Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tào Tiết (Hán Hiến Đế)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 71: Dòng 71:
{{Hoàng hậu nhà Hán}}
{{Hoàng hậu nhà Hán}}


[[Thể loại:Người Giang Tô]]
[[Thể loại:Hoàng hậu nhà Hán]]
[[Thể loại:Hoàng hậu nhà Hán]]
[[Thể loại:Sinh thế kỷ 2]]
[[Thể loại:Sinh thế kỷ 2]]

Phiên bản lúc 18:44, ngày 5 tháng 1 năm 2018

Tào Tiết
曹節
Hán Hiến Đế hoàng hậu
Lễ nhập cung của Hiến Mục Hoàng Hậu cùng với cái chết của Đổng Quý nhân
Hoàng hậu nhà Hán
Tại vị215220
Tiền nhiệmHiếu Hiến Phục hoàng hậu
Kế nhiệmHoàng hậu cuối cùng của nhà Hán
Thông tin chung
Sinh197
Mất260 (62–63 tuổi)
Phối ngẫuHán Hiến Đế
Thụy hiệu
Hiến Mục Hoàng Hậu
(獻穆皇后)
Hoàng tộcNhà Đông Hán
Thân phụTào Tháo
Thân mẫuBiện phu nhân

Tào Tiết (Phồn thể: 曹節; giản thể: 曹节; 197 - 2 tháng 7, 260), thụy hiệu Hiến Mục hoàng hậu (獻穆皇后) là hoàng hậu của Hán Hiến Đế trong lịch sử Trung Quốc.

Tào hoàng hậu là hoàng hậu cuối cùng của nhà Đông Hán.

Thân thế

Tào Tiết là người Quận Tiêu, nước Bái, Đại Hán, con gái Tào Tháo, cháu nội của Thái úy Tào Tung nhà Hán. Giữa năm 196, Tào Tháo đón Hán Hiến Đế về Hứa Xương. Từ đó Tào Tháo khống chế Hiến Đế, lập ra niên hiệu Kiến An. Cũng trong năm này, Tào Tiết ra đời do trắc thất của Tào Tháo là Biện phu nhân.

Truyền thuyết kể rằng, khi vừa lọt lòng thì bà không khóc, chỉ rơi lệ, Đinh phu nhân chính thất Tào Tháo cho là sẽ không may mắn, đem vứt ở vùng ngoại ô. Tào Tháo sau khi trở về, nghiêm khắc răn dạy Đinh phu nhân, sai người đi tìm con gái nhỏ, hơn một tháng lúc sau thì có một lão bạch y nhân đem đến cửa phủ họ Tào. Biện phu nhân thấy đứa bé có hai viên nốt chu sa, liền xác nhận là chính mình sở sinh.

Hán Hiến Đế nghe câu chuyện, đích thân xem thực hư, thấy trước sân viện có cây tre, bèn nổi hứng ban tên là Tào Tiết (chữ Tiết 節 nghĩa là đốt tre).

Nhập cung

Năm Kiến An thứ 18 (213), Tào Tháo ép Hiến Đế phong ông làm Ngụy công. Đồng thời, Tào Tiết cùng chị là Tào Hiến (曹憲) và em là Tào Hoa (曹華) được cha mang gả cho Hiến Đế. Ban đầu, cả ba được phong chức Phu nhân, và đến năm sau (214), được phong làm Quý nhân, địa vị chỉ sau Hoàng hậu Phục Thọ.

Cũng trong năm 214, có người tố cáo việc Hoàng hậu Phục Thọ cùng cha là Phục Hoàn mưu giết Tào Tháo. Tào Tháo bắt giết cha con Phục hoàng hậu, rồi ép Hiến Đế lập một trong ba vị Tào quý nhân, con gái mình làm Hoàng hậu mới. Hán Hiến Đế không biết quyết định chọn ai bèn chỉ định Tào Tiết là người ở giữa làm Hoàng hậu.

Năm Kiến An thứ 20 (215), chính nguyệt, Quý nhân Tào Tiết được phong thành Hoàng hậu.

Tuy là con gái họ Tào, nhưng bản thân Hoàng hậu Tào Tiết rất trung thành với Hán Hiến Đế, hết lòng thương cảm vì cơ nghiệp họ Lưu. Sử sách không lưu lại nhiều về hoạt động của Tào Tiết trong thời gian làm Hoàng hậu, nhưng rõ ràng thời điểm đó Hán Hiến Đế hoàn toàn mất quyền lực, cha bà là Tào Tháo nắm toàn bộ quyền lực.

Năm Kiến An thứ 25 (220), Tào Tháo mất, anh bà là Tào Phi lên nối ngôi Ngụy vương. Tháng 10 năm đó, Tào Phi cướp ngôi Hán Hiến Đế, kết thúc triều đại nhà Hán, lập ra triều Tào Ngụy. Khi sai người tới hỏi bà để lấy ngọc tỷ truyền quốc. Tào hoàng hậu nhất định không chịu đưa. Sau vì bị ép quá, Tào hoàng hậu vứt ngọc tỷ xuống lầu, khóc mắng Tào Phi:"Trời không phù hộ cho nhà ngươi đâu!".

Sơn Dương công phu nhân

Hán Hiến Đế bị phế làm Sơn Dương công, vì thế Tào Tiết trở thành Sơn Dương công phu nhân (山陽公夫人).

Năm Hoàng Sơ thứ 4 (224), ngày 20 tháng 1, Ngụy Văn Đế Tào Phi cấp cho bà ấp thang mộc, thực ấp 500 hộ, lại phong cho con gái Lưu Mạn (劉曼) làm Trường Lạc quận công chúa (長樂郡公主).

Năm Cảnh Nguyên nguyên niên (260), ngày 2 tháng 7, Sơn Dương công phu nhân Tào Tiết qua đời, an táng với Hán Hiến Đế tại Thiền lăng (禪陵) với thụy hiệuHiến Mục hoàng hậu (獻穆皇后) với nghi lễ nhà Hán.

Xem thêm

Tham khảo

  • Hậu Hán thư, quyển 9, 10 hạ.
  • Tư trị thông giám, quyển 67.
  • Lê Đông Phương (2007), Kể chuyện Tam Quốc, Nhà xuất bản Đà Nẵng
  • Cát Kiếm Hùng chủ biên (2006), Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc, tập 1, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin