Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thái Bình Công chúa”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: hế kỷ 7 → hế kỷ VII using AWB
Dòng 47: Dòng 47:
Năm [[701]], hai anh em họ Trương vu cáo, hại chết Ý Đức thái tử [[Lý Trọng Nhuận]], em gái [[Vĩnh Thái công chúa]] Lý Tiên Huệ và Phò mã [[Võ Diên Cơ]] khiến hai nhà Lý-Võ quay sang căm ghét hai anh em họ Trương. Năm [[702]], Thái tử Lý Hiển, Tương vương Lý Đán cùng Thái Bình công chúa liên tấu phong Trương Xương Tông tước ''Vương'' (王), nhưng Võ hậu đại nộ cải phong làm ''Quốc công'' (国公), nhằm để duy trì quan hệ giữa hai anh em và dòng họ Lý-Võ. Thế nhưng năm sau, Trương Xương Tông hạch tội [[Ngụy Nguyên Trung]] (魏元忠) và tình phu của công chúa là Cao Tiển, Võ hậu đại nộ, giam cầm cả hai vào ngục thất. Quan hệ giữa hai anh em họ Trương và Thái Bình công chúa chấm dứt ở đây, quay sang đối địch nhau.
Năm [[701]], hai anh em họ Trương vu cáo, hại chết Ý Đức thái tử [[Lý Trọng Nhuận]], em gái [[Vĩnh Thái công chúa]] Lý Tiên Huệ và Phò mã [[Võ Diên Cơ]] khiến hai nhà Lý-Võ quay sang căm ghét hai anh em họ Trương. Năm [[702]], Thái tử Lý Hiển, Tương vương Lý Đán cùng Thái Bình công chúa liên tấu phong Trương Xương Tông tước ''Vương'' (王), nhưng Võ hậu đại nộ cải phong làm ''Quốc công'' (国公), nhằm để duy trì quan hệ giữa hai anh em và dòng họ Lý-Võ. Thế nhưng năm sau, Trương Xương Tông hạch tội [[Ngụy Nguyên Trung]] (魏元忠) và tình phu của công chúa là Cao Tiển, Võ hậu đại nộ, giam cầm cả hai vào ngục thất. Quan hệ giữa hai anh em họ Trương và Thái Bình công chúa chấm dứt ở đây, quay sang đối địch nhau.


Tháng 2 năm [[705]], tể tướng [[Trương Giản Chi]] dẫn 500 quân tiến đánh vào hoàng cung, giết hai anh em họ Trương, ép buộc Võ Tắc Thiên truyền ngôi cho Thái tử Võ Hiển. Nũ hoàng lúc đầu không chịu, nhưng Thái Bình công chúa đã thuyết phục mẹ thoái vị về làm [[Thái thượng hoàng]], còn Võ Hiển lên ngôi lần thứ hai, lấy lại họ Lý, khôi phục lại [[nhà Đường]] sau 15 năm gián đoạn, tức là [[Đường Trung Tông]]. Chín tháng sau, Võ Tắc Thiên qua đời. Với công lao của mình, bà được tôn là ''Trấn Quốc Thái Bình trưởng công chúa'' (鎮國太平長公主), được lập phủ riêng xa hoa, ăn lộc năm nghìn hộ.
Tháng 2 năm [[705]], tể tướng [[Trương Giản Chi]] dẫn 500 quân tiến đánh vào hoàng cung, giết hai anh em họ Trương, ép buộc Võ Tắc Thiên truyền ngôi cho Thái tử [[Võ Hiển]]. Nũ hoàng lúc đầu không chịu, nhưng Thái Bình công chúa đã thuyết phục mẹ thoái vị về làm [[Thái thượng hoàng]], còn Võ Hiển lên ngôi lần thứ hai, lấy lại họ Lý, khôi phục lại [[nhà Đường]] sau 15 năm gián đoạn, tức là [[Đường Trung Tông]]. Chín tháng sau, Võ Tắc Thiên qua đời. Với công lao của mình, bà được tôn là ''Trấn Quốc Thái Bình trưởng công chúa'' (鎮國太平長公主), được lập phủ riêng xa hoa, ăn lộc năm nghìn hộ.


