Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bắc Kỳ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Uoat365 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Uoat365 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 41: Dòng 41:
Trong thời kỳ [[Pháp thuộc|Pháp thôn tính Việt Nam]], theo chính sách "[[chia để trị]]", Việt Nam bị chia cắt thành 3 xứ riêng biệt: xứ thuộc địa Nam Kỳ và hai xứ bảo hộ Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Danh xưng Bắc Kỳ được [[chính quyền]] [[Liên bang Đông Dương]] của Pháp duy trì cho đến năm 1945. Trong các văn bản hành chính hoặc báo chí hiện nay, cách goi "Bắc Kỳ, Nam Kỳ" bị cấm sử dụng do mang tính phân biệt, gây chia rẽ vùng miền (trừ khi nói về sự kiện hoặc địa danh lịch sử).
Trong thời kỳ [[Pháp thuộc|Pháp thôn tính Việt Nam]], theo chính sách "[[chia để trị]]", Việt Nam bị chia cắt thành 3 xứ riêng biệt: xứ thuộc địa Nam Kỳ và hai xứ bảo hộ Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Danh xưng Bắc Kỳ được [[chính quyền]] [[Liên bang Đông Dương]] của Pháp duy trì cho đến năm 1945. Trong các văn bản hành chính hoặc báo chí hiện nay, cách goi "Bắc Kỳ, Nam Kỳ" bị cấm sử dụng do mang tính phân biệt, gây chia rẽ vùng miền (trừ khi nói về sự kiện hoặc địa danh lịch sử).


Hiện nay, danh xưng này đôi khi được người miền Nam dùng để gọi những người di cư có gốc gác từ [[miền Bắc Việt Nam]], tuy nhiên cách gọi này có phần không chính xác về lịch sử, vì tất cả người Kinh ở miền Nam Việt Nam vốn đều có tổ tiên là người miền Bắc Việt Nam, chỉ mới di cư vào Nam Bộ từ thời [[chúa Nguyễn]] (khoảng thế kỷ 17-18).
Hiện nay, danh xưng này đôi khi được một số người miền Nam dùng để gọi những người di cư có gốc gác từ [[miền Bắc Việt Nam]], tuy nhiên cách gọi này có phần không chính xác về lịch sử, vì tất cả người Kinh ở miền Nam Việt Nam vốn đều có tổ tiên là người miền Bắc Việt Nam, chỉ mới di cư vào Nam Bộ từ thời [[chúa Nguyễn]] (khoảng thế kỷ 17-18).


==Địa danh Tonkin==
==Địa danh Tonkin==

Phiên bản lúc 03:27, ngày 20 tháng 3 năm 2018

北圻
1884–1945

1945–1949
Flag of France Bắc Kỳ
Flag of France
Bắc Kỳ hiện nay là miền bắc Việt Nam (màu cam)
Bắc Kỳ hiện nay là miền bắc Việt Nam (màu cam)
Tổng quan
Vị thếXứ bảo hộ của Pháp; lãnh thổ của Liên bang Đông Dương
Thủ đôHà Nội
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Pháp, Tiếng Việt
Tôn giáo chính
Phật giáo, Nho giáo
Lịch sử
Thời kỳChủ nghĩa đế quốc mới
• Thành lập
1884
• Giải thể
1949
Kinh tế
Đơn vị tiền tệĐồng bạc Đông Dương
Tiền thân
Kế tục
Nhà Nguyễn
Nhà Thanh
Đế quốc Việt Nam
Đế quốc Việt Nam
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Quốc gia Việt Nam
Hiện nay là một phần của Việt Nam


Nụ cười cô gái Bắc Kỳ, 1905.

Bắc Kỳ[1][2] (chữ Hán: 北圻) là địa danh do vua Minh Mệnh ấn định vào năm 1834 để mô tả lãnh địa từ tỉnh Ninh Bình trở ra cực Bắc Đại Nam, thay cho địa danh Bắc Thành đã tỏ ra kém phù hợp.

