Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Hoa Kỳ (1493–1776)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
SieBot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 107: Dòng 107:
[[no:USA under kolonitiden]]
[[no:USA under kolonitiden]]
[[pt:Período colonial dos Estados Unidos]]
[[pt:Período colonial dos Estados Unidos]]
[[si:එක්සත් ජනපද වල යටත් විජිත ඉතිහාසය]]
[[simple:History of the United States#Colonial America]]
[[simple:History of the United States#Colonial America]]
[[sv:USA:s koloniala historia]]
[[sv:USA:s koloniala historia]]

Phiên bản lúc 02:06, ngày 22 tháng 1 năm 2011

Bắt đầu từ thế kỷ 16, người Anh tiến hành chiếm các thuộc địa tại Bắc Mỹ. Các nỗ lực ban đầu đã thất bại, nhưng sau này các thuộc địa tồn tại dài lâu được thành lập. Những người nhập cư đầu tiên đến nơi này không phải là đồng nhất: họ gồm có nhiều nhóm người từ nhiều tín ngưỡng và tầng lớp xã hội khác nhau và đã định cư tại nhiều nơi vào bờ biển miền đông. Các tín đồ Quaker tại Pennsylvania, các tín đồ Thanh giáo (Puritanism) tại thuộc địa Tân Anh (New England), những người đi tìm vàng tại Jamestown và những người tù tại Georgia đến lục địa này vì nhiều lý do khác nhau. Họ tạo ra các thuộc địa có nhiều cấu trúc xã hội, tôn giáo, chính trị và kinh tế khác nhau.

Để tóm tắt các diễn biến tại Hoa Kỳ thời thuộc địa, các sử gia thường chia các khu vực sau này là miền đông Hoa Kỳ ra bốn miền. Từ bắc vào nam, các miền này là: Tân Anh (New England), các Thuộc địa miền trung, Vịnh Chesapeake và các thuộc địa miền nam. Một số sử gia thêm một miền thứ năm - miền biên giới. Đến cuối thế kỷ 18, các thuộc địa này đã đoàn kết hơn trước để chống lại chính phủ Anh trong các vấn đề thuế má và đại diện.

Vịnh Chesapeake

Thuộc địa thật sự thành công đầu tiên của Anh được thành lập vào năm 1607 tại một khu vực tên là Virginia, trên một đảo nằm trên sông James, gần cửa sông trên vịnh Chesapeake. Thuộc địa này tên là Jamestown, được một công ty cổ phần tại Anh tài trợ và điều hành. Với mong muốn tìm được vàng như những người Tây Ban Nha, công ty này đã cử nhiều thợ làm đồ trang sức, thợ vàng, nhà quý tộc v.v., nhưng không một nông dân nào đến nơi này. Vì những người này không tính ở lại lâu dài, họ chỉ lo tìm vàng và không lo dự trữ thực phẩm. Năm đó có một trận hạn hán nên những người thổ dân da đỏ không chịu đổi thực phẩm với những người khai hoang. Khi mùa đông đến, chỉ 1/3 số người của Jamestown còn sống sót. Một người tên là John Smith đứng ra lãnh đạo số người còn lại, kết bạn với một bộ lạc da đỏ gần đó nên mới có thực phẩm để tồn tại.

Tuy John Smith đã cứu vớt thuộc địa này, họ vẫn chưa tìm ra vàng. Cuối cùng, vào năm 1612, họ tìm cách trồng thuốc lá để đem về Anh bán. Sản phẩm này đem lại nhiều lợi tức cho thuộc địa trong các năm đầu tiên, và thuốc lá trở thành sản phẩm trụ cột trong nền kinh tế khu vực này cho đến hai thế kỷ sau. Vì sự trồng trọt rất tốn công, những người khai hoang cần có lao động rẻ tiền. Đầu tiên họ dùng các người tôi tớ da trắng có giao kèo, nhưng bắt đầu vào năm 1619 họ đã dùng các nô lệ được đem đến từ các đảo sản xuất đường trên biển Caribbean.