== Thời Trung Tông, Duệ Tông ==
== Thời Trung Tông, Duệ Tông ==

Phiên bản lúc 07:10, ngày 4 tháng 2 năm 2018

Thái Bình công chúa
太平公主
Thông tin chung
Sinhkhông rõ, ước tính từ 660 đến 665
Trường An, Đại Đường
Mất2 tháng 8, năm 713
Nam Sơn tự, Đại Đường
Phối ngẫuTiết Thiệu
Võ Du Kị
Hậu duệ
Tên đầy đủ
Lý Lệnh Nguyệt (李令月)
Chưa chắc chắn[1]
Hoàng tộcNhà Đường
Thân phụĐường Cao Tông
Thân mẫuVõ Tắc Thiên

Thái Bình công chúa (chữ Hán: 太平公主; ? - 1 tháng 8, 713), phong hiệu đầy đủ Trấn quốc Thái Bình trưởng công chúa (鎮國太平長公主), là một Công chúa thời nhà Đường, là con gái thứ hai và là người con nhỏ nhất của Đường Cao Tông Lý Trị và Võ Tắc Thiên. Bà là em gái của Đường Trung Tông Lý Hiển và Đường Duệ Tông Lý Đán, cô ruột của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ.

Từ khi sinh ra, bà được cha mẹ và các anh trai yêu quý, tính tình cương liệt bản lĩnh. Khi Vi hậu chi loạn xảy ra, bà cùng cháu là Huyền Tông Lý Long Cơ mưu binh biến, khôi phục trật tự chính sự, đó gọi là Đường Long chi biến (唐隆之變). Thế nhưng về sau hai cô cháu mâu thuẫn trong việc chia sẻ quyền lực, thế rồi Tiên Thiên chi biến (先天之變) nổ ra, công chúa bị chính cháu ruột ép tự sát. Sau khi công chúa qua đời, Huyền Tông lập lại trật tự ổn định về chính sự của nhà Đường sau một thời gian dài bị xáo trộn bởi các vị Hoàng hậu và Công chúa.

Thái Bình công chúa là vị công chúa nhiều tham vọng, quyền thế và nổi tiếng nhất trong triều nhà Đường, bà cùng Võ Tắc ThiênVi hoàng hậu là ba người phụ nữ nắm trong tay quyền hành cao nhất của triều đại này.

Tiểu sử

Thái Bình công chúa được biết là con út trong số sáu người con của Đường Cao TôngVõ Tắc Thiên. Sử cũ không ghi rõ công chúa sinh vào năm nào, nhưng có thể đoán ước chừng khoảng từ năm 660 đến 665. Theo nhiều suy đoán, bà có tên thật là Lý Lệnh Nguyệt (李令月), vì trong Toàn Đường văn - Đại hoàng thái tử thượng thực biểu [2], có trích đoạn: "...phục kiến thần muội Thái Bình công chúa thiếp Lý Lệnh Nguyệt gia thần"[3], nhưng có phản bác cho rằng cụm từ "Thiếp lý""Lệnh nguyệt gia thần" là tách rời nhau.

Khi công chúa còn nhỏ, bà thường hay lui tới nhà của bà ngoại là Vinh Quốc phu nhân Dương thị, và cung nữ bên cạnh bà bị cưỡng hiếp bởi người anh họ là Hạ Lan Mẫn Chi (賀蘭敏之), con trai lớn của Hàn Quốc phu nhân Võ Thuận, chị gái của Võ hậu. Việc này khiến Võ hậu cực kì tức giận, vì trước đây Mẫn Chi từng có hành vi không kiểm điểm với Thái tử phi trong cung, nên Võ hậu quyết định triệt đi tư cách kế thừa nhà họ Võ, thay vì theo tội đáng bị xử tử.

