Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tô mộc”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TXiKiBoT (thảo luận | đóng góp)
Dòng 23: Dòng 23:
== Công dụng ==
== Công dụng ==
=== Y học ===
=== Y học ===
{{Sức khỏe}}
Theo [http://www.cimsi.org.vn/Duoc%20pham/Danhmucthuoc/DMThuocYHCT.pdf Danh mục vị thuốc] của Viện thông tin thư viện y học Trung ương (Việt Nam) thì nó thuộc về nhóm XVI-Hoạt huyết, khứ ứ. Nó được sử dụng trong y tế như là một loại [[thuốc kháng khuẩn]] với ''[[Stapylococcus]]'', ''[[Salmonella]]'', ''[[Shigella dysenteriae]]'', tiêu viêm và cầm máu. Bộ phận sử dụng là gỗ từ thân cây được thu hái vào khoảng thời gian [[mùa thu]]-[[mùa đông|đông]], sau đó cưa thành các đoạn nhỏ và phơi khô. Khi dùng chẻ mỏng, sắc đặc.
Theo [http://www.cimsi.org.vn/Duoc%20pham/Danhmucthuoc/DMThuocYHCT.pdf Danh mục vị thuốc] của Viện thông tin thư viện y học Trung ương (Việt Nam) thì nó thuộc về nhóm XVI-Hoạt huyết, khứ ứ. Nó được sử dụng trong y tế như là một loại [[thuốc kháng khuẩn]] với ''[[Stapylococcus]]'', ''[[Salmonella]]'', ''[[Shigella dysenteriae]]'', tiêu viêm và cầm máu. Bộ phận sử dụng là gỗ từ thân cây được thu hái vào khoảng thời gian [[mùa thu]]-[[mùa đông|đông]], sau đó cưa thành các đoạn nhỏ và phơi khô. Khi dùng chẻ mỏng, sắc đặc.



Phiên bản lúc 08:17, ngày 2 tháng 12 năm 2010

Tô mộc
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Fabales
Họ (familia)Fabaceae
Phân họ (subfamilia)Caesalpinioideae
Tông (tribus)Caesalpinieae
Chi (genus)Caesalpinia
Loài (species)C. sappan
Danh pháp hai phần
Caesalpinia sappan

Tô mộc, còn có các tên gọi khác là vang, tô phượng, vang nhuộm, co vang, mạy vang (danh pháp khoa học: Caesalpinia sappan), là một loài thực vật thân gỗ nhỏ, cao khoảng 5-10 mét, cho gỗ rất rắn, có màu đỏ nâu ở phần lõi và trắng ở phần ngoài, được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á. Gỗ của nó trong tiếng Anh gọi là brezel wood. Gỗ tô mộc đã từng là một trong các mặt hàng chủ yếu trong buôn bán giữa người Nhật Bản và người khu vực Đông Nam Á (đặc biệt là Xiêm La) trong thế kỷ 17 trên các chu ấn thuyền.

Đặc điểm

Là loại cây ưa ánh sáng, sinh trưởng nhanh, ưa đất tốt và có thể sống được trong điều kiện bán khô hạn. Thân cây có nhiều gai. Cành non có lông mịn, sau đó hết lông và trở thành nhẵn, có gai ngắn. Lá kép lông chim, mọc so le. Có từ 10-15 lá chét nhỏ, hình ôvan hơi hẹp ở dưới và thuôn tròn ở đầu, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn. Hoa 5 cánh màu vàng, mọc thành chùm ở đầu cành, từ khoảng tháng 6 tới tháng 9 hàng năm. Cuống có lông màu nâu gỉ sắt. Quả thuôn dẹt hình trứng ngược, vỏ rất cứng, có sừng nhọn ở đầu, trong chứa 3-4 hạt màu nâu vàng. Kích thước quả: dài 7-10 cm, rộng 3-4 cm. Cây chủ yếu mọc hoang ở rừng núi nhưng cũng được trồng ở nhiều nơi.

Công dụng

Y học

Theo Danh mục vị thuốc của Viện thông tin thư viện y học Trung ương (Việt Nam) thì nó thuộc về nhóm XVI-Hoạt huyết, khứ ứ. Nó được sử dụng trong y tế như là một loại thuốc kháng khuẩn với Stapylococcus, Salmonella, Shigella dysenteriae, tiêu viêm và cầm máu. Bộ phận sử dụng là gỗ từ thân cây được thu hái vào khoảng thời gian mùa thu-đông, sau đó cưa thành các đoạn nhỏ và phơi khô. Khi dùng chẻ mỏng, sắc đặc.

Khác

Nó cũng là nguồn có giá trị để sản xuất một loại thuốc nhuộm có màu đỏ, được dùng để nhuộm các sản phẩm từ sợi bông. Tại Việt Nam, gỗ tô mộc còn là một trong những thành phần dùng để nấu nước rửa hài cốt khi cải táng. Phần lõi gỗ rắn, gần như không bị nứt nẻ và được sử dụng để chạm khắc đồ mỹ nghệ.

Liên kết ngoài