Tân Anh

Thuộc địa thành công kế tiếp của Anh được thành lập với mục đích khác. Thuộc địa này được thành lập bởi hai nhóm người bất đồng chính kiến về tôn giáo. Cả hai nhóm đều kêu gọi Giáo hội Anh cải cách và loại bỏ các thành phần Cơ đốc giáo đang còn tồn tại trong giáo hội này. Trong khi nhóm người Pilgrim muốn từ bỏ giáo hội, nhóm người theo Thanh giáo (Puritanism) muốn cải cách nó bằng cách làm gương với một cộng đồng thánh giáo mà họ sẽ xây dựng tại nơi đất mới.

Nhóm Pilgrim

Nhóm đầu tiên, và cũng là nhóm nhỏ hơn, được gọi là Pilgrim (người hành hương) có nguồn gốc từ Scrooby Manor tại Anh. Vào năm 1605 các thành viên nhóm này rời khỏi Anh đến Hà Lan vì họ bất mãn với tình hình tại Anh. Tuy nhiên, các người này không muốn con cháu họ bị sự ảnh hưởng của người Hà Lan và cũng không thỏa mãn với tình hình kinh tế tại đó. Chẳng những thế, họ cũng bị chính quyền Hà Lan ngược đãi do nước này đã liên minh với vua James I của Anh. Vì thế, nhóm này cùng với một nhóm phân lập lớn hơn còn đang ở Anh hành hương đến vùng đất mới, lấy tên là Pilgrim.

Những người này đi trên một chiếc thuyền tên là Mayflower (Hoa tháng năm) định đến vùng bắc của nơi mà lúc đó gọi là Virginia (nay là New York). Vì bị gió đổi hướng nên họ đã đến vùng đất ngày nay gọi là Massachusetts, họ đặt chân đến phía tây của Cape Cod (Mũi Cá tuyết). Trước khi lên bờ, họ đã ký một thỏa thuận tự trị. Sau này họ định cư tại Thuộc địa Plymouth trên đất liền, thành lập thuộc địa này vào ngày 21 tháng 12, 1620.

Như những người khai hoang tại Jamestown, những người Pilgrims có một mùa đông khổ cực vì họ chưa đủ thời gian trồng trọt. Phần lớn những người khai hoang bị chết đói, kể cả thủ lĩnh là John Carver. William Bradford được bầu để thay thế ông ta vào mùa xuân năm 1621. Trong năm đó, những người này nhận được sự giúp đỡ của Squanto và Samoset, hai người thổ dân biết nói tiếng Anh. Mùa thu năm đó họ thu hoạch mùa màng thành công và tổ chức lễ Tạ ơn đầu tiên.

Nhóm Thanh giáo

Một nhóm người khác đã thành lập Thuộc địa Vịnh Massachusetts trong năm 1629. Nhóm này là nhóm người Thanh giáo (Puritanism), một nhóm muốn cải cách Giáo hội Anh bằng cách tạo ra một giáo hội mới hơn và trong sạch hơn tại vùng đất mới. Chuyến đi của 400 người Thanh giáo đã được Công ty Vịnh Massachusetts tổ chức. Trong vòng 2 năm, 2000 người nữa đã đến vùng đất này. Tại đây, họ đã tạo ra một xã hội rất sùng đạo, khăng khít, và mới lạ về phương diện chính trị mà đến nay vẫn còn tồn tại tại Hoa Kỳ.

Tuy nhiều người tin rằng những người Thanh giáo này đã đến Mỹ để tìm tự do tôn giáo, họ thật sự đến để làm "bá chủ tôn giáo". Họ đã hy vọng rằng Mỹ sẽ là một "nước cứu thế". Dù họ đã rời khỏi Anh để tránh đàn áp tôn giáo, họ không đến Mỹ để tìm dự khoan dung tôn giáo. Họ tin rằng một xã hội lý tưởng là một nơi rất sùng đạo, đạo đức để làm gương cho các nước châu Âu theo. Vì thế, họ không khoan dung với những người có ý nghĩ khác. Ví dụ, ông Roger Williams đã đến Massachusetts để thuyết giáo về sự khoan dung tín ngưỡng, sự phân ly giữa tôn giáo và chính trị, và việc từ bỏ Giáo hội Anh nhưng đã bị trục xuất ra khỏi thuộc địa này. Ông ta rời khỏi và thành lập Thuộc địa Rhode Island, sau này trở thành một nơi cư ngụ của những người tị nạn tự cộng đồng Thanh giáo. Một ví dụ quan trọng khác là khi bà Anne Hutchinson, một người khôn ngoan và có tài ứng xử, thuyết giáo rằng cách hiểu lời Thượng đế của ai cũng đúng cả. Như ông Roger Williams, bà cũng tin vào sự tự do tư tưởng. Bà ta cũng bị đày đến Rhode Island.