Năm 670, sau khi mẹ Võ hậu là Vinh Quốc phu nhân Dương thị qua đời, Võ hậu cho Công chúa trở thành Đạo cô để nhận thánh ân thay cho bà ngoại. Sau này, khi Cao Tông thương lượng một hiệp ước hòa bình với Thổ Phồn, Quốc vương Thổ Phồn đề nghị được thành hôn với công chúa nhưng Cao Tông khước từ. Thay vào đó, để tạ lỗi, Cao Tông cho xây miếu Đạo và đặt tên là Thái Bình Quán (太平觀).

Các cuộc hôn nhân

Năm 681, Thái Bình công chúa hạ giá lấy Tiết Thiệu (薛紹), con trai của cuộc hôn nhân lần thứ hai của chị Đường Cao TôngThành Dương công chúa (城陽公主) với Tiết Quán (薛瓘). Hôn lễ được cử hành ở Vạn Niên huyện quán, phụ cận của Trường An, cực kỳ xa hoa và lộng lẫy. Năm đó, Cao Tông ra quyết định vì cử hành đại hôn của bà mà đặc xá thiên hạ. Trong gia đình họ Tiết, người anh cả Tiết Di (薛顗) có phu nhân là Tiêu thị, cùng với phu nhân của người anh trai khác Tiết Tự (薛緒) là Chương thị đều xuất thân bình dân, khiến cho Võ hậu có ý khinh thường, bà thường hay nói: "Con gái ta sao có thể là chị em dâu với hạng dân đen ?". Về sau, có ngưới nói Tiêu thị là hậu duệ của danh thần Tiêu Vũ (蕭瑀), Võ hậu mới bớt khắt khe đi. Chung sống cực kỳ hạnh phúc với Tiết Thiệu, Thái Bình công chúa sinh ra 2 người con trai là Tiết Sùng Huấn (薛崇訓) và Tiết Sùng Giản (薛崇簡).

Năm 688, Việt Kính vương Lý Trinh (李贞) cùng con trai là Lang Nha vương Lý Xung (李沖) nổi dậy chống lại Võ hậu và thất bại. Hai anh trai của phò mã Tiết Thiệu là Tiết Di và Tiết Tự bị nghi là có liên quan tới Lý Xung và đều bị bắt, Tiết Thiệu cũng bị liên can. Tiết Di và Tiết Tự bị chặt đầu còn Tiết Thiệu bị đánh 100 roi và bỏ chết đói trong ngục. Khi đó, Công chúa đang mang thai và đã sinh ra một con gái, sau này được phong làm Vạn tuyền huyện chúa (萬泉縣主). Võ hậu nhằm an ủi con gái, đã phá lệ cấp thực ấp cho công chúa nhiều hơn bình thường, trên cả vạn hộ.

Năm 690, Võ Tắc Thiên định gả công chúa Thái Bình cho Ngụy Tuyên vương Võ Thừa Tự (武承嗣), nhưng do Võ Thừa Tự có bệnh nên cuộc hôn nhân này phải hủy (có thuyết cho rằng công chúa không thích Võ Thừa Tự). Vì thế Võ Tắc Thiên gả công chúa cho Võ Du Kỵ (武攸暨), một người cháu khác cũng gọi Võ Tắc Thiên bằng cô, là cháu nội của người chú của Võ thị là Võ Sĩ Lăng (武士稜). Do Võ Du Kỵ đã có vợ nên Võ hậu đã buộc vợ của Du Kỵ phải tự sát. Sau khi Công chúa tái giá không lâu, Võ hậu xưng Đế, lập ra Võ Chu triều đại.

Võ Du Kị tính tình khiêm nhường, cùng công chúa có hai người con trai là Võ Sùng Mẫn (武崇敏), Võ Sùng Hành (武崇行) và 1 người con gái. Về sau, công chúa bao dưỡng tình phu, thông dâm với nhiều đàn ông khác, kéo bè kết đảng, lại còn tìm sủng nam dâng cho mẹ là Võ Tắc Thiên. Trong các tình nhân của Thái Bình công chúa bao gồm: Tiết Hoài Nghĩa (薛懷義), Hòa thượng Huệ Phạm (惠范), Trương Xương Tông (張昌宗), Trương Dịch Chi (張易之), Cao Tiển (高戩) và Thôi Thực (崔湜).