Trong thời kỳ Pháp thôn tính Việt Nam, theo chính sách "chia để trị", Việt Nam bị chia cắt thành 3 xứ riêng biệt: xứ thuộc địa Nam Kỳ và hai xứ bảo hộ Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Danh xưng Bắc Kỳ được chính quyền Liên bang Đông Dương của Pháp duy trì cho đến năm 1945. Trong các văn bản hành chính hoặc báo chí hiện nay, cách goi "Bắc Kỳ, Nam Kỳ" bị cấm sử dụng do mang tính phân biệt, gây chia rẽ vùng miền (trừ khi nói về sự kiện hoặc địa danh lịch sử).

Hiện nay, danh xưng này đôi khi được một số người miền Nam dùng để gọi những người di cư có gốc gác từ miền Bắc Việt Nam, tuy nhiên cách gọi này có phần không chính xác về lịch sử, vì tất cả người Kinh ở miền Nam Việt Nam vốn đều có tổ tiên là người miền Bắc Việt Nam, chỉ mới di cư vào Nam Bộ từ thời chúa Nguyễn (khoảng thế kỷ 17-18).

Địa danh Tonkin

"Tonkin" vốn là đọc trại âm tên Hán-Việt của địa danh Hà Nội, thời nhà Lê gọi là Đông Kinh (東京). Vì đó cũng là trung tâm hành chính và thương mại miền Bắc nên Tonkin được người phương Tây dùng để chỉ toàn xứ Đàng Ngoài thời Trịnh - Nguyễn phân tranh dưới nhiều dạng như Tunquin, Tonquin, Tongking, Tongkin, và Tonkin. Cách viết phản ảnh văn tự của người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, AnhPháp khi phát âm "Đông Kinh". Sang thế kỷ 19 địa danh "Tonkin" được người Pháp chỉ định riêng xứ Bắc Kỳ của triều Minh Mệnh trở đi. Tuy tên Tonkin không còn dùng về mặt hành chính nhưng trong tiếng Pháp, Anh ta còn thấy nó xuất hiện trong tên gọi Vịnh Bắc Bộ "Golfe du Tonkin/ Gulf of Tonkin". Tính từ tonkinois trong tiếng Pháp được dùng trong soupe tonkinoise để chỉ món phở. Vincent Scotto sáng tác một bài hát vào năm 1906 với nhan đề "La petite Tonkinoise". (Cô em Bắc Kỳ nho nhỏ). Tính từ latinh hóa tonkinensis (Phân loại học), dùng để miêu tả các loài, chủ yếu là các giống cây có ở Bắc Bộ (Tonkin). Ví dụ Sindora tonkinensis chỉ cây gụ lau, hay Dalbergia tonkinensis, tức sưa Bắc Bộ.

Ngày nay từ Bắc Kỳ không được sử dụng chính thống. Những vùng như Miền Trung, Miền Nam, đặc biệt những vùng có ít người Bắc sinh sống, sử dụng từ Bắc Kỳ nhằm chỉ người Bắc, đôi khi với những định kiến nhất định. Nên người Bắc vào Nam sau 1975 xem đây là từ kỳ thị vùng miền. Trước 1975 từ Bắc Kỳ được sử dụng rộng rãi, người bắc di dân dân không xem đây là từ kỳ thị. Nhạc sĩ Phạm Duy, một người con của Hà Nội có một sáng tác mang tên " Cô Bắc Kỳ nho nhỏ ", đã chứng minh điều đó.

Lịch sử

Thời nhà Nguyễn độc lập

Bản đồ trung châu Bắc Kỳ năm 1873.

