Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Văn Dư”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 55: Dòng 55:
[[Thể loại:Nghĩa quân chống Pháp]]
[[Thể loại:Nghĩa quân chống Pháp]]
[[Thể loại:Người Quảng Nam]]
[[Thể loại:Người Quảng Nam]]
[[Thể loại:Phong trào Cần Vương]]
[[Thể loại:Tướng lĩnh phong trào Cần Vương]]
[[Thể loại:Sinh 1839]]
[[Thể loại:Sinh 1839]]
[[Thể loại:Mất 1885]]
[[Thể loại:Mất 1885]]

Phiên bản lúc 11:42, ngày 3 tháng 2 năm 2011

Trần Văn Dư (1839-1885), còn có tên là Trần Ngọc Dư hay Trần Dư, hiệu là Hoán Nhược; là quan nhà Nguyễn và là thủ lĩnh Nghĩa hội Quảng Nam trong phong trào Cần Vương tại Việt Nam.

Tiểu sử

Trần Văn Dư sinh 15 tháng 11 năm Kỷ Hợi (31 tháng 12 năm 1839), tại làng An Mỹ Tây, phủ Hà Đông (nay là thôn An Thọ, xã Tam An, huyện Phú Ninh), tỉnhQuảng Nam.

Cha ông là Trần Văn Đợi, một nhà nho nghèo, nhân hậu.

Năm 19 tuổi (1858), ông đỗ tú tài. Năm 1868, ông đỗ cử nhân. Năm Ất Hợi (1875), ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ, cùng khoa với Hoàng giáp Phạm Như Xương, người cùng tỉnh.

Năm Tự Đức thứ 29 (1876), ông được bổ làm sơ khảo trường thi Bình Định, rồi lần lượt trải chức: Hành tẩu viện Cơ mật, Thừa biện bộ Lại, Tri phủ Ninh Giang, Tri phủ Quảng Oai (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội) năm 1878. Ở đây, ông bí mật liên lạc với các sĩ phu yêu nước, hợp tác với lực lượng của Hoàng Kế Viêm cùng mưu việc đánh Pháp.

Năm 1880, ông được triệu về Huế làm Hàn lâm viện Thị độc, sung chức Giáo tập tại Dục Đức đường, Chánh Mông đường (tức lo việc dạy học cho vua Dục ĐứcĐồng Khánh khi hai ông này chưa lên ngôi).

Năm 1882, ông làm Án sát sứ đạo An Tĩnh. Sau, cải thụ Biện lý bộ Lại, được phong Hồng lô Tự khanh, rồi Trung thuận Đại phu.

Năm 1884, ông được cử làm Thương bạc Sự vụ. Năm 1884, đời vua Kiến Phúc, ông giữ chức Sơn phòng sứ Quảng Nam.

Tháng 5 năm Ất Dậu (tháng 7 năm 1885), cuộc phản công của phe chủ chiến ở Kinh thành Huế thất bại, Phụ chính Tôn Thất Thuyết phải phò vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, xuống dụ Cần vương (13 tháng 7 năm 1885).

Hưởng ứng dụ Cần Vương, ông cùng với Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến, Tiểu La Nguyễn Thành... thành lập Nghĩa hội Quảng Nam do ông làm Thủ hội.

Ngày 6 tháng 8 năm Ất Dậu (19 tháng 9 năm 1885), Khâm sứ Pháp ở Huế đưa Nguyễn Phúc Ưng Kỷ lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Đồng Khánh. Chủ trương thân Pháp, triều Nguyễn liều cử Nguyễn Đình Tựu đến thay thế Trần Văn Dư, và điều ông vào làm Bố chánh tỉnh Quảng Ngãi.

Không nhận chức việc mới, tháng 7 năm Ất Dậu (8 năm 1885), ông thay mặt Nghĩa hội ra bản cáo thị kêu gọi toàn dân trong tỉnh đứng lên chống Pháp.

Ngày 4 tháng 9 năm 1885, ông cùng Nguyễn Duy Hiệu, Tiểu La Nguyễn Thành, Phan Bá Phiến, Nguyễn Hanh...chia quân ra làm nhiều cánh rồi cùng tiến đánh thành tỉnh La Qua (còn gọi là La Thành, tức thành tỉnh Quảng Nam), buộc Bố chánh Bùi Tiến Tiên, Tuần phủ Nguyễn Ngoạn phải dẫn quân rút chạy.

Làm chủ được 20 ngày, đến ngày 25 tháng 9 năm 1885, thì quân thủy bộ của Pháp cùng quân Nam triều dưới quyền chỉ huy của tướng Shants mở cuộc tái chiếm. Trước lực lượng đông đảo và vũ khí tối tân của đối phương, Trần Văn Dư cùng Nguyễn Duy Hiệu quyết định rút đại bộ phận về căn cứ Sơn phòng Dương Yên.

Liên quân tiếp tục truy kích, đến tháng 10 năm 1885, thì các căn cứ của Nghĩa hội ở Đại Lộc, Quế Sơn, Tam Kỳ, Dương Yên, An Lâm, Đại Đồng... lần lượt bị vây đánh và thất thủ.

Trước tình thế nguy ngập đó, bộ chỉ huy Nghĩa hội bàn nhau chọn kế "giải binh quy điền" để bảo toàn lực lượng. Tháng 12 năm 1885, Trần Văn Dư giao quyền Thủ hội cho Nguyễn Duy Hiệu để ra Huế gặp vua Đồng Khánh (từng là học trò của ông), nhằm tìm ra một giải pháp.

Dọc đường, ông bị quyền Tổng đốc Quảng Nam Châu Đình Kế bắt giữ và báo với quân Pháp. Bất khuất, ông mắng chửi Tổng đốc Kế. Căm tức, viên quan này đã mượn tay quân Pháp để giết chết ông[1] tại góc thành La Qua ngày 13 tháng 12 năm 1885.

Ghi công

Hiện nay, phần mộ Trần Văn Dư đã được cải táng về thôn An Thọ, xã Tam An, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam và đã được công nhận là Di tích Văn hóa-Lịch sử cấp tỉnh.

Tên ông đã được dùng để đặt con một con đường ở quận Tân Bình (thành phố Hồ Chí Minh), một con đường ở quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), và tên một trường phổ thông trung học ở Phú Ninh (Quảng Nam) và tên của 1 con đường trong thành phố Tam kỳ (Quảng Nam)…

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Nhóm Nhân văn Trẻ chép ông bị xử bắn (tr. 261). Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế ghi ông bị xử chém (tr. 899).

Sách tham khảo

  • Nguyễn Q.Thắng-Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nxb. KH-XH, 1992.
  • Nhóm Nhân văn Trẻ, Hỏi đáp lịch sử (tập 4). Nxb. Trẻ, 2007.

Liên kết ngoài