Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 15: Dòng 15:
'''Trường Đại học Kinh tế''' ([[tiếng Anh]]: '''VNU University of Economics and Business''') là một trong những trường [[đại học công lập]] ở Việt Nam. Đồng thời, trường cũng là trung tâm nghiên cứu các chính sách kinh tế và quản lý cho chính phủ, và các doanh nghiệp lớn. Trường được tách ra từ Khoa Kinh tế thuộc [[Đại học Quốc gia Hà Nội]].
'''Trường Đại học Kinh tế''' ([[tiếng Anh]]: '''VNU University of Economics and Business''') là một trong những trường [[đại học công lập]] ở Việt Nam. Đồng thời, trường cũng là trung tâm nghiên cứu các chính sách kinh tế và quản lý cho chính phủ, và các doanh nghiệp lớn. Trường được tách ra từ Khoa Kinh tế thuộc [[Đại học Quốc gia Hà Nội]].


===Đào tạo===
==Đào tạo==
===Đại học===

===Đại học==
Ngoài tuyển sinh hệ Đại học chính quy, trường có tuyển sinh hệ Đại học chính quy văn bằng 2.
Ngoài tuyển sinh hệ Đại học chính quy, trường có tuyển sinh hệ Đại học chính quy văn bằng 2.
* Kinh tế
* Kinh tế
Dòng 25: Dòng 24:
* Kế toán
* Kế toán
* Quản trị Kinh doanh
* Quản trị Kinh doanh

;Ngành đào tạo cử nhân bằng kép:
;Ngành đào tạo cử nhân bằng kép:
* Kinh tế dành cho sinh viên Khoa Luật
* Kinh tế dành cho sinh viên Khoa Luật
* Kinh tế Phát triển dành cho sinh viên Khoa Luật
* Kinh tế Phát triển dành cho sinh viên Khoa Luật

;Kinh tế Phát triển dành cho sinh viên ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên của Trường ĐHKHTN
;Kinh tế Phát triển dành cho sinh viên ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên của Trường ĐHKHTN
* Kinh tế Quốc tế dành cho sinh viên Trường ĐHKT
* Kinh tế Quốc tế dành cho sinh viên Trường ĐHKT
Dòng 37: Dòng 34:
* Tài chính - Ngân hàng dành cho sinh viên Trường ĐHKT
* Tài chính - Ngân hàng dành cho sinh viên Trường ĐHKT
* Tài chính - Ngân hàng dành cho sinh viên Trường ĐHNN
* Tài chính - Ngân hàng dành cho sinh viên Trường ĐHNN

===Thạc sĩ===
===Thạc sĩ===
* Tài chính Ngân hàng
* Tài chính Ngân hàng
Dòng 91: Dòng 87:
|100%
|100%
|}
|}
<nowiki>*</nowiki> ''Tỉ lệ sinh viên có việc làm trong vòng 1 năm sau khi ra trường đã bao gồm số lượng sinh viên khởi nghiệp (có đăng ký thành lập công ty hoặc sáng tạo một mô hình kinh doanh mới, cần phân biệt với ngộ nhận khởi nghiệp như đa cấp).''

''<nowiki>*</nowiki> Tỉ lệ tốt nghiệp trễ tỉ lệ thuận độ tin cậy về cam kết siết đầu ra của trường, có thể nói lên độ tin cậy về khả năng làm việc của người đã tốt nghiệp.''


==Lịch sử==
==Lịch sử==
Trường được thành lập theo Quyết định số 290/QĐ-TTg ngày 6/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Trường đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ Khoa Kinh tế Chính trị thuộc trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1974.


Trường đã trải qua một số giai đoạn là khoa Kinh tế trực thuộc các trường đại học sau:
Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (tên giao dịch tiếng Anh: University of Economics and Business - Vietnam National University, Hanoi) được thành lập theo Quyết định số 290/QĐ-TTg ngày 6/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Trường đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ Khoa Kinh tế Chính trị thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1974.
* Tháng 11 năm 1974, khoa Kinh tế Chính trị trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
Đây là 1 trong 2 trường ĐH duy nhất của miền Bắc đào tạo ngành "KINH TẾ ĐỐI NGOẠI", đó là ĐH Ngoại thương và ĐH Kinh tế - ĐHQGHN.
* Tháng 9 năm 1995, khoa Kinh tế trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có viêc làm trung bình lên tới 96%_Theo thống kê từ năm 2004 và 85% từ năm 1997, từ đó thấy được sức hút của trường đối với các học sinh, sinh vên có trình độ kiến thức cao là rất lớn.
* Tháng 7 năm 1999, khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQGHN

* Tháng 3 năm 2007, trường Đại học Kinh tế trực thuộc ĐHQGHN
'''Những mốc lịch sử quan trọng:'''

11/1974: Khoa Kinh tế Chính trị trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội

9/1995: Khoa Kinh tế trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN.