Tiền thân của Bắc Kỳ là tổng trấn Bắc Thành được thiết lập từ thời Gia Long nhà Nguyễn năm 1802, là cơ chế hành chính phân quyền đầu thời Nguyễn. Bắc Thành gồm 1 trấn thành là thành Thăng Long và 11 trấn là: 5 nội trấn (Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ) và 6 ngoại trấn (Quảng Yên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Hóa)[3]. Đứng đầu Bắc Thành là viên tổng trấn và đứng đầu 11 trấn là các viên quan trấn thủ. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), đổi tên các trấn Sơn Nam Thượng thành Sơn Nam, Sơn Nam Hạ thành Nam Định. Trước khi thành lập năm 1834, năm 1831 Minh Mạng đã tiến hành cải cách hành chính: đổi toàn bộ các trấn thuộc Bắc Thành thành các tỉnh (13 tỉnh đầu tiên đều thành lập năm 1831). Ban đầu Bắc Kỳ gồm 13 tỉnh là: Hà Nội (trung tâm Bắc Thành), 4 tỉnh nội trấn (Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên), 8 tỉnh ngoại trấn (Nam Định, Ninh Bình, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Yên). Tỉnh Hà Nội lập mới từ thành Thăng Long và một phần tây bắc trấn Sơn Nam. Tỉnh Hưng Yên đổi tên từ trấn Sơn Nam. Tỉnh Bắc Ninh đổi tên từ trấn Kinh Bắc. Tỉnh Ninh Bình được tách ra lập nên từ phần thượng du trấn Nam Định.

Để phân biệt các tỉnh này với các tỉnh có cùng tên gọi ở Bắc Bộ Việt Nam ngày nay nên gọi là các tỉnh Bắc Kỳ nhà Nguyễn. Tỉnh Hà Nội nhà Nguyễn nay là khu vực trung tâm và phía nam thành phố Hà Nội, cùng với tỉnh Hà Nam. Tỉnh Sơn Tây nhà Nguyễn nay là phần tây bắc thành phố Hà Nội cùng các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Tỉnh Bắc Ninh nhà Nguyễn nay là phần phía đông bắc thành phố Hà Nội và 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Tỉnh Hải Dương nhà Nguyễn nay là Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Tỉnh Hưng Yên nhà Nguyễn gồm cả một phần tỉnh Thái Bình ngày nay. Tỉnh Nam Định nhà Nguyễn nay là 2 tỉnh Thái Bình và Nam Định. Tỉnh Hưng Hóa nhà Nguyễn là gần như toàn bộ vùng Tây Bắc Bắc Bộ ngày nay, tức gồm toàn bộ hay một phần các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La. Tỉnh Tuyên Quang nhà Nguyễn nay là các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang. Tỉnh Thái Nguyên nhà Nguyễn nay là các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn. Tỉnh Quảng Yên nhà Nguyễn nay là tỉnh Quảng Ninh.

Đứng đầu mỗi tỉnh Bắc Kỳ nhà Nguyễn là các quan tuần phủ (11 viên trừ 2 tỉnh Lạng - Bình), và 2 đến 3 tỉnh không chính thức ghép lại thành hạt hành chính do một viên quan tổng đốc quản lý cả dân sự lẫn quân sự. Toàn bộ Bắc Kỳ được quản hạt bởi 5 viên tổng đốc và 1 tuần phủ gồm: Tổng đốc Sơn Tây - Hưng Hóa - Tuyên Quang (còn gọi là Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên hay Tổng đốc Tam tuyên, với tuyên là tên gọi tắt của thừa tuyên tức đơn vị hành chính thời Lê sơ tiền thân của tỉnh) đóng ở Sơn Tây, Tổng đốc Hà Nội - Ninh Bình (Tổng đốc Hà - Ninh) đóng ở Hà Nội, Tổng đốc Hải Dương -Quảng Yên (Tổng đốc Hải - Yên) đóng ở Hải Dương, Tổng đốc Thái Nguyên - Bắc Ninh (Tổng đốc Ninh - Thái) đóng ở Bắc Ninh, Tuần phủ Lạng Sơn - Cao Bằng (Tuần phủ Lạng - Bình)[4] đóng ở Lạng Sơn.

