quốc Phòng và Tổng cục 5 trực thuộc Bộ Công An. Với lực lượng tình báo của Tổng cục 2 thuộc Bộ Quốc Phòng của Việt Nam, nhiệm vụ được xác định rõ ràng là: "Lực lượng tình báo thuộc Bộ Quốc phòng là lực lượng chuyên trách về công tác tình báo chiến lược hoạt động trên các lĩnh vực tình báo chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học kĩ thuật, công nghệ môi trường, văn hoá xã hội, thu thập và xử lý tin liên quan đến lợi ích quan trọng, sống còn của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, góp phần tham mưu cho Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, sách lược đối nội, đối ngoại và các chủ trương, kế hoạch, biện pháp, quyết sách để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược..."[11]

Các đối tượng cần thu thập thông tin tình báo của Tổng cục 2 cũng được xác định: "Đối tượng và mục tiêu của lực lượng tình báo thuộc Bộ Quốc phòng là những nơi có tin tức, tài liệu liên quan đến nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó đặc biệt chú ý đến các quốc gia, tổ chức và các cá nhân ở trong nước và ngoài nước có âm mưu hoạt động, đe dọa chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam."[12]

Vấn đề đảm bảo an ninh trong nước bằng việc thu thập và xử lí các tin tức tình báo là nhiệm vụ chính của Tổng Cục 5, giúp bộ trưởng Công an quản lí và điều hành hoạt động tình báo trong nước.[13] Hoat động tình báo của các cơ quan tình báo Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định từ Chiến tranh Việt Nam đến thời kì hậu chiến với một số nhiệm vụ nổi bật như những hoạt động tình báo của các điệp viên nằm vùng như Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, cụm tình báo A.22,..; việc chăn đứng chiến dịch Đông tiến xâm nhập Việt Nam của Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam,[14] chiến dịch xâm nhập Việt Nam của Trần Văn Bá[15], Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh (Kế hoạch CM-12), chiến dịch xâm nhập Việt Nam của Võ Đại Tôn[16],...; triệt tiêu băng nhóm tội phạm có tổ chức Năm Cam (chuyên án Z5.01),[17]....

Hoa Kỳ

Chính phủ Mỹ kiểm soát hệ thống tình báo của quốc gia thông qua Cộng đồng Tình báo Hoa Kỳ, gồm 17 cơ quan tình báo độc lập nhau kiểm soát các hoat động tình báo trong và ngoài nước Mỹ.[18] Trong cộng đồng này, Cơ quan tình báo Trung ương (CIA) được xem là có hoạt động mạnh nhất và cũng tiêu tốn nhiều tiền bạc của chính phủ nhất. Với sức mạnh và quyền lợi kinh tế gần như bao trùm toàn thế giới, chính phủ Mỹ luôn chi những khoảng ngân sách khổng lồ cho hệ thống tình báo để đảm bảo tối đa quyền lợi của họ. Trong suốt giai đoạn chiến tranh Lạnh, sự can thiệp vào nội bộ chính trị nhiều quốc gia của chính phủ Mỹ nới chung và CIA nói riêng luôn là những đề tài gây nhiều tranh cãi.[19][20] Bên cạnh những chỉ trích về việc can thiệp vào nội tình của những quốc gia khác, hệ thống tình báo Mỹ và đặc biệt là CIA cũng bị chỉ trích vì những chiến dịch tốn kém, không hiệu quả.[18] Việc công bố những tài liệu liên qua đến CIA trên trang Wikileaks,[21] những vụ bê bối gián điệp cũng như việc một nhân viên CIA và NSA Edward Snowden, công bố chương trình do thám toàn cầu của CIA và NSA[22] đã khiến cho CIA cũng như hệ thống tình báo Mỹ bị nhiều phản đối từ những công dân Hoa Kỳ và cả những chính trị gia về tình trạng vi phạm nhân quyền, tính hiệu quả trong cuộc chiến chống khủng bố,... Tuy nhiên, vẫn có nhiều chính trị gia đánh gía cao hoạt động của hệ thống tình báo Hoa Kỳ với một số kết quả tích cực trong cuộc chiến chống khủng bố, tình báo mạng,[21] ... hay một số thành tựu vào thời điểm chiến tranh Lạnh như trong chiến tranh thế giới II, chiến tranh Triều Tiên, thành công ngoại giao với Trung Quốc, cắt giảm vũ khí hạt nhân,[23] thống nhất nước Đức, Liên Xô sụp đổ,...

