Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bùi Quang Dũng”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Quynhbm (thảo luận | đóng góp)
Dòng 13: Dòng 13:
Năm Đinh Mão (967), biết [[Đinh Bộ Lĩnh]] là người cương trực, mưu lược và chí lớn, ông đã tìm đến và ra mắt [[Đinh Bộ Lĩnh]], lúc đó ông đã 45 tuổi. Ông đã đem tài năng của mình, cùng với [[Nguyễn Bặc]], Đinh Điền, Lưu Cơ, Trịnh Tú... dốc lòng phò tá [[nhà Đinh]], thống nhất đất nước, lập nên triều đại [[nhà Đinh]]. [[Đinh Bộ Lĩnh]] lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là [[Đinh Tiên Hoàng]], đặt tên nước là [[Đại Cồ Việt]] đóng đô tại [[Hoa Lư]] ([[Ninh Bình]] ngày nay)
Năm Đinh Mão (967), biết [[Đinh Bộ Lĩnh]] là người cương trực, mưu lược và chí lớn, ông đã tìm đến và ra mắt [[Đinh Bộ Lĩnh]], lúc đó ông đã 45 tuổi. Ông đã đem tài năng của mình, cùng với [[Nguyễn Bặc]], Đinh Điền, Lưu Cơ, Trịnh Tú... dốc lòng phò tá [[nhà Đinh]], thống nhất đất nước, lập nên triều đại [[nhà Đinh]]. [[Đinh Bộ Lĩnh]] lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là [[Đinh Tiên Hoàng]], đặt tên nước là [[Đại Cồ Việt]] đóng đô tại [[Hoa Lư]] ([[Ninh Bình]] ngày nay)


Năm Mậu Thìn (968), Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, ban thưởng tướng sĩ, phong ông là Anh Dực tướng quân, sung Điện tiền Đô chỉ huy sứ kiêm Thiêm sự. Năm 971, ở vùng Kỳ Bố, Ngô Văn Kháng nổi loạn, triều đình cử quân đánh dẹp nhưng thất bại. Vua cử Bùi Quang Dũng cầm quân. Bằng uy đức của mình, ông đã dụ hàng Ngô Văn Kháng. Vua Đinh phong ông là Trấn Đông Tiết độ sứ, Tổng thống kiêm lý ba đạo, được đóng quân ở thành Kỳ Bố; sau lại thăng Đặc khai quốc Thiên sách Thượng tướng, tước An Tĩnh hầu và truy tặng thân phụ ông là Khải Tá hầu.
Năm 971 ông được vua phong Trấn đông Tiết độ sứ, chỉ huy 3 đạo quân thuộc vùng Đông Đạo (lúc đó [[nhà Đinh]] có tất cả 10 đạo quân) về xứ Kỳ Bố, [[Hải Khẩu]] (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay) dẹp loạn.

Bùi Quang Dũng khai khẩn đất hoang ở ven sông Lãng Bạc và sông Cái (sông Trà Lý ngày nay), biến vùng đất hoang vu thành làng xóm đông vui, đồng ruộng tươi tốt. Đất ông được vua ban gọi là ấp Hàm Châu. Ngoài Hàm Châu, ông lập ra 8 trại khác (nay thuộc địa bàn huyện Vũ Thư và TP Thái Bình). Cảm tạ công lao của ông, dân các làng đều đặt tên làng mình là Bùi Xá.


{{sơ khai}}
{{sơ khai}}

Phiên bản lúc 13:24, ngày 25 tháng 1 năm 2011

Bùi Quang Dũng (thế kỷ X) là một nhà hoạt động chính trị, quân sự nổi tiếng thời Ðinh. Ông có nhiều công lao tổ chức khai phá, mở mang kinh tế vùng Bố Hải Khẩu (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay).

Triều Đinh Tiên Hoàng (từ năm 968-979) có Khai Quốc Công Thần Trinh Quốc Công Bùi Quang Dũng nổi tiếng trung liệt – không thờ hai vua (với triều Lê Đại Hành) nên sau này được Lý Thái Tổ tôn hiệu Minh Triết Phu Tử.

Tiểu sử

Thiên sách thượng tướng Trinh quốc công Bùi Quang Dũng sinh giờ Thìn ngày 10 tháng giêng năm Nhâm Ngọ (tức năm 922) trong một gia đình nông dân nghèo ở đất Phong Châu, Bạch Hạc (tỉnh Phú Thọ hiện nay). Từ trần tại nhà riêng vào giờ Dần, ngày 13 tháng 6 năm Mậu Ngọ (1018) năm Thuận Thiên thứ 9 nhà Lý, hưởng thọ 97 tuổi.

Lúc còn nhỏ, ông có tư chất thông minh khác người và rất hiếu thảo với cha mẹ, lễ phép với bề trên, thuận hoà với bè bạn nên được mọi người qúy mến. Ông học rộng, hiểu nhiều, lớn lên trí dũng toàn tài, tinh thông Binh, Nông, Văn, Võ.[cần dẫn nguồn]

Hoạt động

Năm 944, sau khi Ngô Quyền mất, Việt Nam lâm vào cảnh loạn 12 sứ quân, các thế lực phong kiến nổi dậy, mỗi người hùng cứ một vùng. Các sứ quân Ngô Xương Xí, Đỗ Cảnh Thạc, Kiều Công Hãn biết tiếng ông đã cử người đến cầu hiền, thuyết phục ông và mời ông ra hợp tác với họ, nhưng ông đều một mực từ chối vì ông cho rằng họ không phải là bậc minh chủ.

Năm Đinh Mão (967), biết Đinh Bộ Lĩnh là người cương trực, mưu lược và chí lớn, ông đã tìm đến và ra mắt Đinh Bộ Lĩnh, lúc đó ông đã 45 tuổi. Ông đã đem tài năng của mình, cùng với Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Lưu Cơ, Trịnh Tú... dốc lòng phò tá nhà Đinh, thống nhất đất nước, lập nên triều đại nhà Đinh. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình ngày nay)

Năm Mậu Thìn (968), Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, ban thưởng tướng sĩ, phong ông là Anh Dực tướng quân, sung Điện tiền Đô chỉ huy sứ kiêm Thiêm sự. Năm 971, ở vùng Kỳ Bố, Ngô Văn Kháng nổi loạn, triều đình cử quân đánh dẹp nhưng thất bại. Vua cử Bùi Quang Dũng cầm quân. Bằng uy đức của mình, ông đã dụ hàng Ngô Văn Kháng. Vua Đinh phong ông là Trấn Đông Tiết độ sứ, Tổng thống kiêm lý ba đạo, được đóng quân ở thành Kỳ Bố; sau lại thăng Đặc khai quốc Thiên sách Thượng tướng, tước An Tĩnh hầu và truy tặng thân phụ ông là Khải Tá hầu.

Bùi Quang Dũng khai khẩn đất hoang ở ven sông Lãng Bạc và sông Cái (sông Trà Lý ngày nay), biến vùng đất hoang vu thành làng xóm đông vui, đồng ruộng tươi tốt. Đất ông được vua ban gọi là ấp Hàm Châu. Ngoài Hàm Châu, ông lập ra 8 trại khác (nay thuộc địa bàn huyện Vũ Thư và TP Thái Bình). Cảm tạ công lao của ông, dân các làng đều đặt tên làng mình là Bùi Xá.