Bề mặt chính trị của các thuộc địa Thanh giáo cũng thường bị hiểu lầm như mặt tôn giáo. Các viên chức được cộng đồng bầu cử, nhưng chỉ có những người đàn ông da trắng trong một giáo đoàn mới được bầu. Nếu so sánh với bây giờ, xã hội Thanh giáo không phải là một nền dân chủ. Các viên chức không có trách nhiệm với dân--họ chỉ có trách nhiệm với Chúa trời. Tuy nhiên, xã hội này cũng không phải thần chủ--các nhân vật lãnh đạo giáo đoàn không có quyền hạn đặc biệt gì trong chính phủ. Nếu được so sánh với các nước châu Âu thời đó, xã hội này thậm chí được xem là tự do. Bởi vậy, ta đã thấy được hình thể dân chủ và đạo đức công dân trong xã hội Thanh giáo mà sau này chiếm một địa vị quan trọng trong xã hội Hoa Kỳ sau cách mạng.

Xã hội Thanh giáo rất là khăng khít. Không ai được phép sống một mình vì sợ rằng những cám dỗ tội lỗi sẽ làm đồi bại toàn bộ xã hội Thanh giáo. Hôn nhân thường xảy ra giữa các gia đình sống gần nhau, cho nên trong vòng vài thế hệ nhiều "làng" thật sự là thị tộc, gồm nhiều dòng họ lớn có thông gia. Sức mạnh của xã hội Thanh giáo được thể hiện qua những tổ chức tại đó--đặc biệt là các nhà thờ, tòa thị chính và nhóm dân quân. Mọi thành viên trong xã hội Thanh giáo đều buộc phải hoạt động trong cả ba tổ chức này để bảo vệ sự an toàn đạo đức, chính trị và quân sự của cộng đồng.

Nền kinh tế Tân Anh Thanh giáo đạt được dự tính của các nhà thành lập. Khác với vùng Chesapeake đang phụ thuộc vào thuốc lá, kinh tế Thanh giáo đặt nền tảng trên mỗi nông dân; những người này trồng đủ để thu nuôi sống gia đình và để trao đổi để lấy các vật dụng họ không tự sản xuất được. Nói chung, mức sống ở Tân Anh cao hơn tại Chesapeake. Với sự phát triển nông nghiệp, Tân Anh đã trở thành một trung tâm buôn bán và đóng tàu. Nhiều hoạt động thương mại giữa miền nam và châu Âu đi qua khu vực này.

Các thuộc địa miền trung

Các thuộc địa miền trung gồm có các khu vực nay là các tiểu bang New York, Pennsylvania, ba quận của Delaware, và Maryland có nhiều dạng khác nhau - trong các lãnh vực tôn giáo, chính trị, kính tế, và dân tộc. Nhiều dân nhập cư Hà LanIreland định cư tại các khu vực này (cùng với Long IslandConnecticut); nhóm người Hà Lan tại Pennsylvania nổi bật là một nhóm dân tộc đặc biệt.

Các thuộc địa miền nam

Các thuộc địa miền nam là Georgia, hai thuộc địa Carolina (BắcNam) và Virginia, và đôi khi Maryland, có khi được xem là trong nhóm thuộc địa miền trung.

