Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Anh Tuấn (nhà báo)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Tran Quoc123 (thảo luận | đóng góp)
→‎Sự nghiệp: bổ sung thông tin trước khi tham gia ngành bưu điện.
Dòng 3: Dòng 3:


==Sự nghiệp==
==Sự nghiệp==
Nguyễn Anh Tuấn được cấp học bổng Fulbright năm 2000 học MBA tại Univesity of Pennsylvania sau đó quay lại dành sáu tháng làm nghiên cứu về báo chí tại Shorenstein Center, Đại học Harvard. <ref>http://www.hks.harvard.edu/presspol/publications/papers/discussion_papers/d43_nguyen.pdf</ref><ref>[http://www.ft.com/cms/s/0/fdf26e80-23de-11e0-8bb1-00144feab49a.html#axzz1BaQvspaW Vietnamese journalist finds his voice] Báo Financial Times</ref> Ông cũng từng học chương trình Advanced Management Program của Harvard Business School. (chương trình kéo dài 2 tháng) <ref>http://www.nextgenawards.org/about/</ref> <ref>http://www.exed.hbs.edu/programs/amp/Pages/default.aspx</ref>Ở trong nước, ông làm việc bảy năm tại một công ty tin học trực thuộc bưu điện tỉnh [[Khánh Hòa]], rồi làm [[giám đốc]] trung tâm Teltic thuộc bưu điện tỉnh Khánh Hoà cũ. <ref>[http://www.nld.com.vn/tintuc/chinh-tri-xa-hoi/219243.asp Tổng Biên tập Vietnam Net xin nghỉ việc]</ref>
Ông Tuấn từng giảng viên Trường Đại học Đà Lạt trước khi tham gia ngành bưu điện.<ref>http://www.hks.harvard.edu/presspol/fellowships/fellows_2007_fall.html</ref> Ở trong nước, ông làm việc bảy năm tại một công ty tin học trực thuộc bưu điện tỉnh [[Khánh Hòa]], rồi làm [[giám đốc]] trung tâm Teltic thuộc bưu điện tỉnh Khánh Hoà cũ. <ref>[http://www.nld.com.vn/tintuc/chinh-tri-xa-hoi/219243.asp Tổng Biên tập Vietnam Net xin nghỉ việc]</ref>


Tháng 5 năm 1997, ông được điều ra [[Hà Nội]] giữ chức phó giám đốc Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC (thuộc [[Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam]] - VNPT).
Tháng 5 năm 1997, ông được điều ra [[Hà Nội]] giữ chức phó giám đốc Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC (thuộc [[Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam]] - VNPT).
Năm 2000, Nguyễn Anh Tuấn được cấp học bổng Fulbright học MBA tại Univesity of Pennsylvania và sau đó quay lại dành sáu tháng làm nghiên cứu về báo chí tại Shorenstein Center, Đại học Harvard.<ref>http://www.hks.harvard.edu/presspol/publications/papers/discussion_papers/d43_nguyen.pdf</ref><ref>[http://www.ft.com/cms/s/0/fdf26e80-23de-11e0-8bb1-00144feab49a.html#axzz1BaQvspaW Vietnamese journalist finds his voice] Báo Financial Times</ref> Ông cũng từng học chương trình Advanced Management Program của Harvard Business School. (chương trình kéo dài 2 tháng). <ref>http://www.nextgenawards.org/about/</ref> <ref>http://www.exed.hbs.edu/programs/amp/Pages/default.aspx</ref>


Ông được bổ nhiệm chức vụ giám đốc Công ty Phát triển phần mềm (VASC) sau này được đổi tên thành Công ty Phần mềm và Truyền thông kiêm tổng biên tập báo điện tử ''Vietnam Net'' trong hơn mười năm. Hiện báo Điện tử Vietnamnet đã tách ra khỏi Công ty Phần mềm và truyền thông và chuyển về Bộ Thông tin Truyền thông.
Ông được bổ nhiệm chức vụ giám đốc Công ty Phát triển phần mềm (VASC) sau này được đổi tên thành Công ty Phần mềm và Truyền thông kiêm tổng biên tập báo điện tử ''Vietnam Net'' trong hơn mười năm. Hiện báo Điện tử Vietnamnet đã tách ra khỏi Công ty Phần mềm và truyền thông và chuyển về Bộ Thông tin Truyền thông.