7/1999: Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQGHN.

3/2007: Trường Đại học Kinh tế trực thuộc ĐHQGHN


Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển, Trường ĐHKT không ngừng nâng cao chất lượng về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác nhằm hướng tới mục tiêu trở thành một trường đại học định hướng nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh. Hàng năm, Trường ĐHKT có hàng nghìn sinh viên, học viên, NCS tốt nghiệp. Hầu hết sinh viên sau khi tốt nghiệp đều có việc làm đúng chuyên môn đào tạo và có khả năng thích ứng nhanh, thành đạt trong công việc. Trường ĐHKT đã được xã hội biết đến như là một trường đại học trẻ, năng động, với tầm nhìn và quyết tâm phát triển theo hướng chất lượng và đẳng cấp quốc tế, vị thế và uy tín của Nhà trường đang dần được củng cố và nâng cao.
Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển, Trường ĐHKT không ngừng nâng cao chất lượng về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác nhằm hướng tới mục tiêu trở thành một trường đại học định hướng nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh. Hàng năm, Trường ĐHKT có hàng nghìn sinh viên, học viên, NCS tốt nghiệp. Hầu hết sinh viên sau khi tốt nghiệp đều có việc làm đúng chuyên môn đào tạo và có khả năng thích ứng nhanh, thành đạt trong công việc. Trường ĐHKT đã được xã hội biết đến như là một trường đại học trẻ, năng động, với tầm nhìn và quyết tâm phát triển theo hướng chất lượng và đẳng cấp quốc tế, vị thế và uy tín của Nhà trường đang dần được củng cố và nâng cao.

Phiên bản lúc 15:26, ngày 22 tháng 3 năm 2018

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin
Khẩu hiệuThe Road to Success!
Giảng viên101 người

Trường Đại học Kinh tế (tiếng Anh: VNU University of Economics and Business) là một trong những trường đại học công lập ở Việt Nam. Đồng thời, trường cũng là trung tâm nghiên cứu các chính sách kinh tế và quản lý cho chính phủ, và các doanh nghiệp lớn. Trường được tách ra từ Khoa Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đào tạo

Đại học

Ngoài tuyển sinh hệ Đại học chính quy, trường có tuyển sinh hệ Đại học chính quy văn bằng 2.

  • Kinh tế
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Kinh tế Quốc tế
  • Kinh tế Phát triển
  • Kế toán
  • Quản trị Kinh doanh
Ngành đào tạo cử nhân bằng kép
  • Kinh tế dành cho sinh viên Khoa Luật
  • Kinh tế Phát triển dành cho sinh viên Khoa Luật
Kinh tế Phát triển dành cho sinh viên ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên của Trường ĐHKHTN
  • Kinh tế Quốc tế dành cho sinh viên Trường ĐHKT
  • Kinh tế Quốc tế dành cho sinh viên Trường ĐHNN
  • Tài chính - Ngân hàng dành cho sinh viên Khoa Luật
  • Tài chính - Ngân hàng dành cho sinh viên Trường ĐHCN
  • Tài chính - Ngân hàng dành cho sinh viên Trường ĐHKT
  • Tài chính - Ngân hàng dành cho sinh viên Trường ĐHNN

Thạc sĩ

  • Tài chính Ngân hàng
  • Kinh tế Quốc tế
  • Kinh tế Chính trị
  • Quản trị Kinh doanh (định hướng nghiên cứu)
  • Quản trị Kinh doanh (định hướng thực hành)
  • Quản lý Kinh tế (định hướng nghiên cứu)
  • Quản lý Kinh tế (định hướng thực hành)
  • Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp
  • Quản trị các tổ chức tài chính
  • Kinh tế biển

Tiến sĩ

  • Kinh tế Chính trị
  • Quản trị Kinh doanh
  • Kinh tế Quốc tế
  • Tài chính Ngân hàng
  • Quản lý Kinh tế

Chất lượng đào tạo

Đội ngũ giảng viên

Tính đến tháng 8 năm 2017, trường có 101 giảng viên. Trong đó có 1 giáo sư, 23 phó giáo sư, 48 tiến sĩ và 29 thạc sĩ.[1]

Chất lượng đầu ra thực tế

Chất lượng đầu ra thực tế tính theo các ngành có thời gian tốt nghiệp vào năm 2016 [2]
Cấp bậc đào tạo Số lượng nhập học Số lượng tốt nghiệp đúng hạn Số lượng tốt nghiệp loại xuất sắc Tỉ lệ người học thu nhập trên 10 triệu VNĐ Tỉ lệ có việc làm sau khi ra trường 1 năm
Đại học 324 người 291 người 17 3,6% 91%
Thạc sĩ 796 người 697 người Trường không khảo sát ở bậc đào tạo này 100% 100%
Tiến sĩ 18 người 11 người 100% 100%

Lịch sử

Trường được thành lập theo Quyết định số 290/QĐ-TTg ngày 6/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Trường đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ Khoa Kinh tế Chính trị thuộc trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1974.