Thời Pháp thuộc

Bản đồ Bắc Kỳ năm 1883
Bản đồ Bắc Kỳ năm 1890 sau Công ước Pháp-Thanh 1887 nhưng trước Công ước Pháp-Thanh 1895.
Bản đồ Bắc Kỳ (Tonkin) thuộc Pháp năm 1902.

Sau lần đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất 1873, theo Hòa ước Giáp Tuất 1874, cho phép Pháp lập 2 khu nhượng địa ở Hà Nội và Hải Dương là khu Đồn Thủy (Hà Nội) và khu cảng Hải Phòng.

Năm 1883, Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai, buộc nhà Nguyễn ký Hiệp ước Harmand (25 tháng 8 năm 1883) đầu hàng thực dân PhápHiệp ước Patenôtre (6 tháng 6 năm 1884), công nhận quyền bảo hộ của Pháp với vùng lãnh thổ còn lại của Đại Nam. Theo Hiệp ước Harmand, khu vực từ đèo Ngang trở ra bắc gọi là Tonkin (Bắc Kỳ) (nhập thêm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh). Hiệp ước Patenôtre quy định lại ranh giới Tonkin (Bắc Kỳ), theo đó Bắc Kỳ tính từ địa giới phía nam tỉnh Ninh Bình trở ra. Tới năm 1885 Bắc Kỳ lại gồm có 13 tỉnh như trước: Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Hóa, Hưng Yên, Lạng Sơn, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Yên, Sơn Tây, Thái Nguyên, Tuyên Quang, và 2 khu nhượng địa của Pháp.

Thực dân Pháp bắt đầu thay đổi quản lý hành chính các vùng chiếm được ở Bắc Kỳ kể từ năm 1886 bằng việc chia tách tỉnh có diện tích lớn nhất với các sắc tộc thiểu số khác nhau thành các tỉnh và đạo quân sự nhỏ hơn. Đầu tiên là lập tỉnh Mường Chợ Bờ, tháng 6 năm 1886 (Đồng Khánh thứ 2), từ một phần các tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Ninh Bình (các vùng có người Mường cư trú), tỉnh này sau đổi tên thành Phương Lâm rồi cuối cùng là Hòa Bình (năm 1892). Năm 1888, sau khi thành Bắc Kỳ trở thành một xứ trong Liên bang Đông Dương mới thành lập, Pháp thành lập 2 thành phố Hà NộiHải Phòng bên cạnh các tỉnh Hà Nội và Hải Dương (lấy thêm đất từ 2 tỉnh này cho 2 thành phố mới gộp thêm với 2 nhượng địa năm 1874). Tháng 1 năm 1889 (Thành Thái thứ nhất), Pháp tách phần lớn tỉnh Hưng Hóa để lập đạo quân binh IV (Quân đoàn Bắc Kỳ), lỵ sở tại Lào Cai gồm các tiểu khu Lao Cai, Vạn Bú, Yên Bái, Lai Châu (là đất 16 châu và 4 huyện của tỉnh Hưng Hóa). Năm 1890, Pháp công nhận quyền thế tập cai quản vùng người Thái cho gia tộc Đèo của Đèo Văn Trị ở đạo quan binh VI. Năm 1890, thành lập các tỉnh Hà Nam (từ phủ Lý Nhân của tỉnh Hà Nội), Thái Bình (từ phần bắc sông Hồng của tỉnh Nam Định và phủ Tiên Hưng của Hưng Yên). Năm 1891, lập ra tỉnh Hà Giang[5] từ các hạt Hà Dương (Hà Giang) và Bắc Quang của tỉnh Tuyên Quang nơi đồn trú của đạo quân binh III Quân đoàn Bộ binh Bắc Kỳ, đặt đạo Vĩnh Yên từ phủ Vĩnh Tường tỉnh Sơn Tây. Năm 1895 tỉnh Bắc Giang được thành lập từ phủ Lạng Giang của tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Vạn Bú được thành lập từ 2 tiểu khu Sơn La và Lai Châu của đạo quân binh IV, (sau tỉnh này đổi thành tỉnh Sơn La năm 1904). Năm 1898 lập tỉnh Kiến An từ một phần tiếp giáp thành phố Hải Phòng của tỉnh Hải Dương. Tỉnh Vĩnh Yên được đổi từ đạo thành tỉnh dân sự năm 1899. Năm 1900, lập tỉnh Yên Bái[6] từ việc trích một phần đạo quân binh IV, lập tỉnh Bắc Cạn từ một phần tỉnh Thái Nguyên. Năm 1902 bỏ tỉnh Hà Nội lập tỉnh Cầu Đơ thay thế (đóng tỉnh lỵ tại Cầu Đơ), sau đổi thành tỉnh Hà Đông (năm 1904). Năm 1903, sau nhiều lần tách rồi nhập thêm các phần của các tỉnh Sơn Tây và Tuyên Quang vào thành tỉnh Hưng Hóa mới, thì tỉnh Hưng Hóa được đổi tên thành tỉnh Phú Thọ. Năm 1905, lập tỉnh Phúc Yên từ một phần các tỉnh Sơn Tây và Bắc Ninh. Năm 1906 lập tỉnh Hải Ninh từ phủ Hải Ninh của tỉnh Quảng Yên. Năm 1907 lập tỉnh Lào Cai từ phần cuối cùng còn lại của đạo quân binh IV. Năm 1909 tách ra để lập tỉnh Lai Châu từ tỉnh Sơn La, lúc này việc thiết lập hành chính của Pháp ở Bắc Kỳ mới ổn định.[7]