Giành lại nhà Đường

Võ Tắc Thiên sau khi đăng cơ, khiến Thái Bình công chúa hoan hỉ muốn nhân đó tạo thế lực, can dự triều chính. Võ hậu thường khen công chúa tư sắc diễm mĩ, chí khí cương liệt rất giống mình, nhưng không đồng ý cho công chúa tham dự bất kỳ chuyện chính sự gì. Thái Bình công chúa từ đó e dè mẹ mình, không dám xen vào chính sự, chỉ ở phủ đệ hưởng vinh hoa phú quý.

Võ Tắc Thiên ở khi tuổi già lập Phụng Thần phủ để tuyển chọn nhiều thanh niên tuấn tú đưa vào đó để phục vụ và thỏa mãn dục vọng của mình, trong số đó có Trương Xương Tông vốn được Thái Bình công chúa giới thiệu để hầu hạ cho Nữ hoàng vào khoảng năm 697. Thái Bình công chúa sau đó lại giới thiệu tiếp người anh của Xương Tông là Trương Dịch Chi. Nữ hoàng vô cùng sủng ái Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông, phong Tông làm Vân Huy tướng quân, còn Dịch Chi làm Tư Vệ thiếu khanh. Rồi ngày càng say đắm cưng chiều khiến hai tên ngày càng lộng quyền, thậm chí Trương Xương Tông còn ngoại tình với nữ quan thân cận nhất của Võ Tắc Thiên là Thượng Quan Uyển Nhi. Thế lực của hai anh em ngày càng lớn mà Võ Tắc Thiên thì không ra khỏi cung nữa.

Năm 701, hai anh em họ Trương vu cáo, hại chết Ý Đức thái tử Lý Trọng Nhuận, em gái Vĩnh Thái công chúa Lý Tiên Huệ và Phò mã Võ Diên Cơ khiến hai nhà Lý-Võ quay sang căm ghét hai anh em họ Trương. Năm 702, Thái tử Lý Hiển, Tương vương Lý Đán cùng Thái Bình công chúa liên tấu phong Trương Xương Tông tước Vương (王), nhưng Võ hậu đại nộ cải phong làm Quốc công (国公), nhằm để duy trì quan hệ giữa hai anh em và dòng họ Lý-Võ. Thế nhưng năm sau, Trương Xương Tông hạch tội Ngụy Nguyên Trung (魏元忠) và tình phu của công chúa là Cao Tiển, Võ hậu đại nộ, giam cầm cả hai vào ngục thất. Quan hệ giữa hai anh em họ Trương và Thái Bình công chúa chấm dứt ở đây, quay sang đối địch nhau.

Tháng 2 năm 705, tể tướng Trương Giản Chi dẫn 500 quân tiến đánh vào hoàng cung, giết hai anh em họ Trương, ép buộc Võ Tắc Thiên truyền ngôi cho Thái tử Võ Hiển. Nũ hoàng lúc đầu không chịu, nhưng Thái Bình công chúa đã thuyết phục mẹ thoái vị về làm Thái thượng hoàng, còn Võ Hiển lên ngôi lần thứ hai, lấy lại họ Lý, khôi phục lại nhà Đường sau 15 năm gián đoạn, tức là Đường Trung Tông. Chín tháng sau, Võ Tắc Thiên qua đời. Với công lao của mình, bà được tôn là Trấn Quốc Thái Bình trưởng công chúa (鎮國太平長公主), được lập phủ riêng xa hoa, ăn lộc năm nghìn hộ.