Trường đã trải qua một số giai đoạn là khoa Kinh tế trực thuộc các trường đại học sau:

  • Tháng 11 năm 1974, khoa Kinh tế Chính trị trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
  • Tháng 9 năm 1995, khoa Kinh tế trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
  • Tháng 7 năm 1999, khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQGHN
  • Tháng 3 năm 2007, trường Đại học Kinh tế trực thuộc ĐHQGHN

Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển, Trường ĐHKT không ngừng nâng cao chất lượng về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác nhằm hướng tới mục tiêu trở thành một trường đại học định hướng nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh. Hàng năm, Trường ĐHKT có hàng nghìn sinh viên, học viên, NCS tốt nghiệp. Hầu hết sinh viên sau khi tốt nghiệp đều có việc làm đúng chuyên môn đào tạo và có khả năng thích ứng nhanh, thành đạt trong công việc. Trường ĐHKT đã được xã hội biết đến như là một trường đại học trẻ, năng động, với tầm nhìn và quyết tâm phát triển theo hướng chất lượng và đẳng cấp quốc tế, vị thế và uy tín của Nhà trường đang dần được củng cố và nâng cao.

Sứ mệnh

• Cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao theo định hướng chuyên gia, lãnh đạo trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam;

• Sáng tạo và chuyển giao các kết quả nghiên cứu cho Chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp và xã hội;

• Tạo môi trường thuận lợi để sáng tạo, nuôi dưỡng, phát triển tài năng trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh hiện đại.

Ban giám hiệu

Hiệu trưởng:

  • PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê

Các Phó hiệu trưởng:

  • PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuân
  • TS. Phạm Minh Tuấn
  • TS. Nguyễn Anh Thu

2. Các phòng, ban, bộ phận chức năng

• Trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp: ThS. Phạm Việt Thắng

• Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Tổ chức Nhân sự: TS. Hoàng Khắc Lịch

• Trưởng phòng Đào tạo: TS. Nguyễn Anh Tuấn

• Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Kế hoạch - Tài chính: ThS. Hồ Sỹ Lưu

• Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Phát triển: TS. Lê Trung Thành

• Trưởng phòng Thanh tra và Pháp chế: ThS. Nguyễn Minh Đức

• Trưởng phòng Truyền thông và Quản trị thương hiệu: ThS. Lưu Thị Mai Anh

• Trưởng Bộ phận Tạp chí - Xuất bản: ThS. Nguyễn Thị Thục An

3. Các khoa trực thuộc

- Chủ nhiệm Khoa Tài chính - Ngân hàng: TS. Trần Thị Thanh Tú

- Chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế: PGS.TS. Hà Văn Hội

- Phó Chủ nhiệm phụ trách Khoa Kinh tế Chính trị: TS. Trần Đức Hiệp

- Chủ nhiệm Khoa Kinh tế Phát triển: TS. Nguyễn Quốc Việt

- Phó Chủ nhiệm phụ trách Khoa Kế toán - Kiểm toán: TS Trần Thế Nữ

4. Các viện, trung tâm trực thuộc

- Viện trưởng Viện Quản trị Kinh doanh: PGS.TS. Hoàng Văn Hải

- Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách: TS. Nguyễn Đức Thành

- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Phát triển:TS. Phạm Vũ Thắng

- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh: TS. Phan Chí Anh

- Giám đốc Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Giáo dục: ThS. Nguyễn Thị Minh Phượng

- Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Giáo dục Quốc tế: ThS. Hoàng Thị Bảo Thoa

- Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên: ThS. Trần Thị Hồng

Nghiên cứu khoa học

Trường ĐHKT - ĐHQGHN luôn chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Công tác nghiên cứu khoa học của Nhà trường được phát triển theo hai hướng chính: nghiên cứu phục vụ nâng cao chất lượng giảng dạy; nghiên cứu phục vụ tư vấn chính sách và doanh nghiệp, trong đó tập trung vào 3 lĩnh vực chính: kinh tế vĩ mô; phát triển bền vững; phát triển ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp.

Với thế mạnh nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh cán bộ Trường ĐHKT đã tham gia và được Chính phủ cũng như lãnh đạo ĐHQGHN giao nhiệm vụ chủ nhiệm nhiều chương trình, dự án, đề tài khoa học các cấp. Năm 2010, ba đề tài nghiên cứu cấp nhà nước do trường chủ trì được nghiệm thu đạt loại xuất có địa chỉ ứng dụng. Đặc biệt, Báo cáo kinh tế Việt Nam thường niên được xuất bằng cả hai thứ tiếng (Việt và Anh) là sản phẩm trí tuệ đặc thù của trường đã góp phần tư vấn chính sách cho các cơ quan chức năng.

