Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khủng bố”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rondano (thảo luận | đóng góp)
Rondano (thảo luận | đóng góp)
Dòng 47: Dòng 47:
Theo công bố mới đây của [[Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ]], năm [[2005]] toàn thế giới đã xảy ra 11.000 vụ tấn công khủng bố, trong đó chỉ riêng [[Iraq]] đã chiếm 1/3 số vụ.
Theo công bố mới đây của [[Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ]], năm [[2005]] toàn thế giới đã xảy ra 11.000 vụ tấn công khủng bố, trong đó chỉ riêng [[Iraq]] đã chiếm 1/3 số vụ.
==Chống khủng bố==
==Chống khủng bố==
Hoa Kỳ và các nước phương Tây đang thực hiện cuộc chiến chống khủng bố tại chính quốc gia của họ và một số khu vực trên thế giới. Cuộc chiến này dẫn đến việc họ đưa quân vào một số quốc gia để giúp đỡ phe phái chính trị này chống lại phe phái chính trị khác bị họ xem là lực lượng khủng bố. Đây bị xem là hành động can thiệp vào nội bộ quốc gia khác thậm chí bị lên án là xâm lược. Có quan điểm cho rằng cuộc chiến chống khủng bố thực chất là dùng vũ lực can thiệp vào nước khác để đạt được các mục tiêu địa chính trị, thiết lập các chính phủ thân phương Tây tại các quốc gia khác.
Hoa Kỳ và các nước phương Tây đang thực hiện cuộc chiến chống khủng bố tại chính quốc gia của họ và một số khu vực trên thế giới. Cuộc chiến này dẫn đến việc họ đưa quân vào một số quốc gia để giúp đỡ phe phái chính trị này chống lại phe phái chính trị khác bị họ xem là lực lượng khủng bố. Đây bị xem là hành động can thiệp vào nội bộ quốc gia khác thậm chí bị lên án là xâm lược. Có quan điểm cho rằng cuộc chiến chống khủng bố thực chất là dùng vũ lực can thiệp vào nước khác để đạt được các mục tiêu địa chính trị, thiết lập các chính phủ thân phương Tây tại các quốc gia khác. Tuy nhiên chính cuộc chiến chống khủng bố này làm tăng sự thù ghét của dân chúng và các lực lượng chính trị tại các nước bị can thiệp làm tăng nguy cơ xảy ra các vụ khủng bố tại Mỹ và các nước phương Tây.


==Xem thêm==
==Xem thêm==

Phiên bản lúc 19:39, ngày 29 tháng 12 năm 2017

Hình ảnh Sự kiện 11 tháng 9

Khủng bố là hoạt động phá hoại, đe dọa bằng lời nói, hình ảnh hoặc video giết người do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện làm thiệt mạng người, đặc biệt là thường dân, hoặc gây tổn thất cho xã hộicộng đồng để tác động vào tâm lý đối phương gây hoang mang khiếp sợ, nhằm mục đích chính trị hoặc tôn giáo (tuy nhiên, các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu quân sự khi đang diễn ra xung đột vũ trang dù có gây thiệt mạng cho dân thường vẫn không được coi là khủng bố).

Trong cộng đồng quốc tế, khủng bố không có một định nghĩa có tính pháp luật hay hình sự rõ ràng nào.[1][2] Định nghĩa chung của chủ nghĩa khủng bố chỉ đề cập đến những hành vi bạo lực được dự định để tạo ra sự sợ hãi (khủng bố). tạo ra cho một mục tiêu tôn giáo, chính trị hay ý thức hệ; và cố tình nhắm vào các mục tiêu hoặc không quan tâm đến sự an toàn của những người không có khả năng tự vệ (ví dụ, nhân viên dân sự trung lập hay dân thường). Một số định nghĩa của khủng bố hiện nay bao gồm cả các hành vi bạo lực bất hợp pháp và chiến tranh. Việc sử dụng chiến thuật tương tự như của các tổ chức tội phạm để tống tiền hoặc để ép buộc người khác phải im lặng thường không được coi là khủng bố, mặc dù những hành động tương tự có thể được coi là khủng bố khi được thực hiện bởi một nhóm có động cơ chính trị. Sử dụng thuật ngữ này cũng bị chỉ trích vì việc sử dụng thái quá và thường xuyên của nó với các tổ chức khủng bố Hồi giáo hoặc Jihad, trong khi bỏ qua các tổ chức hoặc cá nhân khủng bố không phải Hồi giáo.[3][4]