Phiên bản lúc 16:50, ngày 24 tháng 1 năm 2011

Bài này viết về kỹ sư Nguyễn Anh Tuấn, tổng biên tập báo Vietnam Net, nếu bạn muốn tìm các người khác trùng tên Nguyễn Anh Tuấn xin xem tại Nguyễn Anh Tuấn (định hướng).

Nguyễn Anh Tuấn (1962- ) là một kỹ sư Việt Nam, quê ở Phổ Thuận, Đức Phổ, Quảng Ngãi. Ông được biết đến rộng rãi ở Việt Nam với vai trò là tổng biên tập đầu tiên của báo điện tử Vietnam Net. [1][2]

Sự nghiệp

Ông Tuấn từng là giảng viên Trường Đại học Đà Lạt trước khi tham gia ngành bưu điện.[3] Ở trong nước, ông làm việc bảy năm tại một công ty tin học trực thuộc bưu điện tỉnh Khánh Hòa, rồi làm giám đốc trung tâm Teltic thuộc bưu điện tỉnh Khánh Hoà cũ. [4]

Tháng 5 năm 1997, ông được điều ra Hà Nội giữ chức phó giám đốc Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC (thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT). Năm 2000, Nguyễn Anh Tuấn được cấp học bổng Fulbright học MBA tại Univesity of Pennsylvania và sau đó quay lại dành sáu tháng làm nghiên cứu về báo chí tại Shorenstein Center, Đại học Harvard.[5][6] Ông cũng từng học chương trình Advanced Management Program của Harvard Business School. (chương trình kéo dài 2 tháng). [7] [8]

Ông được bổ nhiệm chức vụ giám đốc Công ty Phát triển phần mềm (VASC) sau này được đổi tên thành Công ty Phần mềm và Truyền thông kiêm tổng biên tập báo điện tử Vietnam Net trong hơn mười năm. Hiện báo Điện tử Vietnamnet đã tách ra khỏi Công ty Phần mềm và truyền thông và chuyển về Bộ Thông tin Truyền thông.

Ông là tổng biên tập tạp chí công nghệ thông tin truyền thông viễn thông eChíp trước thuộc Công ty Phát triển phần mềm VASC, nay thuộc Báo Điện tử VietnamNet. Trụ sở của toà soạn tuần tin eChíp đã chính thức khai trương ngày 14 tháng 1 năm 2003 tại số 11A Phan Kế Bính, phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. [9]

Ông là trưởng ban tổ chức bình chọn danh sách 500 doanh nghiệp tiêu biểu (VNR 500)[10] để quảng bá ra quốc tế do báo điện tử Vietnam Net kết hợp với Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) lần đầu tiên công bố bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500) theo mô hình của Fortune 500 vào ngày 15 tháng 11 năm 2007. [11]

Ngày 20 tháng 3 năm 2008 ông có đơn xin nghỉ việc tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2008 với lý do "muốn dành thời gian cho cuộc sống bản thân và gia đình"[12][13][14]. Tuy nhiên tính cho đến tháng 7 năm 2008 khi báo VietNamNet được Bộ Bưu chính Viễn thông chuyển giao về Bộ Thông tin và Truyền thông thì ông Tuấn vẫn là tổng biên tập của báo. [15]

Hoạt động kinh doanh

Ông từng là Chủ tịch Hội đồng quản trị của VietNamNet Media Group, (hay Công ty Cổ phần VietNamNet JSC), công ty quản lý của VietnamNet, dù trước đây trên danh nghĩa Vietnamnet trực thuộc VASC. Công ty VietNamNet JSC có nhiều công ty con mà ông đều có cổ phần (các công ty con: Công ty cổ phần Vietnamnet Cộng (VNN Plus), Công ty cổ phần Vietnamnet truyền thông quốc tế (VNN Incom), Công ty cổ phần truyền thông Vietnamnet M5 (VNN M5)) từng phụ trách các mảng kinh doanh của Vietnamnet (ví dụ kinh doanh tin nhắn, quảng cáo...), do đó đa số doanh thu của Vietnamnet thuộc về Vietnamnet JSC và các công ty con. [16]

Ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty Cổ phần truyền thông VietNamNet, thành lập năm 2009, là công ty cổ phần chuyên về thực hiện các hợp đồng truyền thông cho VietnamNet, sau khi báo VietnamNet tách khỏi VASC và không outsource các hoạt động quảng cáo và giá trị gia tăng như trước với Vietnamnet Media Group (VMG). [17]

Ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty Cổ phần Đầu tư VietNamNet (Vietnamnet IC) (ông có 11.2% cổ phần)[18] được thành lập sau khi ông rút khỏi Vietnamnet Media Group. Vợ ông là bà Phan Thị Yến (có 13% cổ phần) cũng là thành viên HDQT của công ty này. [19] Vietnamnet IC (vốn pháp định 70 tỷ VND) là chủ đầu tư dự án xây dựng Thành phố truyền thông Vietnamnet Media City[20] thuộc huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam với qui mô 700 ha[21], Trung tâm Thương mại Đền Lừ, Xuân La Hà Nội... Vợ ông cũng là Trưởng ban Kiểm soát, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam Vietnam Report.[22]

Hiện tại còn có các công ty cổ phần khác cùng thương hiệu Vietnamnet hoặc liên quan như: Công ty CP VietnamNet Phương Nam, Công ty CP VietnamNet Ngôi Sao, Công ty Báo cáo Đánh giá Việt Nam Vietnam Report, Công ty ADT Media Company (độc quyền phụ trách quảng cáo cho Vietnamnet).

Thành tích

  • Giai đoạn 1994-1997: đã xây dựng Trung tâm Tin học Teltic trở thành một trung tâm tin học mạnh của tỉnh Khánh Hoà[1]
  • Tháng 1 năm 1996 hoàn thành và đưa mạng Vietnet vào phục vụ khách hàng trong cả nước (mạng thông tin máy tính cung cấp dịch vụ công cộng đầu tiên của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở công nghệ Internet)[1]
  • Năm 1996, ông được bầu chọn là một trong mười gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc[1]
  • Khi ở cương vị là phó giám đốc Công ty Điện toán và Truyền số liệu (tháng 5 năm 1997 đến tháng 5 năm 2000), ông đã tổ chức nghiên cứu và triển khai trung tâm VASC, đề xuất giải pháp khắc phục khả năng sự cố máy tính năm 2000 (Y2K) đầu tiên ở Việt Nam, giải pháp đã áp dụng tốt cho hàng trăm ngàn máy tính cá nhân và các ứng dụng khác[1]
  • Ông đã thiết kế xây dựng phần mềm có giá trị và đã được xuất khẩu sang Mỹ; xây dựng phần mềm website www.vnn.vn, với nhiều dịch vụ và thông tin phong phú lượng truy cập 40 triệu lượt/tháng[1]
  • Tạp chí e-Chíp (VASC) do ông làm tổng biên tập đã tổ chức trao danh hiệu Hiệp sĩ Công nghệ Thông tin (CNTT). Tính đến năm 2005, tổng cộng đã có 60 hiệp sĩ đã và đang đóng góp[23]
  • Ông đã tổ chức giải thưởng "Việt Nam tốt nhất" 2007, một bình chọn kinh tế nổi bật của năm 2007. [24]
  • Sau hơn mười năm, ông đã gây dựng Vietnam Net trở thành một trong những tờ báo điện tử Việt Nam có lượng người truy cập lớn nhất hiện nay[25]