Trường ĐHKT đã tổ chức được nhiều hội nghị, hội thảo khoa học quy mô lớn, thu hút được sự quan tâm của các cơ quan hoạch định chính sách của Chính phủ, các cơ quan nghiên cứu, các bộ/ngành, các tập đoàn kinh tế lớn, các hiệp hội doanh nghiệp. Nhiều học giả nổi tiếng thế giới đã tới trường làm việc và thuyết trình như: GS. Tom Cannon - chiến lược gia hàng đầu thế giới, cha đẻ của những ý tưởng và giải pháp vượt qua khủng hoảng; GS.TS. Susan Schwab - nguyên Đại sứ Thương mại Hoa Kỳ; Ngoại trưởng New Zealand Hon Murray McCully; GS. John Quelch - Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Quốc tế Châu Âu - Trung Quốc, Nguyên Phó hiệu trưởng Trường Kinh doanh Harvard, một trong mười chuyên gia marketing có ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Trường còn tham gia mạng lưới nghiên cứu quốc tế do các Quỹ và ngân hàng quốc tế tài trợ (mạng lưới nghiên cứu Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, mạng lưới nghiên cứu về kinh tế vĩ mô các nước Thái Lan, Lào, Camphuchia, Việt Nam) và tham gia Chương trình nghiên cứu về Chính sách Thương mại với tài trợ của WTO Chair.

Các lĩnh vực nghiên cứu chính của Trường ĐHKT - ĐHQGHN:

- Các vấn đề toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế toàn cầu của Việt Nam.

- Nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế.

- Kết hợp nhà trường và doanh nghiệp nhằm đưa nghiên cứu khoa học đến với thực tiễn.

- Hình thành nhóm nghiên cứu mạnh trong lĩnh vực khoa học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tư vấn doanh nghiệp và chính sách;

- Hướng đến mạng lưới nghiên cứu khoa học toàn cầu.

- Định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam

- Phát triển các ngành kinh tế dịch vụ tại Việt Nam từ nay đến 2020.

- Vận dụng chính sách đầu tư nước ngoài vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

- Nghiên cứu các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực kinh tế: kinh nghiệm quốc tế và áp dụng cho Trường ĐHKT - ĐHQGHN.

Hợp tác quốc tế

Hợp tác với các đối tác trong nước và nước ngoài là điểm mạnh và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Trường ĐHKT nhằm tìm kiếm và khai thác tối đa lợi thế của mạng lưới đối tác toàn cầu, kết nối các mảng hoạt động độc lập của Nhà trường thành tập thể vững mạnh, có giá trị văn hoá cao.

Hợp tác và phát triển trong đào tạo và nghiên cứu khoa học là hoạt động đi tiên phong của Trường ĐHKT - ĐHQGHN. Trường có quan hệ lâu dài và hiệu quả với các đơn vị thành viên của ĐHQGHN và nhiều đối tác là các viện nghiên cứu kinh tế, các trường đại học, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam và thế giới nhằm hỗ trợ sinh viên tiếp cận với các nhà tuyển dụng hàng đầu trong nước và nước ngoài đồng thời quảng bá rộng rãi hình ảnh của Nhà trường.

Bên cạnh hệ thống các đối tác chiến lược trong nước gồm hơn 40 tập đoàn, hiệp hội doanh nghiệp, các ngân hàng và các tập đoàn kinh tế lớn, Nhà trường đã xây dựng được quan hệ hợp tác tin cậy với hơn 30 đối tác quốc tế là các trường đại học, các viện nghiên cứu thuộc 12 nước và vùng lãnh thổ, trong đó đặc biệt là các trường đại học uy tín: Trường Haas School of Business - Đại học Berkley (Hoa Kỳ), Đại học Princeton (Hoa Kỳ); Đại học Uppsala (Thụy Điển); Đại học Massey (New Zealand); Đại học Paris 12 - Val de Marne (Pháp); Đại học Troy (Hoa Kỳ), Đại học North Center (Hoa Kỳ), Đại học Benedictine (Hoa Kỳ), Đại học Waseda (Nhật Bản)...

Hiệu trưởng nhà trường qua các thời kỳ

  • PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ (2007 – 2011)
  • PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn (2011 - 2017)

Những cựu sinh viên thành đạt

  • GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
  • PGS.TS Phùng Xuân Nhạ - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo
  • GS.TS Nguyễn Quang Thuấn - Chủ tịch Viện KHXH Việt Nam
  • PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

Tham khảo

  1. ^ “Báo cáo công khai của trường” (PDF).
  2. ^ “Báo cáo 3 công khai của trường UEB”.

Liên kết ngoài

Trang web chính thức