Hai thuộc địa Carolina

Nỗ lực định cư tại miền nam đầu tiên xảy ra tại Carolina. Một nhóm nhà quý tộc Anh, với hy vọng thuộc địa mới sẽ được lời như Jamestown, đã xin hiến chương cho khu Carolina trong năm 1663, nhưng không được ai định cư cho đến 1670. Đầu tiên đầu cơ này bị thất bại vì không ai có lý do để di tản vào nam. Tuy thế, những nhà quý tộc đã phối hợp số vốn còn lại để tài trợ một phái đoàn khai hoang đến khu vực này. Đoàn này đã tìm được một nơi màu mỡ có thể chống giữ được tên là Charleston, bắt đầu cuộc chiếm đất của Anh tại miền nam địa lục này. Những người khai hoang tại Carolina Nam buôn bán đồ trữ, da đanh, và những người da đỏ với các đảo Caribbean. Trong thập niên 1690, họ bắt đầu trồng lúa. Carolina Bắc vẫn còn là một khu vực lạc hậu trong lúc đầu thời kỳ thuộc địa.

Ban đầu, chính trị Carolina Nam bị chia phối. Thành phần dân tộc gồm có những người khai hoang đầu tiên, một nhóm người giàu Anh từ đảo Barbados và một cộng đồng nói tiếng Pháp. Chiến tranh liên tục tại vùng biên giới trong thời kỳ Chiến tranh Vua WilliamChiến tranh Nữ hoàng Anne đã chia phối kinh tế và chính trị giữa các nhà buôn và chủ đồn điền. Thảm cuộc Chiến tranh Yamasee đã đẩy khu này vào một thập niên khỉnh hoảng chính trị. Đến năm 1729, chính phủ đã bị sụp đổ, và nhóm nhà quý tộc bán cả hai thuộc địa này lại cho hoàng gia.

Georgia

James Oglethorpe thường được xem là người thành lập Thuộc địa Georgia. Là một thành viên trong nghị viện Anh vào thế kỷ 18, ông ta đã đặt nền móng vào sự khai hoang tiểu bang này. Vào thời đó, sự căng thẳng giữa Tây Ban Nha và Anh khá cao, và nhiều người Anh sợ rằng Florida (dưới sự kiểm soát của Tây Ban Nha) đang đe dọa khu Carolina. Georgia là một khu vực tranh chấp then chốt vì nó nằm giữa hai thuộc địa này. Lúc đó các người mắc nợ thường bị bắt bỏ tù, nhưng Oglethorpe quyết định đày họ đến một thuộc địa. Như thế, Anh có thể loại bỏ các thành phần không ưa mà đồng thời có căn cứ để tấn công vào Florida. Các người định cư đầu tiên đến vào năm 1733.

Georgia được thành lập với những nguyên tắc đạo đức nghiêm khắc. Nô lệ, rượu chè và các hình thức "mất đạo đức" khác bị cấm. Tuy nhiên, trong sự thật thuộc địa này không phải là một nơi lý tưởng. Những người định cư bất mãn với lối sống đạo đúc này, và than rằng thuộc địa của họ không đủ sức cạnh tranh kinh tế với các đồn điền lúa tại Carolina. Đầu tiên Georgia không thành công, nhưng sau khi những hạn chế được bãi bỏ, nó trở nên thịnh vượng bằng khu Carolina.

Sự đoàn kết giữa các thuộc địa

Tuy mỗi thuộc địa có nhiều điểm khác với các thuộc địa khác, nhiều sự kiện và khuynh hướng trong hai thế kỷ 1718 đã khiến các thuộc địa này kết hợp lại với nhau. Một trong những lý do là tất cả các thuộc địa này đều có nguồn gốc thuộc địa trong Đế quốc Anh, trong khi có lý do khác làm họ muốn cách biệt với Anh và dẫn đến Cách Mạng Hoa Kỳ.

Vào năm 1754, những chiều hướng này được thể hiện qua Hội nghị Albany, nơi ông Benjamin Franklin đã đề nghị các thuộc địa thống nhất với nhau dưới một Đại hội đồng kiểm xoát chính sách phòng thủ, phát triển và giao thiệp với người da đỏ. Tuy kế hoạch này đã bị các cơ quan lập pháp trong các thuộc địa và Vua George II bác bỏ, đây là một dấu hiệu rằng các thuộc địa của Anh tại Bắc Mỹ đang tiến tới sự đoàn kết.