Khen thưởng và kỷ luật

  • Thời kỳ đổi mới ông đã được tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện tặng thưởng bốn bằng khen (1996-1999);
  • UBND tỉnh Khánh Hoà và Công đoàn Bưu Điện Việt Nam tặng thưởng bằng khen; được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng thưởng ba bằng khen Lao động Sáng tạo; được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tặng thưởng Huy chương Tuổi trẻ Lao động Sáng tạo;
  • Được thủ tướng Chính phủ Việt Nam tặng thưởng bằng khen về thành tích giai đoạn 1996-1998; Chiến sỹ Thi đua ngành Bưu điện giai đoạn: 1994-1995, 1996-1998.
  • Ngày 15 tháng 8 năm 2000 ông đã được thủ tướng Chính phủ Việt Nam tặng thưởng danh hiệu Chiến sỹ Thi đua toàn quốc thời kỳ Đổi mới theo quyết định số 745/QĐ-TTg[1].
  • Trong thời gian ông làm tổng biên tập Vietnam Net, báo đã được bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp khen đã tạo ra được một thương hiệu thực sự mạnh ở trong nước, quốc tế và đã đi đúng hướng[26].
  • Khi ông đang công tác ở nước ngoài, cũng lúc chính quyền Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa, bao gồm cả Trường SaHoàng Sa đang được tranh chấp, Vietnam Net cho đăng bài báo "Sức mạnh đồng thuận Việt Nam: Nhìn từ Hoàng Sa -Trường Sa" (được đăng lên hôm 10/12/2007)[27], nhắc đến các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà NộiThành phố Hồ Chí Minh ngày 9 tháng 12 năm 2007, báo đã bị phạt 30 triệu đồng và bài bị huỷ. Nguyễn Anh Tuấn cũng chịu trách nhiệm liên đới, ngay từ lúc đó BBC đã đưa tin là có tin đồn ông có thể sẽ bị bãi chức tổng biên tập[27].

Vai trò ở Vietnam Net

Trong thời gian ông làm tổng biên tập, Vietnam Net đã thể hiện chính kiến chính trị rất rõ là công cụ thông tin tuyên truyền đắc lực của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Bộ Chính trị. Không những thế, trước các sự kiện chính trị - xã hội nóng bỏng, Vietnam Net luôn là một trong những tờ báo xung kích đi đầu trong việc thông tin và định hướng dư luận một cách hiệu quả và ông đã cam kết với thứ trưởng Trần Đức Lai và phó trưởng Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương Đào Duy Quát[28]:

"Ngoài ra, với lượng hit có ngày đạt tới 50 triệu lượt truy cập mỗi ngày như hiện nay, VietNamNet sẽ trở thành kênh thông tin trực tuyến vô cùng hữu ích cho Đảng và Nhà nước ta trong việc tuyên truyền thông tin đối ngoại ra thế giới."

Hiện nay, Vietnam Net là một trong các báo online có lượng người truy cập lớn[29][30].

Nghề báo

Trong cuộc phỏng vấn dành cho BBC Việt ngữ ngày 27 tháng 3 năm 2008, sau khi xin nghỉ việc, ông bày tỏ lòng tự hào vì đã hoàn thành nhiệm vụ vì tự thấy sự đóng góp cho báo chí là đủ và đã đến là lúc cần dành nhiều thời gian hơn nữa cho gia đình và bản thân. Ông cũng bày tỏ quan điểm lựa chọn khi làm báo[14]:

"Lề đường của tôi chính là bạn đọc, là nhân dân và những người kỳ vọng và đặt niềm tin vào mình."

Ông đã gặp phải một số sự cố khi làm nghề báo:

