Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hồng y”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 59: Dòng 59:


==Tham khảo==
==Tham khảo==
{{Tham khảo}}
{{Tham khảo|2}}


{{thể loại Commons|Cardinals}}
{{thể loại Commons|Cardinals}}

Phiên bản lúc 03:02, ngày 6 tháng 1 năm 2018

Trang phục Hồng y

Hồng y (Latinh: Sanctae Romanae Ecclesiae cardinalis, nghĩa đen là Hồng y của Giáo hội Công giáo La Mã) là một nhà lãnh đạo cao cấp của Giáo hội, này được biết đến với danh hiệu là Hoàng tử của Giáo hội, và thường được vinh thăng tước vị này, khi vẫn còn trong vòng độ tuổi bỏ phiếu, thông thường từ các giám mục của Giáo hội Công giáo La Mã. Các hồng y của Giáo hội được gọi chung là Hồng y Đoàn. Các nhiệm vụ của các hồng y bao gồm tham dự các cuộc họp của hồng y đoàn với tư cách độc lập hoặc với tư cách thành viên các nhóm do yêu cầu từ phía Giáo hoàng. Hầu hết hồng y đều có bổn phận riêng của họ, chẳng hạn như dẫn dắt một giáo phận hoặc tổng giáo phận hoặc quản lý một bộ phận của Giáo triều Rôma. Nhiệm vụ chính của hồng y là chọn giám mục Rôma (Giáo hoàng) khi xảy ra hiện tượng trống tòa. Trong khoảng thời gian trống tòa (thời kỳ giữa cái chết hoặc từ chức của một giáo hoàng và cuộc bầu cử người kế nhiệm ông), việc quản trị hàng ngày của Tòa thánh nằm trong tay của Hồng y Đoàn. Quyền tham dự vào các cuộc họp kín, còn gọi là Mật nghị Hồng y chọn Tân Giáo hoàng được giới hạn đối với những hồng y chưa đến 80 tuổi vào ngày ngai tòa Giáo hoàng bị bỏ trống.

Năm 1059, quyền bầu cử của Đức Giáo Hoàng được dành cho các giáo sĩ chính của Rôma và các giám mục của bảy thị trấn ngoại ô. Trong thế kỷ 12, việc bổ nhiệm các giáo sĩ từ ngoài Rôma bắt đầu với việc các hồng y, mỗi người trong số họ đã chỉ định một nhà thờ ở Rôma làm nhà thờ hiệu tòa đại diện của ông hoặc liên kết với một trong các giáo phận vùng ngoại ô, trong khi vẫn đang được quản trị một giáo phận khác với giáo phận Rôma.[cần dẫn nguồn]

Nhiệm kì của hồng y áp dụng cho bất kỳ linh mục nào được chỉ định cách vĩnh viễn khi được chỉ định và vinh thăng cho một nhà thờ,[1] hoặc cụ thể cho linh mục cao cấp của một nhà thờ quan trọng, dựa trên tiếng latinh nguyên bản "cardo", nghĩa là bản lề, ngoài ra còn có nghĩa khác là "hiệu trưởng" hoặc "trưởng ban". Thuật ngữ này được áp dụng theo ý nghĩa này vào đầu thế kỷ thứ chín cho các linh mục của các giáo xứ giáp ranh giáo phận Rôma.[1] Giáo hội Anh Quốc giữ lại một ví dụ về nguồn gốc của danh hiệu, hiện được giữ bởi hai thành viên cao cấp của Tiểu chủng viện Nhà Thờ Thánh Paul.

Từ nguyên

Một kiểu mẫu huy hiệu hồng y

Tên của chức vị giáo sĩ cao cấp này trong tiếng Latinhcardinalis, có gốc từ danh từ cardo (có nghĩa là "bản lề", "khớp nối" hay "điểm mấu chốt)", do đó mà có thể được dịch thành "yếu tố thuộc bản chất, nền tảng, hay trụ cột".