Cuộc Đại Tỉnh thức

Một sự kiện đã làm thống nhất các thành phần tín ngưỡng trong các thuộc địa là cuộc Đại Tỉnh thức (the Great Awakening), một phong trào để làm thức tỉnh lại lòng mộ đạo trong các giáo phái Tin Lành, được xảy ra trong hai thập kỷ 1730thập kỷ 1740. Phong trào này đã được Jonathan Edwards khởi xướng; ông là một nhà thuyết giáo từ Massachusetts muốn trở về nguồn gốc thuyết Calvin của những người Pilgrim và khơi dậy lòng kính sợ đối với Chúa. Bài thuyết giáo nổi tiếng nhất của ông ta là "Những kẻ tội lỗi trong tay một đấng Chúa tức giận". Ông ta là một nhà diễn thuyết hùng mạnh và có nhiều người theo ông. Nhà thuyết giáo người Anh George Whitefield đã duy trì phong trào này, bôn ba khắp các thuộc địa để thuyết giáo cho các khán giả tín đồ Cơ Đốc giáo.

Cuộc Đại Tỉnh thức cũng có thể được xem là sự thể hiện cuối cùng của các lý tưởng mà các thuộc địa Tân Anh được thành lập theo. Sự sùng đạo đang trên đà sút giảm trong vài thập kỷ, một phần do sự thiếu trách nhiệm trong các vụ xử phù thủy tại Salem. Sau cuộc Đại thức tỉnh, sự sùng đạo dịu lại, nhưng trong sau này trong lịch sử Hoa Kỳ còn có nhiều phong trào tương tự nhưng nhỏ hơn (nổi bật nhất là cuộc Đại thức tỉnh thứ hai). Những lực lượng thúc đẩy lịch sử các thuộc địa này trong 80 năm sau đó hầu hết có tính chất thế tục hơn, tuy Mỹ vẫn sẽ còn (và cũng còn hiện giờ tại một số địa phương) là một quốc gia sùng đạo sâu sắc.

Chiến tranh Pháp và Người da đỏ

Chiến tranh Pháp và Người da đỏ (1754-1763) là phần xung đột tại châu Mỹ của một chiến tranh tại châu Âu tên là Chiến tranh Bảy năm. Tuy nhiên, nó xảy ra hai năm trước khi chiến tranh bùng nổ tại châu Âu, và kéo dài đến chín năm. Nguyên nhân chiến tranh tại châu Âu là Áo muốn giành lại đất bị Phổ (Prussia) chiếm sau Chiến tranh kế vị Áo (1740-1748). Tại châu Mỹ nó được gọi là Chiến tranh Pháp và Người da đỏ vì liên minh người Iroquois, thấy quân Anh đang thắng thế, đã gia nhập vào phía Pháp. Bước này không được thành công và quân Pháp bị đánh bại. Trong Hiệp ước Paris (1763), Pháp đã dâng hết những thuộc địa tại Bắc Mỹ cho Anh.

Chiến tranh này liên quan đến các người đang lập cư tại đây khi ông William Pitt quyết định rằng phải thắng chiến tranh chống Pháp bất kể mất mát. Trong lúc chiến tranh địa vị của các thuộc địa trong Đế quốc Anh được làm rõ, khi các viên chức quân sự và thường dân đụng chạm vào cuộc đời của những người Mỹ nhiều hơn. Chiến tranh này đã dẫn đến một cảm giác đoàn kết giữa các người Mỹ bằng nhiều cách khác. Nhiều người thường chưa bao giờ rời khỏi thuộc địa của họ đã lặn lội xuyên qua lục địa, thành đồng đội với những người khác, nhưng vẫn là "người Mỹ". Trong cuộc chiến nhiều sĩ quan Anh đã huấn luyện những sĩ quan người Mỹ (nổi bật nhất là George Washington), sau này có công trong cuộc cách mạng. Thêm vào đó, các cơ quan lập pháp và viên chức từ các thuộc địa hợp tác với nhau trong một nỗ lực chống Pháp trong toàn lục địa.