Từ "khủng bố" mang nặng màu sắc chính trị, tâm lý, và gây nhiều tranh cãi,[5] và điều này tạo ra rất nhiều khó khăn trong việc cung cấp một định nghĩa chính xác. Một nghiên cứu về chủ nghĩa khủng bố trong chính trị đã kiểm tra hơn 100 định nghĩa về "khủng bố" tìm thấy 22 yếu tố định nghĩa riêng biệt (ví dụ như bạo lực, vũ lực, sợ hãi, đe dọa, sự phân biệt mục tiêu nạn nhân).[6][7] Trong một số trường hợp, cùng một nhóm vũ trang có thể được những người ủng hộ họ mô tả là "chiến sĩ đấu tranh vì tự do", trong khi đối thủ của họ thì coi đó là những kẻ khủng bố.[8] Khái niệm về khủng bố có thể gây tranh cãi vì nó thường được sử dụng bởi cơ quan nhà nước (và cá nhân được nhà nước hỗ trợ) để làm giảm tính chính danh của các đối thủ,[9] và có khả năng hợp pháp hóa việc sử dụng lực lượng vũ trang riêng của nhà nước để chống lại đối thủ (chính các lực lượng này có thể được đối thủ của nhà nước trên mô tả như là "khủng bố").[9][10] Đồng thời, ngược lại cũng có thể diễn ra khi các quốc gia thực hiện hoặc bị cáo buộc phạm vào tội khủng bố cấp nhà nước.[11]

Có nhiều ví dụ về sự tranh cãi khi coi ai hoặc hành động nào đó là "khủng bố" hay không. Chẳng hạn như nhà lãnh đạo Nam Phi, Nelson Mandela, trong quá khứ ông từng bị chính quyền phân biệt chủng tộc ở Nam Phi coi là khủng bố, nhưng ngày nay ông được xem là một nhà cách mạng đấu tranh vì người da đen[12] Hoặc nhân vật An Trọng Căn bị Nhật Bản coi là kẻ khủng bố vì đã ám sát thủ tướng Nhật là Ito Hirobumi, nhưng ở Hàn QuốcTrung Quốc thì ông được ca ngợi là nhà ái quốc đã hy sinh thân mình để chống ách xâm lược của Nhật Bản. Trong thế chiến thứ II, việc Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố HiroshimaNagasaki làm chết hàng trăm ngàn dân thường Nhật Bản để làm chính quyền Nhật khiếp sợ dẫn đến nhanh chóng đầu hàng cũng có thể bị xem là hành động khủng bố vì việc ném bom này nhắm vào mục tiêu dân sự chứ không phải quân sự với mục đích khiến đối phương sợ hãi.

Dạng khủng bố

Khủng bố đã được thực hiện bởi một loạt các tổ chức chính trị để phát triển mục tiêu của họ. Nó đã được thực hiện bởi cả phe chính trị cánh hữucánh tả, các nhóm dân tộc, các nhóm tôn giáo, cách mạng, và các chính phủ cầm quyền.[13] Một đặc tính thống nhất của khủng bố là việc sử dụng bừa bãi bạo lực đối với những người không có khả năng chống cự với mục đích là sự nổi tiếng cho một nhóm, một phong trào, một cá nhân hoặc gây áp lực lên đối thủ chính trị buộc họ phải chấp nhận một giải pháp chính trị có lợi cho mình. Các tổ chức khủng bố có thể khai thác nỗi sợ hãi của con người để hỗ trợ đạt được những mục tiêu này.[14]

Đối tượng bị khủng bố gây thiệt hại có thể là tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tài sản (của cá nhân, tổ chức hay của nhà nước) hoặc sự vững mạnh của một chính quyền nhà nước.