Trong văn hóa đại chúng

Gián điệp là một đề tài rất phổ biến trong văn hóa đại chung. Rất nhiều tiểu thuyết và phim ảnh về các vấn đề gián điệp, tái hiện hoạt động tình báo của các điệp viên ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau như trong 2 cuộc Chiến tranh thế giới, Chiến tranh Lạnh và trong thời hiện đại. Với điện ảnh Hollywood, loạt phim nổi tiếng nhất về gián điệp là loạt phim về James Bond, còn được biết đến là điệp viên "007", chuyển thể từ tiểu thuyết về nhân vật cùng tên của nhà văn Ian Flemming. Ở Việt Nam, sau chiến tranh Việt Nam. phim "Ván bài Lật ngửa" về hoạt động tình báo của đại tá Nguyễn Thành Luân (dựa trên nhân vật có thật là Đại tá Phạm Ngọc Thảo) cũng được dư luận đánh giá cao. Trước đó, khi chính thể Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn tồn tại ở miền Nam Việt Nam, loạt tiểu thuyết về điệp viên Z28 của tác giả Bùi Anh Tuấn (Người Thứ Tám)[24] cũng rất nổi tiếng với nhiều độc giả.

Tham khảo

Tình báo

Binh pháp Tôn Tử

Chú thích

  1. ^ “espionage”.
  2. ^ “About Stratfor”.
  3. ^ a b Binh pháp Tôn Tử, Thiên 13 - Dùng Gián Điệp.
  4. ^ "Hồ sơ DMZ, Phần 4: Xóa bỏ khu phi quân sự", Phim tài liệu, ANTV
  5. ^ “CIA, drug trafficking”.
  6. ^ "Pablo Escobar Gaviria – English Biography – Articles and Notes". ColombiaLink.com. Archived from the original on 8 November 2006. Retrieved 16 March 2011.
  7. ^ “How El Chapo Was Finally Captured, Again”.
  8. ^ “Nghĩa từ phản gián” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).
  9. ^ a b Traitors Within (2002), Phim tài liệu
  10. ^ Gellman, Barton; Miller, Greg (August 29, 2013). "U.S. spy network's successes, failures and objectives detailed in 'black budget' summary"The Washington Post. Retrieved August 29, 2013
  11. ^ Điều 1 chương 1 của nghị định 96/CP
  12. ^ Điều 11, chương 2 của nghị định 96/CP
  13. ^ “Vov, Tổng cục 5 kỉ niệm 67 năm truyền thống”.
  14. ^ “Tổ chức Việt Tân, báo CAND”.
  15. ^ “Trần Văn Bá, RFA”.
  16. ^ “Vụ án Võ Đại Tôn, BBC”.
  17. ^ “Chuyên án Năm Cam - chuyên án Z5.01”.
  18. ^ a b “There's more than the CIA and FBI: The 17 agencies that make up the U.S. intelligence community”.
  19. ^ “CIA, hồ sơ đẫm máu”.
  20. ^ “CIA, những bàn tay nhuốm máu”.
  21. ^ a b “WikiLeaks releases top-secret CIA documents as US considers charges against Julian Assange”.
  22. ^ Burrough, Bryan; Ellison, Sarah; Andrews, Suzanna (April 23, 2014). "The Snowden Saga: A Shadowland of Secrets and Light". Vanity Fair. Retrieved April 29, 2016. 
  23. ^ “Hiệp ước Helsinki”.
  24. ^ “Z-28, tác giả Bùi Anh Tuấn”.