Đến những năm 1910 đầu thế kỷ 20, Bắc Kỳ có 2 thành phố và 27 tỉnh là: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Yên, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hà Giang, Bắc Giang, Sơn La, Kiến An, Vĩnh Yên, Yên Bái, Bắc Cạn, Phúc Yên, Hải Ninh, Lào Cai, Lai Châu.

Theo Ngô Vi Liễn viết trong cuốn Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ năm 1924, thì tới thập niên 1920 Bắc Kỳ có 29 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm: 4 thành phố (2 thành phố độc lập: Hà Nội, Hải Phòng, và 2 thành phố thuộc tỉnh: Hải Dương, Nam Định), 4 đạo quan binh (Hải Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu), và 23 tỉnh: (Hải Dương, Nam Định, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Yên, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Bắc Giang, Sơn La, Kiến An, Vĩnh Yên, Yên Bái, Bắc Cạn, Phúc Yên, Lào Cai[8]. Thành phố Nam Định thuộc tỉnh Nam Định được thành lập năm 1921[9]. Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương được thành lập năm 1923[10]. Số lượng này là không thay đổi cho đến hết thời Pháp thuộc (năm 1945) cũng là lúc Bắc Kỳ được đổi tên thành Bắc Bộ.

Vùng đất Bắc Kỳ tồn tại trên danh nghĩa vẫn thuộc lãnh thổ của Đại Nam, nhưng trên thực tế thuộc quyền cai trị của Thống sứ Bắc Kỳ (Résident supérieur du Tonkin; hay "Đông Kinh lưu trú quan đại thần") người Pháp. Các hiệp ước Pháp ký với triều đình nhà Nguyễn không được Trung Hoa công nhận. Phải đến sau Chiến tranh Pháp-Thanh (1884–1885), Pháp mới nắm toàn bộ chủ quyền của An Nam (miền Trung Việt Nam) và Bắc Kỳ. Năm 1887, Tonkin/Bắc Kỳ trở thành một xứ bảo hộ nằm trong Liên bang Đông Dương. Sau khi đảo chính Pháp, ngày 20 tháng 3 năm 1945, Nhật đã cử Thống sứ Nishimura tạm thời cai quản xứ này và đổi tên là Bắc Bộ. Sau khi thành lập Quốc gia Việt Nam quốc trưởng Bảo Đại chính thức thay Bắc Phần cho "Bắc Bộ".