Chiến thuật

Các nhóm 'khủng bố sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau để tối đa hóa sợ hãi và công khai. Các tổ chức khủng bố thường là có phương pháp kế hoạch tấn công trước, và có thể đào tạo người tham gia, những người hoạt động "bí mật", và quyên góp tiền ủng hộ hoặc thông qua các tổ chức tội phạm. Giao tiếp có thể xảy ra thông qua viễn thông hiện đại, hoặc thông qua các phương pháp cũ thời như người đưa thư.[15]

Thành phần khủng bố quốc tế nay nhắm vào khách sạn và các mục tiêu "mềm" dễ đánh trong lúc an ninh tại các cơ sở quân đội và chính quyền tiếp tục được cải thiện, theo một công ty nghiên cứu an ninh thế giới.[16] Đến năm 2009, các cuộc tấn công nhắm vào khách sạn đã tăng hơn gấp đôi kể từ sau cuộc tấn công của khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, so sánh với thời gian tám năm trước đó. Số người bị thương và thiệt mạng trong các cuộc tấn công này cũng tăng gấp sáu lần trong cùng thời gian.

Một khách sạn là mục tiêu tấn công dễ dàng, thường được thành phần khủng bố Hồi giáo quá khích lựa chọn; với địa điểm cố định, nhiều người lui tới và hàng rào phòng thủ thu hẹp. Khách sạn cũng là nơi thu hút nhiều người Tây phương, cho thành phần khủng bố cơ hội giết hay làm bị thương nhiều người trong cùng cuộc tấn công.[17]

Tuy rằng nhân viên canh gác khách sạn cũng cố theo dõi những người có vẻ nghi ngờ cùng hoạt động của họ, thành phần khủng bố cũng biết cách tránh né điều này bằng cách đến mướn phòng từ trước, cho họ có quyền lui tới khắp nơi. Một thí dụ là các tên khủng bố mở hai cuộc tấn công tự sát liên tiếp ngày 17/7/2009 ở J.W. Marriott và Ritz-Carlton tại thủ đô Jakarta của Indonesia đã đến ở hai ngày trước đó.

Dù rằng ngày càng có nhiều cuộc tấn công nhắm vào khách sạn, các chủ nhân và giám đốc điều hành tỏ vẻ ngần ngại trong việc có thêm các biện pháp bảo vệ an ninh vì có thể làm phiền toái khách đến ở. Nhưng điều này có thể sẽ phải thay đổi.

Cuối thập niên 2000, al-Qaeda thay đổi từ một tổ chức với thành phần chỉ huy đầu não trung ương có các mục tiêu toàn cầu sang các "chi nhánh" ở nhiều vùng, với mục tiêu có tính cách cục bộ địa phương và có sự hậu thuẫn của dân chúng nơi đó, theo một bản báo cáo do công ty STRATFOR đưa ra ngày 8/9/2009. Các tổ chức khủng bố nhỏ hơn này thường không được huấn luyện kỹ càng và cũng không có nhiều tiền nên thường nhắm đến các mục tiêu không quá khó khăn. Ðiều đó không có nghĩa là họ không nguy hiểm, "nhất là khi họ muốn chứng tỏ giá trị của mình hay muốn tìm cách bắt tay với tổ chức khác có khả năng chiến thuật cao hơn," theo bản báo cáo.

Nhóm khủng bố quốc tế

Thống kê

Theo công bố mới đây của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, năm 2005 toàn thế giới đã xảy ra 11.000 vụ tấn công khủng bố, trong đó chỉ riêng Iraq đã chiếm 1/3 số vụ.