Trong tiếng Việt thì từ "hồng y" vốn phát xuất từ "Hồng y chủ giáo" (紅衣主教) trong tiếng Hoa. Trong đó, "chủ giáo" là từ chỉ chức giám mục, và "hồng" tức là đỏ, "y" tức là áo - được gọi theo màu y phục; nghĩa từ nguyên chỉ đơn giản là "giám mục áo đỏ". Về sau từ rút gọn lại thành "hồng y" mà không có danh từ xứng hợp để dịch sát nghĩa của danh từ gốc Latinh. Trước đây, một số tài liệu tiếng Việt còn viết nhầm thành "hồng y giáo chủ" để thuận miệng, nhưng lại thừa và sai nghĩa, vì hồng y không phải là "giáo chủ" mà chỉ là một chức tước.

Bổ nhiệm

Giáo hoàng có quyền tuyệt đối và hoàn toàn tự do trong việc phong ai đó làm hồng y và có thể bằng hai thể thức:[2]

  • Công khai tuyên bố danh sách: thông thường.
  • Giữ kín tên vị được bổ nhiệm (in pectore): vì hoàn cảnh chưa cho phép tiết lộ.

Sau khi được bổ nhiệm hồng y, tức khắc người này thuộc hàng Giáo sĩ Roma, trở thành công dân của Vatican.

Nhà thờ Hiệu tòa

Mỗi vị hồng y đều có một nhà thờ hiệu tòa, hoặc là một nhà thờ ở thành phố Rôma hay một trong những khu ngoại ô. Ngoại lệ duy nhất là dành cho các Tổ phụ của các Giáo hội Công giáo Đông phương.[3] Tuy nhiên, các hồng y không có quyền quản trị và không can thiệp bằng bất cứ cách nào trong những vấn đề liên quan đến việc quản lý hàng hoá, kỷ luật, hoặc phục vụ các nhà thờ hiệu tòa của họ.[4] Họ được phép cử hành Thánh Lễ, cử hành nghi thức Giải tội và dẫn dắt thăm viếng và các cuộc hành hương đến nhà thờ hiệu tòa, phối hợp với các nhân viên của nhà thờ. Các hồng y thường ủng hộ các nhà thờ của họ bằng tiền và nhiều Hồng y giữ liên lạc với các nhân viên mục vụ của các nhà thờ hiệu tòa.

Hồng y Niên trưởng của Hồng y đoàn ngoài một nhà thờ hiệu tòa của mình, cũng sẽ nhận được chức danh Hồng y cùa Nhà thờ hiệu tòa Ostia, thị trấn có ngai tòa hiệu tòa đầu tiên. Các Hồng Y quản trị một Giáo Hội nghi lễ khác giữ lại danh hiệu của Giáo hội đó.[5]

Điều kiện

Kể từ Công đồng Vatican II, các tân hồng y đều phải qua chức Giám mục, chỉ có ít trường hợp ngoại lệ gọi là "Luật trừ".

Phân bậc

Tất cả các hồng y trên thế giới hợp thành |Hồng y đoàn và do một hồng y niên trưởng đứng đầu (unus inter pares). Hồng y được chia thành ba bậc. Việc phân bậc hồng y là một truyền thống lâu đời, chỉ ba Thừa tác vụ có "chức Thánh" trong giáo hội là: Hồng y Giám mục, Hồng y Linh mụcHồng y Phó tế nhưng không có sự khác biệt lớn.[2]

  • Hồng y Giám mục: là các những hồng y có một tước hiệu của một trong bảy giáo phận xung quanh Roma (Ostia, Palestrina, Albano, Frascati, Porto Santa Rufina, Sabina Poggio Mirteto và Velletri Segni).[2] Thực tế hiện nay chỉ có sáu Hồng y Giám mục mà thôi. Lý do là vị Hồng y Chấp chưởng luôn giữ tước hiệu của giáo phận Ostia, và thêm một giáo phận khác cũng ở xung quanh Roma nếu Hồng y này đã có trước.

