Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cuộc di cư Việt Nam (1954)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tran Quoc123 (thảo luận | đóng góp)
→‎Tiến trình: update link
Dòng 15: Dòng 15:
Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì cho rằng những người Công giáo Việt Nam đã bị chính quyền Pháp, Mỹ và thân Mỹ cưỡng bức hay "dụ dỗ di cư"<ref>[[Đảng Cộng sản Việt Nam]], [http://www.cpv.org.vn/details.asp?topic=0&subtopic=0&leader_topic=0&id=BT2350359334 Chỉ thị của Ban Bí thư số 16-CT/TW, ngày 21 tháng 4 năm 1955, tăng cường chỉ đạo, tích cực đấu tranh phá âm mưu địch cưỡng ép và dụ dỗ giáo dân di cư]</ref>. Khẳng định này không mâu thuẫn với các tài liệu của Mỹ<ref name="Sheehan">Neel Sheehan, ''A Bright Shining Lie'', 1988, tr. 137.</ref> về hoạt động của [[Edward Lansdale]], chuyên gia tình báo Mỹ hoạt động tại miền Bắc Việt Nam trong thời gian này, với nhiệm vụ làm suy yếu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng mọi cách có thể<ref>Nguyên văn: "''...his task was to weaken Ho Chi Minh's Democratic Republic of Viet Nam through any means available...''"; Spencer C. Tucker, ''Encyclopedia of the Vietnam War'', ABC-CLIO, 1998, tr. 220.</ref>. Theo đó, các [[linh mục]] miền Bắc giục giã [[giáo dân]] vào Nam với lời giảng rằng [[Maria|Đức Mẹ Đồng Trinh]] đã vào Nam nên họ phải đi theo<ref>''[http://www.vae.org.vn/News_print.asp?id=1220 Vài nét về cuộc di cư của giáo dân Bắc Kỳ sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954]''</ref>. Lansdale và nhóm của ông đã thực hiện một chiến dịch tuyên truyền miêu tả rằng các điều kiện sắp tới dưới chính quyền Việt Minh sẽ ác nghiệt hết mức có thể. Nhóm này phân tán các tờ truyền đơn được giả mạo là của chính phủ Việt Minh, tạo các tin đồn, thuê các thầy bói tiên đoán về các tai họa sắp tới. Bản tường trình mật của Lansdale về nhiệm vụ của ông đã ghi nhận số người đăng ký di cư vào Nam tăng lên gấp 3 lần sau khi một tờ truyền đơn giả mạo được phát tán<ref name="Sheehan"/>.
Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì cho rằng những người Công giáo Việt Nam đã bị chính quyền Pháp, Mỹ và thân Mỹ cưỡng bức hay "dụ dỗ di cư"<ref>[[Đảng Cộng sản Việt Nam]], [http://www.cpv.org.vn/details.asp?topic=0&subtopic=0&leader_topic=0&id=BT2350359334 Chỉ thị của Ban Bí thư số 16-CT/TW, ngày 21 tháng 4 năm 1955, tăng cường chỉ đạo, tích cực đấu tranh phá âm mưu địch cưỡng ép và dụ dỗ giáo dân di cư]</ref>. Khẳng định này không mâu thuẫn với các tài liệu của Mỹ<ref name="Sheehan">Neel Sheehan, ''A Bright Shining Lie'', 1988, tr. 137.</ref> về hoạt động của [[Edward Lansdale]], chuyên gia tình báo Mỹ hoạt động tại miền Bắc Việt Nam trong thời gian này, với nhiệm vụ làm suy yếu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng mọi cách có thể<ref>Nguyên văn: "''...his task was to weaken Ho Chi Minh's Democratic Republic of Viet Nam through any means available...''"; Spencer C. Tucker, ''Encyclopedia of the Vietnam War'', ABC-CLIO, 1998, tr. 220.</ref>. Theo đó, các [[linh mục]] miền Bắc giục giã [[giáo dân]] vào Nam với lời giảng rằng [[Maria|Đức Mẹ Đồng Trinh]] đã vào Nam nên họ phải đi theo<ref>''[http://www.vae.org.vn/News_print.asp?id=1220 Vài nét về cuộc di cư của giáo dân Bắc Kỳ sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954]''</ref>. Lansdale và nhóm của ông đã thực hiện một chiến dịch tuyên truyền miêu tả rằng các điều kiện sắp tới dưới chính quyền Việt Minh sẽ ác nghiệt hết mức có thể. Nhóm này phân tán các tờ truyền đơn được giả mạo là của chính phủ Việt Minh, tạo các tin đồn, thuê các thầy bói tiên đoán về các tai họa sắp tới. Bản tường trình mật của Lansdale về nhiệm vụ của ông đã ghi nhận số người đăng ký di cư vào Nam tăng lên gấp 3 lần sau khi một tờ truyền đơn giả mạo được phát tán<ref name="Sheehan"/>.