Thời Trung Tông, Duệ Tông

Đường Trung Tông lên ngôi lần thứ hai, Thái Bình công chúa dần tham gia vào chính sự, rất được Trung Tông coi trọng, được đặt cách không cần hành lễ đối với Thái tử Lý Trọng TuấnAn Lạc công chúa Lý Khỏa Nhi, quyền thế muôn phần đáng sợ, không ai sánh kịp. Lúc đó, vợ con của Trung Tông là Vi hoàng hậu và An Lạc công chúa lộng hành trong ngoài cung, duy chỉ e ngại có Thái Bình công chúa mà thôi.

Năm 707, Thái tử Lý Trọng Tuấn làm n ên Cảnh Long chi biến, giết Võ Tam Tư cùng Võ Sùng Huấn, nhưng sau đó thất bại mà bị chết. Năm 709, An Lạc công chúa vu cáo Thái Bình công chúa và Tương vương Lý Đán đồng mưu với Thái tử, nhưng xét ra không đúng, do đó Thái Bình và An Lạc hai vị công chúa trong triều đối địch công khai.

Tháng 6 năm 710, Đường Trung Tông băng hà, do Vi hoàng hậu và An Lạc công chúa hạ độc. Vi hoàng hậu muốn nhân đó chiếm ngôi vị, làm một Võ Tắc Thiên tiếp theo, nhưng Chiêu dung Thượng Quan Uyển Nhi đã cùng Thái Bình công chúa đưa di chiếu lập Ôn vương Lý Trọng Mậu làm Hoàng đế, tức Đường Thương Đế, Vi hoàng hậu thành Hoàng thái hậu, cùng nhiếp chính, Tương vương Lý Đán cũng tham chính.

Tháng 7 năm đó, Thái Bình công chúa hiệp sức với con của Lý Đán là Lâm Tri vương Lý Long Cơ tiến hành chính biến, tiêu diệt Vi thái hậu và bè đảng, Thượng Quan Uyển Nhi cũng bị giết chết, phế bỏ Đường Thương Đế. Tương vương Lý Đán được lập lên ngôi, tức là Đường Duệ Tông, phong Lý Long Cơ làm Thái tử. Thái Bình công chúa có công lớn, được phong Thái trưởng Công chúa, ăn lộc vạn hộ, trở thành vị Công chúa quyền thế nhất trong triều đại nhà Đường.

Tuy nhiên, sau đó Thái Bình công chúa và Thái tử Lý Long Cơ lại tranh giành quyền lực, bà từng khuyên Duệ Tông phế Thái tử nhưng không được, nên tích cực gây dựng phe cánh của mình. Có lúc trong 7 vị đại thần đầu triều thì năm người theo Thái Bình công chúa, chỉ có Diêu Sùng (姚崇), Tống Cảnh (宋璟) không theo. Duệ Tông cũng muốn hòa giải nhưng không được, dần dần không quan tâm đến triều chính.

Khoảng năm 711, Thái Bình công chúa ngầm lệnh một quan chiêm tinh nói với Duệ Tông rằng thiên tượng có biến đổi, ắt trong tương lai sẽ có chính biến xảy ra liên quan đến Đế vị. Nắm bắt thời cơ, Thái Bình công chúa ngầm nhân đó ám chỉ việc Thái tử Lý Long Cơ có thể làm binh biến đoạt ngôi, âm mưu khiến Duệ Tông nghi ngờ Long Cơ và trừ khử đi. Tuy nhiên, Duệ Tông cho rằng nên tự động thiện nhượng để tránh binh đao, khiến Thái Bình công chúa tích cực phản đối. Lý Long Cơ ban đầu cũng không đồng ý, nhưng sau do Duệ Tông quả quyết nên đã đồng ý.

Tiên Thiên chính biến

Năm 712, Đường Duệ Tông lui về làm Thái thượng hoàng, truyền ngôi cho Lý Long Cơ, tức Đường Huyền Tông, cải niên hiệu là Tiên Thiên (先天). Cùng năm đó, chồng của Thái Bình công chúa là Võ Du Kỵ qua đời, được truy tặng làm An Định Giản vương (定忠簡王).