Chống khủng bố

Hoa Kỳ và các nước phương Tây đang thực hiện cuộc chiến chống khủng bố tại chính quốc gia của họ và một số khu vực trên thế giới. Cuộc chiến này dẫn đến việc họ đưa quân vào một số quốc gia để giúp đỡ phe phái chính trị này chống lại phe phái chính trị khác bị họ xem là lực lượng khủng bố. Đây bị xem là hành động can thiệp vào nội bộ quốc gia khác thậm chí bị lên án là xâm lược. Có quan điểm cho rằng cuộc chiến chống khủng bố thực chất là dùng vũ lực can thiệp vào nước khác để đạt được các mục tiêu địa chính trị, thiết lập các chính phủ thân phương Tây tại các quốc gia khác. Tuy nhiên chính cuộc chiến chống khủng bố này làm tăng sự thù ghét của dân chúng và các lực lượng chính trị tại các nước bị can thiệp làm tăng nguy cơ xảy ra các vụ khủng bố tại Mỹ và các nước phương Tây.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Angus Martyn, The Right of Self-Defence under International Law-the Response to the Terrorist Attacks of 11 September[liên kết hỏng], Australian Law and Bills Digest Group, Parliament of Australia Web Site, ngày 12 tháng 2 năm 2002.
  2. ^ Thalif Deen. "Politics: U.N. Member States Struggle to Define Terrorism", Inter Press Service, ngày 25 tháng 7 năm 2005.
  3. ^ Spring Fever: The Illusion of Islamic Democracy, Andrew C. McCarthy - 2013
  4. ^ African Politics: Beyond the Third Wave of Democratisation, Joelien Pretorius - 2008, page 7
  5. ^ Hoffman, Bruce (1998). Inside Terrorism. Columbia University Press. tr. 32. ISBN 0-231-11468-0. See review in “Inside Terrorism”. The New York Times.
  6. ^ Record, Jeffrey (tháng 12 năm 2003). “Bounding the Global War on Terrorism” (PDF). Strategic Studies Institute (SSI). Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2009. The views expressed in this report are those of the author and do not necessarily reflect the official policy or position of the Department of the Army, the Department of Defense, or the U.S. Government. This report is cleared for public release; distribution is unlimited.
  7. ^ Schmid, Alex, and Jongman, Albert. Political Terrorism: A New Guide to Actors, Authors, Concepts, Data bases, Theories and Literature, Amsterdam; New York: North-Holland; New Brunswick: Transaction Books, 1988.
  8. ^ The IRA, for example, called its members "freedom fighters", while the British government categorized the IRA under its 2000 Terrorism Act
  9. ^ a b Geoffrey Nunberg (ngày 28 tháng 10 năm 2001). “Head Games / It All Started with Robespierre / "Terrorism": The history of a very frightening word”. San Francisco Chronicle. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2010. For the next 150 years the word "terrorism" led a double life – a justifiable political strategy to some an abomination to others
  10. ^ Elysa Gardner (ngày 25 tháng 12 năm 2008). “Harold Pinter: Theater's singular voice falls silent”. USA Today. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2010. In 2004, he earned the prestigious Wilfred Owen prize for a series of poems opposing the war in Iraq. In his acceptance speech, Pinter described the war as "a bandit act, an act of blatant state terrorism, demonstrating absolute contempt for the concept of international law".
  11. ^ Nairn, Tom; James, Paul (2005). Global Matrix: Nationalism, Globalism and State-Terrorism. London and New York: Pluto Press.
  12. ^ “Nelson Mandela Was On The U.S. Terrorist Watch List Until 2008” (bằng tiếng Anh). The Huffington Post. Truy cập 29 tháng 10 năm 2014.
  13. ^ “Terrorism”. Encyclopædia Britannica. tr. 3. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2006.[liên kết hỏng]
  14. ^ Ruby, Charles L. (2002). “The Definition of Terrorism” (PDF). Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2010.
  15. ^ Sageman, Marc. 2004. Hiểu rĩ Mạng lưới Khủng bố. Philadelphia: Thời báo Đại học Pennsylvania. Ch. 5 tr. 158-161
  16. ^ “US Government Publishing Office”. Truy cập 23 tháng 9 năm 2015.
  17. ^ “Justice”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.

Liên kết ngoài

Liên hiệp Quốc
Khủng bố và luật nhân đạo quốc tế
Tin tức và các bài viết đặc biệt