Ngược lại, những tờ bích chương và [[tờ rơi|tờ bướm]] do Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến in và trao cho hai bên phổ biến cho dân chúng biết về quyền tự do di tản thì không được chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phân phát<ref>O 'Connor, Patrick. "Violations of Article 14 of the Geneva Agreement" trong cuốn ''Terror in Vietnam: A Record of Another Broken Pledge''. Washington, DC: National Catholic Welfare Conference, 1955.</ref>. Hơn nữa chính Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến đã mở cuộc điều tra đơn khiếu nại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về hành động cưỡng bách di cư. Trong số 25.000 người Uỷ hội tiếp xúc, không có ai nhận là họ bị "cưỡng bách di cư" hay muốn trở về Bắc cả<ref>14th Interim Report by the ICC. London: Her Majesty's Stationaery Office</ref>.


Ngoài những người di cư vào Nam vì lý do tôn giáo (chiếm 2/3 tổng số), số còn lại là những người thuộc khuynh hướng chính trị chống cộng sản, những người có liên hệ với chính quyền Pháp hay chính phủ quốc gia, thành phần tư sản thành thị và những gia đình nông thôn lo ngại vì chính sách cải cách ruộng đất và đấu tố<ref>Freeman, James M. ''Hearts of Sorrow, Vietnamese-American Lives''. Stanford, CA: Stanford University Press, 1989. Trang 142-5.</ref>. Thêm vào đó là những người thuộc dân tộc thiểu số đã từng theo quân đội Pháp chống Việt Minh. Trong đó có khoảng 45.000 người [[Nùng]] vùng [[Móng Cái]] và 2.000 người [[Thái]] và [[H'Mông|Mèo]] từ [[Sơn La]] và [[Điện Biên]]<ref>Lê Xuân Khoa. ''Việt nam 1945-1995''. Bethesda, MD: Tiên Rồng, 2004.</ref><ref name="Sheehan"/>.
Ngoài những người di cư vào Nam vì lý do tôn giáo (chiếm 2/3 tổng số), số còn lại là những người thuộc khuynh hướng chính trị chống cộng sản, những người có liên hệ với chính quyền Pháp hay chính phủ quốc gia, thành phần tư sản thành thị và những gia đình nông thôn lo ngại vì chính sách cải cách ruộng đất và đấu tố<ref>Freeman, James M. ''Hearts of Sorrow, Vietnamese-American Lives''. Stanford, CA: Stanford University Press, 1989. Trang 142-5.</ref>. Thêm vào đó là những người thuộc dân tộc thiểu số đã từng theo quân đội Pháp chống Việt Minh. Trong đó có khoảng 45.000 người [[Nùng]] vùng [[Móng Cái]] và 2.000 người [[Thái]] và [[H'Mông|Mèo]] từ [[Sơn La]] và [[Điện Biên]]<ref>Lê Xuân Khoa. ''Việt nam 1945-1995''. Bethesda, MD: Tiên Rồng, 2004.</ref><ref name="Sheehan"/>.

Phiên bản lúc 03:29, ngày 7 tháng 2 năm 2011

Hàng chục vạn người, đa số là người Công giáo, rời khỏi miền Bắc VN năm 1954 theo chương trình Passage to Freedom (Con đường đến Tự Do)

Di cư năm 1954 là sự kiện xảy ra sau Hiệp định Genève tại Việt Nam, bao gồm dòng người từ miền Nam "tập kết ra Bắc" và một dòng người lớn hơn với gần một triệu người "di cư vào Nam".