Khi này, thân tín của Huyền Tông là Lưu U Cầu (劉幽求) và Trương Vĩ (張暐) đã bàn bạc việc âm mưu hành thích phe đảng của Thái Bình công chúa, nhưng tin tức bị lộ ra bởi Đặng Quang Tân (鄧光賓). Tin tức bị lộ, Huyền Tông buộc lòng phải chối bỏ liên can và cầu sự giúp đỡ từ Thái thượng hoàng. Cuối cùng, bằng sự ảnh hưởng của mình, Duệ Tông đã khiến Lưu-Trương-Đặng 3 người chỉ phải bị lưu đày, thoát khỏi hình phạt tử hình. Sau vụ việc, Huyền Tông càng cẩn trọng hơn với phe cánh của Thái Bình công chúa.

Năm 713, Thái Bình công chúa chuẩn bị khởi loạn, tìm cách nắm giữ Ngự lâm quân (御林军), ngoài ra cùng đảng nhân gồm Đậu Hoài Trinh (竇懷貞), Sầm Hi (岑羲), Tiêu Chí Trung (蕭至忠), Thôi Thực (崔湜), Tiết Tắc (薛稷), Tân Hưng vương Lý Tấn (李晉)[4], Lý Du (李猷), Cổ Ưng Phúc (賈膺福), Thường Nguyên Giai (常元楷), Lý Từ (李慈) và Lý Khâm (李欽), chuẩn bị tiến hành đảo chính. Ngụy Tri Cổ (魏知古) do la tin tức, bẩm báo với Huyền Tông, và Huyền Tông quyết định ra tay trước. Huyền Tông mật nghị cùng Quách Nguyên Chấn (郭元振), Vương Mao Trọng (王毛仲) và Cao Lực Sĩ, tiến hành tiên phát chế nhân.

Ngày 29 tháng 7, Huyền Tông sai Vương Mao Trọng dẫn 300 người giết chết Thường Nguyên Giai và Lý Từ, sau đó là Cổ Ưng Phúc, Lý Du, Tiêu Chí Trung và Sầm Hi đều bị bắt vào ngục. Đậu Hòa Trinh chạy thoát được, đến một hẻm núi mà thắt cổ tự vẫn. Tiết Tắc bị bắt giam và bị ép phải tự tử. Thượng hoàng Duệ Tông nghe biến cố, lập tức đến tháp canh của Thừa Thiên môn (承天門) để xem tình hình. Sua khi giải quyết phe đảng của Thái Bình công chúa, Huyền Tông ép Duệ Tông ra một đạo chỉ dụ là đã yêu cầu Huyền Tông làm chính biến. Ngày hôm sau, Duệ Tông tuyên bố trao hết mọi quyền hành cho Huyền Tông và lui về ở tại Bách Phúc điện (百福殿).

Thái Bình công chúa thấy việc đã hỏng, bỏ chạy đến trốn ở Nam Sơn tự trong ba ngày. Thái thượng hoàng đành phải ra mặt xin Đường Huyền Tông Lý Long Cơ tha chết cho em gái, nhưng Lý Long Cơ từ chối. Cùng đường, Thái Bình công chúa đành phải tự tử, đó là ngày 1 tháng 8. Mộ của chồng bà là Võ Du Kị cũng bị san bằng.

Phim truyền hình

Ghi chú

  1. ^ Toàn Đường văn: Đại hoàng thái tử thượng thực biểu, trích đoạn:...伏见臣妹太平公主妾李令月嘉辰... (phục kiến thần muội thái bình công chúa thiếp lý lệnh nguyệt gia thần), nhưng có phản bác cho rằng cụm từ "thiếp lý" và "lệnh nguyệt gia thần" là tách rời nhau.
  2. ^ Toàn Đường văn: Đại hoàng thái tử thượng thực biểu
  3. ^ Nguyên văn: 伏见臣妹太平公主妾李令月嘉辰
  4. ^ Cháu nội của Tân Hưng quận vương Lý Đức Lương (李德良), anh em họ với Đường Cao Tổ Lý Uyên