Các vị Hồng y Giám mục hiện nay:

  • Hồng y Linh mục: là các vị đứng đầu các giáo phận khác trên toàn thế giới.[2]
  • Hồng y Phó tế: là các vị đứng đầu một cơ quan của Tòa Thánh.[2] Bậc Hồng y Phó tế cũng có thể chuyển sang bậc Hồng y Linh mục khi đã ở bậc Hồng y Phó tế 10 năm. Tuy nhiên, một khi đã chuyển lên bậc Hồng y Linh mục thì phải đổi cả tước hiệu nhà thờ chính tòa và dĩ nhiên là có quyền ưu tiên trên các Hồng y Linh mục cụ thể là được bổ nhiệm làm Hồng y sau mình.

Nhiệm vụ và quyền hạn

Hồng y là những người tập hợp thành |Hồng y đoàn, trực tiếp bầu giáo hoàng và dĩ nhiên có được nhiều ưu thế ứng cử làm giáo hoàng. Trong bầu chọn giáo hoàng, hồng y đứng đầu các Hồng y Phó tế thì có nhiệm vụ loan báo cho dân chúng chờ đợi tại Quảng trường Thánh Phêrô biết tên của Hồng y được bầu làm giáo hoàng. Giới hạn tuổi của một hồng y cử tri bầu giáo hoàng là dưới 80 tuổi.

Nếu không phải là Giám mục coi sóc một giáo phận nào đó thì các Hồng y bắt buộc phải ở Roma. Các Hồng y coi sóc các giáo phận trên thế giới phải đến Roma nếu giáo hoàng đương kim triệu tập hoặc hồng y Nhiếp chính triệu tập khi giáo hoàng qua đời.

Các loại hồng y đặc biệt

Hồng y Nhiếp chính

Hồng y Nhiếp chính của Giáo hội Công giáo Rôma, với sự trợ giúp của Phó Nhiếp chính và các vị giám chức khác của Văn phòng được gọi là Camera Tông Tòa, có các chức năng mà về bản chất được giới hạn trong một thời kỳ trống tòa của chức vụ giáo hoàng. Ông ta có nhiệm vụ đối chiếu các thông tin về tình hình tài chánh của tất cả các cơ quan phụ thuộc vào Toà Thánh và trình bày kết quả tại Hồng y Đoàn, khi họ tụ tập vào Mật nghị Hồng y chọn Tân Giáo hoàng.[6]

Hồng y thế tục

Vào những thời điểm khác nhau, đã có những hồng y chỉ mới được cạo đầu và các chức thánh nhỏ nhưng chưa được truyền chức linh mục hay phó tế. Mặc dù là các giáo sĩ, họ đã được gọi không chính xác là "hồng y giáo dân". Teodolfo Mertel là một trong những người cuối cùng là hồng y giáo dân. Khi ông qua đời vào năm 1899, ông là vị hồng y còn sót lại cuối cùng, người chưa bao giờ được truyền chức linh mục. Với việc sửa đổi Bộ Giáo luật được ban hành năm 1917 bởi Giáo hoàng Biển Đức XV, chỉ những người đã là linh mục hay giám mục mới được bổ nhiệm làm hồng y.[7]. Kể từ thời Giáo hoàng Gioan XXIII, một linh mục được chỉ định làm hồng y phải được truyền chức giám mục trước đó, trừ phi ông ta có được công lao lớn với giáo hội Công giáo.[8]

Tham khảo

  1. ^ a b  Sägmüller, Johannes Baptist (1913). “Cardinal” . Catholic Encyclopedia. New York: Robert Appleton Company.
  2. ^ a b c d e Hồng y trong Giáo hội Công giáo
  3. ^ Pope Paul VI., Motuproprio "Ad Purpuratorum Patrum Collegium" (11 February 1965), par. II
  4. ^ Giáo luật Giáo hội Công giáo Rôma, điều 357 triệt 1
  5. ^ Giáo luật giáo hội Công giáo, điều 350
  6. ^ “Pastor Bonus, - John Paul II - Apostolic Constitution (June 28, 1988) - John Paul II”. www.vatican.va.
  7. ^ Điều 232 triệt 1 của Bộ giáo luật Công giáo 1917
  8. ^ Cf. Điều 351 triệt 1 của Bộ Giáo luật Công giáo 1983 Code of Canon Law