Bối cảnh

Sau trận Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòaPháp, tạm thời chia đôi Việt Nam thành hai vùng tập trung quân sự tại vĩ tuyến 17. Hệ thống bộ máy dân sự và lực lượng quân sự của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tập trung ở miền Bắc và hệ thống bộ máy dân sự và lực lượng quân sự của chính quyền Liên hiệp Pháp được tập trung ở miền Nam, chờ ngày tổng tuyển cử tự do dự kiến sẽ xảy ra vào ngày 20 tháng 7 năm 1956. Điều 14 phần (d) của Hiệp định cho phép người dân ở mỗi phía di cư đến phía kia và yêu cầu phía quản lý tạo điều kiện cho họ di cư trong vòng 300 ngày sau thoả hiệp đình chiến (Điều 2), tức chấm dứt vào ngày 19 tháng 5, 1955. Dân Hà Nội có 80 ngày, Hải Dương có 100 ngày,[1] còn Hải Phòng, điểm cuối cùng tập trung để di cư có 300 ngày.[2]

Để giám sát thực thi hiệp định, Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến được thành lập theo điều 34 của hiệp định với đại diện của ba nước Ấn Độ, Ba Lan, và Canada.

Di cư vào Nam

Nguyên nhân

Một người Thiên Chúa giáo di cư từ miền Bắc đang được cứu trợ

Theo tuần báo Time, những người di cư vào miền Nam, đặc biệt những người Công giáo Việt Nam, cho rằng họ đã bị đàn áp tôn giáo dưới chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[3][4][5]. Nhiều người thật sự ra đi vì lý do kinh tế và chính trị: họ là những người làm việc cho Pháp, hay giới tư sản không có cảm tình với chính phủ Cộng sản. Một số người là nạn nhân của cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, bị lấy mất tài sản nên phải bỏ ra đi.

Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì cho rằng những người Công giáo Việt Nam đã bị chính quyền Pháp, Mỹ và thân Mỹ cưỡng bức hay "dụ dỗ di cư"[6]. Khẳng định này không mâu thuẫn với các tài liệu của Mỹ[7] về hoạt động của Edward Lansdale, chuyên gia tình báo Mỹ hoạt động tại miền Bắc Việt Nam trong thời gian này, với nhiệm vụ làm suy yếu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng mọi cách có thể[8]. Theo đó, các linh mục miền Bắc giục giã giáo dân vào Nam với lời giảng rằng Đức Mẹ Đồng Trinh đã vào Nam nên họ phải đi theo[9]. Lansdale và nhóm của ông đã thực hiện một chiến dịch tuyên truyền miêu tả rằng các điều kiện sắp tới dưới chính quyền Việt Minh sẽ ác nghiệt hết mức có thể. Nhóm này phân tán các tờ truyền đơn được giả mạo là của chính phủ Việt Minh, tạo các tin đồn, thuê các thầy bói tiên đoán về các tai họa sắp tới. Bản tường trình mật của Lansdale về nhiệm vụ của ông đã ghi nhận số người đăng ký di cư vào Nam tăng lên gấp 3 lần sau khi một tờ truyền đơn giả mạo được phát tán[7].


Ngoài những người di cư vào Nam vì lý do tôn giáo (chiếm 2/3 tổng số), số còn lại là những người thuộc khuynh hướng chính trị chống cộng sản, những người có liên hệ với chính quyền Pháp hay chính phủ quốc gia, thành phần tư sản thành thị và những gia đình nông thôn lo ngại vì chính sách cải cách ruộng đất và đấu tố[10]. Thêm vào đó là những người thuộc dân tộc thiểu số đã từng theo quân đội Pháp chống Việt Minh. Trong đó có khoảng 45.000 người Nùng vùng Móng Cái và 2.000 người TháiMèo từ Sơn LaĐiện Biên[11][7].

Tiến trình

Tàu há mồm LST đón người di cư rời miền Bắc.