Thống sứ

Bưu thiếp thời Pháp thuộc chụp cảnh bầu cử trưởng phố ở Hà Nội

Trước khi triều đình Huế buộc phải ký Hòa ước Quý Mùi, 1883, người Pháp đã thành lập Quân đoàn viễn chinh Bắc Kỳ (corps expéditionnaire du Tonkin) để xâm lược Bắc Kỳ. Các tướng chỉ huy Quân đoàn viễn chinh Bắc Kỳ đồng thời cũng là Thống soái Bắc Kỳ. Năm 1885, tướng Philippe Marie André Roussel de Courcy được cử sang Việt Nam với quyền hạn kiêm quản cả Bắc và Trung Kỳ. Năm 1886, Paul Bert, một quan chức dân sự được cử sang với chức vụ "Tổng Công sứ Trung – Bắc Kỳ" (Résident supérieur du Tonkin), gọi tắt là Tổng sứ, thay mặt cho chính phủ Pháp chủ trì mọi công việc đối ngoại của triều đình Việt Nam và thường được gọi là "Toàn quyền lưỡng kỳ" hoặc "Toàn quyền Trung – Bắc Kỳ". Dưới quyền trực tiếp của Tổng sứ là một hệ thống quan lại thực dân Pháp giúp việc: đứng đầu Trung Kỳ là Khâm sứ Trung Kỳ (Résident supérieur de l’Annam) và đứng đầu mỗi tỉnh ở cả Bắc Kỳ và Trung Kỳ là Công sứ (Résident) và Phó sứ (Résident adjoint).

Năm 1887, chức vụ Toàn quyền Đông Dương được thành lập, nắm toàn quyền cai quản cả Bắc - Trung - Nam Kỳ. Năm 1889, chức vụ Tổng sứ bị bãi bỏ, chức vụ Thống sứ Bắc Kỳ (Résident général du Tonkin), còn được gọi là Tổng trú sứ, được đặt ra để đảm nhiệm các công việc cho chính phủ Pháp bên cạnh Nam triều.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Hữu Ngọc “Wandering through Vietnamese Culture”. Thé̂ giới publishers, 2004, reprinted April 2006 & 2008, 1 124 pp. ISBN 90-78239-01-8
  2. ^ Forbes, Andrew, and Henley, David: Vietnam Past and Present: The North (History and culture of Hanoi and Tonkin). Chiang Mai. Cognoscenti Books, 2012. ASIN: B006DCCM9Q.
  3. ^ Đất nước Việt Nam qua các đời, Đào Duy Anh, Các tỉnh nước Việt Nam ở đời Nguyễn, trang 207.
  4. ^ Đất nước Việt Nam qua các đời, Đào Duy Anh, Các tỉnh nước Việt Nam ở đời Nguyễn, trang 216-219.
  5. ^ Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Hà Giang, Dân trí, ngày 20/08/2011.
  6. ^ Kỷ niệm 112 năm thành lập tỉnh Yên Bái 11/4/1900, đăng ngày 07/07/2012.
  7. ^ Đất nước Việt Nam qua các đời, Đào Duy Anh, Các tỉnh nước Việt Nam ở đời Nguyễn, trang 214-219.
  8. ^ Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ, Ngô Vi Liễn, trang 557-558.
  9. ^ Thành phố Nam Định, Cổng thông tin điện tử tỉnh Nam Định.
  10. ^ Thành phố Hải Dương, Cổng thông tin điện tử tỉnh Hải Dương, ngày 8/27/2013.

Liên kết ngoài