Quân Anh và các người Mỹ đã đánh bại kẻ thù chung. Lòng trung thành từ khác thuộc địa đối với nước mẹ mạnh hơn bao giờ. Tuy thế, lòng trung thành này sớm bị đánh mất. Thủ tướng Anh thời đó (William Pitt) đã dùng quân từ các thuộc địa và quỹ từ tiền thuế từ Anh để đánh Pháp. Cách này được thành công trong chiến tranh, nhưng sau chiến tranh mỗi phía đều tin rằng họ đã gánh chịu nhiều gánh nặng hơn phía kia. Dân chúng Anh chỉ ra rằng các thuộc địa không trả tiền thuế má. Các người thuộc địa trả lời rằng những con em của họ đã bỏ ra xương máu trong một cuộc chiến làm lợi châu Âu chứ không làm lợi họ. Phía Anh trả lời rằng những lính thuộc địa thiếu kỷ luật, không làm được gì. Việc này đã dẫn đến một loạt các sự kiện cuối cùng dẫn đến Cách mạng Hoa Kỳ.

Mối quan hệ với Đế quốc Anh

Quân đội Anh tấn công dân quân MỹBunker Hill-1775

Tuy các thuộc địa rất khác nhau trên nhiều phương diện, họ vẫn là một phần của Đế quốc Anh.

Tuy chưa bao giờ đặt chân đến Anh, giới khá giả trong những người định cư tại Boston, New York, CharlestonPhiladelphia tự xem họ là người Anh và bắt chước cách ăn diện, giải trí và nghi thức của người Anh. Nhóm này xây nhà theo kiểu Georgian, bắt chước kiểu bàn ghế từ Thomas Chippendale và tham gia vào các phong trào trí thức tại châu Âu. Trong mắt họ, những thành phố cảng tại các thuộc địa châu Mỹ thật sự là những thành phố Anh.

Nhiều cấu trúc chính trị trong các thuộc địa có nền tảng từ truyền thống chính trị tại Anh. Nhiều người Mỹ thời đó xem hệ thống chính quyền như được theo mô hình của hiến pháp Anh lúc đó - vua tương xứng với thống đốc, Hạ nghị viện với Hội đồng Lập pháp của mỗi thuộc địa và Thượng nghị viện với Hội đồng Thống đốc. Bộ luật thường được chép từ luật Anh; luật tập tục Anh (Common law) vẫn còn tồn tại trong Hoa Kỳ ngày nay. Cuối cùng, sự bàn cãi về ý nghĩa của một vài lý tưởng chính trị này, đặc biệt là việc đại diện, đã dẫn đến cuộc Cách mạng Hoa Kỳ.

Một điểm giống hơn khác giữa các thuộc địa là việc nhập khẩu đồ dùng Anh. Vào cuối thế kỷ 17 nền kinh tế Anh đã phát triển nhanh, và đến giữa thế kỷ 18 các xí nghiệp nhỏ tại Anh đã xản xuất nhiều hơn đảo này có thể tiêu thụ được. Khi họ tìm được một thị trường cho những thứ này tại các thuộc địa Bắc Mỹ, Anh đã tăng xuất khẩu đến vùng này trên 360% giữa những năm 17401770. Từ Tân Anh (New England) đến Georgia, những người dưới quyền Anh mua vật dụng giống nhau, tạo ra một sự đồng nhất.

Từ đoàn kết đến cách mạng

Tuyên cáo hoàng gia (Royal Proclaimation)

Bắc Mỹ trong năm 1775. Màu đỏ và màu hồng dưới sự kiểm soát của Anh, màu cam dưới sự kiểm soát của Tây Ban Nha. Ranh giới giữa màu đỏ và màu hồng là ranh giới trong Tuyên cáo năm 1763.

Cảm giác bất bình đẳng sau Hiệp ước Paris lại càng được củng cố bởi Tuyên cáo hoàng gia năm 1763. Tuyên cáo này cấm bất cứ ai định cư phía tây dãy núi Appalachian trên đất vừa giành được từ Pháp. Chính phủ chắc hiểu ý người Anh không muốn bỏ tiền chinh phục những người thổ dân để có đất cho những người khai hoang ở. Thật sự mà nói, phía đông dãy núi vẫn còn đất rộng; một ví dụ là thung lũng sông Mohawk vào miền đông New York vẫn chưa được khai hoang cho đến vài thập niên sau.