  • Trong lúc xuất ngoại qua Bắc Mỹ vào năm 2005 để đưa tin về chuyến thăm của thủ tướng Việt Nam và ông đã bị những người biểu tình quây "đánh" ngay trước cửa Nhà Trắng bằng cán cờ và khi ông bỏ chạy, họ đã đá vào túi đồ nghề nhà báo của ông[31]
  • Khi ông đi công tác ở Mỹ thì ở nhà báo đăng bài gây sóng gió làm ông liên đới chịu trách nhiệm[27]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a b c d e f g Đ/c: Nguyễn Anh Tuấn: Chiến sĩ thi đua toàn quốc thời kỳ đổi mới
  2. ^ Chống lạm phát: Chính phủ họp hàng ngày để ra quyết định, cập nhật lúc 14:04, thứ Sáu, 28/03/2008 (GMT+7)]
  3. ^ http://www.hks.harvard.edu/presspol/fellowships/fellows_2007_fall.html
  4. ^ Tổng Biên tập Vietnam Net xin nghỉ việc
  5. ^ http://www.hks.harvard.edu/presspol/publications/papers/discussion_papers/d43_nguyen.pdf
  6. ^ Vietnamese journalist finds his voice Báo Financial Times
  7. ^ http://www.nextgenawards.org/about/
  8. ^ http://www.exed.hbs.edu/programs/amp/Pages/default.aspx
  9. ^ VASC khai trương trụ sở Tuần Tin eChíp - ấn phẩm báo chí hứa hẹn hết sức hấp dẫn, 15:07' ngày 18/01/2003 (GMT+7)
  10. ^ www.vnr500.com.vn
  11. ^ 500 DN lớn nhất VN: Xếp hạng theo ngành nghề, lĩnh vực, 10:34' ngày 11/12/2007 (GMT+7)
  12. ^ Xuân Ba, Tổng Biên tập VietNamNet, mất chức hay nghỉ việc?, báo Tiền Phong, kì 1 (30/03/2008) (có toàn văn đơn xin nghỉ việc), kì 2 (01/04/2008)
  13. ^ Tổng biên tập VietNam Net xin nghỉ việc, thứ Tư, 26/03/2008, 12:01 (GMT+7)
  14. ^ a b Lề đường làm báo chính là nhân dân, BBC ngày 27/3/2008, cập nhật 14h57 GMT
  15. ^ “Chính thức bàn giao Báo VietNamNet về Bộ Thông tin&Truyền thông”.
  16. ^ http://english.vietnamnet.vn/biz/2006/08/599743/
  17. ^ http://news.socbay.com/bo_cao_thanh_lap_cong_ty_co_phan_truyen_thong_vietnamnet-613920980-16777216.html
  18. ^ http://www.sgdck.com/NewsDetail.aspx?cid=7&id=4145
  19. ^ http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:Gy2aW7gVMDYJ:vietnamnet-ic.com/default.aspx%3FToDo%3Dview%26k%3D118+%22Nguy%E1%BB%85n+Anh+Tu%E1%BA%A5n%22+Ch%E1%BB%A7+t%E1%BB%8Bch+H%E1%BB%99i+%C4%91%E1%BB%93ng+Qu%E1%BA%A3n+tr%E1%BB%8B&cd=75&hl=en&ct=clnk&gl=au
  20. ^ http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:pv_esH7RG1AJ:vietnamnet-ic.com/default.aspx%3FToDo%3Dview%26k%3D54+vietnamnet-ic.com&cd=3&hl=en&ct=clnk&gl=au
  21. ^ http://74.53.24.87/news/articles/business/111242385_printer.shtml
  22. ^ http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:Gy2aW7gVMDYJ:vietnamnet-ic.com/default.aspx%3FToDo%3Dview%26k%3D118+%22Nguy%E1%BB%85n+Anh+Tu%E1%BA%A5n%22+Ch%E1%BB%A7+t%E1%BB%8Bch+H%E1%BB%99i+%C4%91%E1%BB%93ng+Qu%E1%BA%A3n+tr%E1%BB%8B&cd=75&hl=en&ct=clnk&gl=au
  23. ^ Hiệp sĩ CNTT: Trái tim lớn nắm vững vũ khí lớn, 09:24' ngày 14/08/2005 (GMT+7)
  24. ^ Từ giải thưởng “Việt Nam tốt nhất” năm 2008 đến VNR 500: Thêm sân “làm” thương hiệu, ngày 14/10/2007, cập nhật lúc 15h 44'
  25. ^ Tổng biên tập VietNamNet xin nghỉ việc
  26. ^ Bộ trưởng Lê Doãn Hợp
  27. ^ a b c BBC: Tại sao ông Tuấn phải ra đi?, khởi đăng ngày 20/12/2007, xem được tới 27/3/2008]
  28. ^ "Báo điện tử có tác dụng thông tin đối ngoại rất mạnh", 17:14' ngày 22/03/2005 (GMT+7)
  29. ^ Một lần chúc tết Thủ tướng, Thứ ba, 5/2/2008, 09:37 GMT+7
  30. ^ http://www.baomoi.com/MostPopular.aspx
  31. ^ Tổng biên tập VNN bị đánh ở Mỹ?
Tiền nhiệm:
không
Tổng biên tập Báo Vietnam Net ---
1997-
Kế nhiệm:
trống