Tuy thế, các người thuộc địa không thích sự giới hạn nay. Nhiều người Mỹ cảm thấy nó là một quy định không cần thiết và quá khe khắt đang được chỉ thị từ một chính phủ xa xôi không quan tâm đến tình trạng của họ. Thật sự như thế, không một nghị viên nào trong nghị viện Anh được những người thuộc địa bầu cử. Trước đây nghị viện lo chuyện Châu Âu, để các người thuộc địa tự quản lý, nhưng nay lại can xen vào việc quản lý. Một số luật lệ ban ra trong 13 năm từ đó đã khiến các người thuộc địa ngày càng nghi ngờ ý định của Anh:

  • Đạo luật đường (Sugar Act): đánh thuế 3 cent mỗi gallon nước rỉ đường từ Tây Ấn thuộc Pháp nhằm buộc người thuộc địa Mỹ mua đường với giá cao hơn từ Tây Ấn thuộc Anh. Tuy nhiên, khu Anh không sản xuất đủ để Tân Anh tiêu thụ, và đạo luật này bị coi thường. Những người thuộc địa phẫn nộ về đạo luật này vì nó hủy quyền được xét xử có bồi thẩm đoàn của họ.
  • Đạo luật tem 1765 (Stamp Act of 1765): đạo luật đánh thuế lần thứ tư, đòi hỏi các văn kiện, giấy phép, hợp đồng, báo, cuốn sách nhỏ và quân bài phải có tem. Đạo luật này là để bù trả ngân khoản dùng để đóng quân bảo vệ các thuộc địa. Những người thuộc địa xem đạo luật này không công bằng, và nhiều người lên tiếng phản đối. Tại Boston, hình nộm của người thu thuế bị treo cổ và đốt cháy. Nhiều người ở mọi thuộc địa bắt đầu tẩy chay hàng hóa Anh. Một hội nghị để viết ra một đơn thỉnh cầu cho nhà vua được 27 đại biểu từ 9 thuộc địa tham dự. Trong mùa xuân năm 1767, Nghị viện Anh bãi bỏ đạo luật vì không thi hành được cũng như bị áp lực của những công ty bị tẩy chay.
  • Đạo luật đóng quân (Quartering Act) (1765): đòi hỏi người thuộc địa phải cho lính Anh ở trong nhà của họ nếu lính không đủ chỗ ở.
  • Đạo luật trà (Tea Act): cho phép Công ty Đông Ấn Anh bán trà cho các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ mà không cần trả thuế, làm cho công ty này được độc quyền. Nhiều thuộc địa bắt đầu tẩy chay trà, riêng tại Boston người thuộc địa đã ném 342 thùng trà vào đáy cảng Boston. Việc này đã khiến nghị viện Anh ra một số đạo luật để trả đũa mà người thuộc địa gọi là "Các đạo luật không chịu nổi".
  • Các đạo luật không chịu nổi, còn được gọi là Các đạo luật cưỡng bức:
  • Đạo luật đóng quân (Quartering Act) (1774): tương tự với đạo luật nói trên.
  • Đạo luật Quebec: cho phép dân ở thuộc địa mới chiếm được từ Pháp giữ đạo Công giáo của họ. Nhiều người thuộc địa xem đây là một kế để giữ chân các người này trong khi hại các người thuộc địa cũ (các thuộc địa cũ theo những nhánh đạo Tin lành).
  • Đạo luật Chính phủ Massachusetts: hủy bỏ chính quyền được bầu cử của thuộc địa Massachusetts và thay nó bằng một chính quyền bổ nhiệm. Việc này càng làm phẫn nộ những người thuộc địa vì họ xem rằng đây là việc vi phạm quyền tự trị của họ.
  • Đạo luật thi hành công lý: hủy bỏ việc xét xử tại địa phương, cho phép thống đốc thuộc địa Massachusetts đem xét xử bất cứ vụ án nào tại một thuộc địa khác hay tại Anh.
  • Đạo luật Cảng Boston: đóng cảng Boston cho đến khi tiền trà bị đổ xuống cảng được bồi thường.

Liên kết bên ngoài