Ngày 9 tháng 8 năm 1954, chính phủ Quốc gia Việt Nam của tân Thủ tướng Ngô Đình Diệm lập Phủ Tổng ủy Di cư Tỵ nạn ở cấp một bộ trong nội các với ba nha đại diện, một ở miền Bắc, một ở miền Trung và một ở miền Nam để xúc tiến định cư. Thêm vào đó là Uỷ ban Hỗ trợ Định cư, một tổ chức cứu trợ tư nhân giúp sức.

Đối với sinh viên đại học, Bộ Tư lệnh Pháp dành 12 chuyến bay trong hai ngày 12 và 13 Tháng Tám đưa khoảng 1200 sinh viên miền Bắc vào Nam.[12] Ước tính chỉ khoảng 1/3 ở lại còn 2/3 chọn di cư.[13]

Vì không có đủ phương tiện cho những người di cư vào Nam nên chính quyền Pháp và Bảo Đại phải kêu gọi các nước khác giúp chuyên chở và định cư. Các chính phủ Anh, Ba Lan, Tây Đức, Nam Hàn, Hoa Kỳ, Nhật, Philippines, New Zealand, Trung Hoa Dân quốc, ÚcÝ hưởng ứng cùng các tổ chức UNICEF, Hồng Thập Tự, Catholic Relief Services (CRS), Church World Services (CWS), Mennonite Central Committee (MCC), International Rescue Committee (IRC), CARE và Thanh thương Hội Quốc tế.

Ngày 4 tháng 8 năm 1954 cầu hàng không nối phi trường Tân Sơn Nhứt, Sài Gòn trong Nam với các sân bay Gia Lâm, Bạch Mai, Hà NộiCát Bi, Hải Phòng ngoài Bắc được thiết lập. Nỗ lực đó được coi là cầu không vận dài nhất thế giới lúc bấy giờ (khoảng 1.200 km đường chim bay). Phi cảng Tân Sơn Nhứt trở nên đông nghẹt; tính trung bình mỗi 6 phút một là một máy bay hạ cánh và mỗi ngày có từ 2000 đến 4200 người di cư tới. Tổng kết là 4280 lượt hạ cánh, đưa vào 213.635 người.

Ngoài ra, một hình ảnh quen thuộc với người dân tỵ nạn là "tàu há mồm" (tiếng Anh: landing ship, tank viết tắt là LST) đón người ở gần bờ rồi chuyển ra tàu lớn neo ngoài hải phận miền Bắc. Các tàu thủy vừa hạ xuống, hàng trăm người đã giành lên. Các tàu của Việt Nam, Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Trung Hoa, Ba Lan... giúp được 555.037 người "vô Nam". "Nam" được hiểu là cả dải duyên hải miền Nam Việt Nam, từ Đà Nẵng tới Vũng Tàu. Vì số người di cư quá đông Cao uỷ Pháp đã xin gia hạn thêm ba tháng và phía Hà Nội đã thoả thuận nên ngày cuối cùng thay vì là ngày 19 tháng 5 được đổi thành ngày 19 tháng 8. Trong thời gian gia hạn thêm 3.945 người đã vượt tuyến vào Nam. Chuyến tàu thuỷ cuối cùng của cuộc di cư cập bến Sài Gòn vào ngày 16 tháng 8.

Thêm vào đó, còn tới 102.861 người tự tìm đường bộ hoặc ghe thuyền và phương tiện riêng.

Tính đến giữa năm 1954 và 1956, trên 1 triệu người đã di cư từ Bắc vào Nam, trong đó có khoảng 800.000 người Công giáo, tức khoảng 2/3 số người Công giáo ở miền Bắc đã bỏ vào Nam[14].

Trong văn học và âm nhạc

Bài thơ Nhất định thắng (năm 1955) của nhà thơ Trần Dần[15] có viết về cuộc di cư này cùng với sự đau thương chia cắt Bắc Nam và lời kêu gọi đứng lên đòi hòa bình và thống nhất.

Năm 1955, nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc bài thơ Thuyền viễn xứ của Huyền Chi và sau này là bài 1954 - 1975 nói lên tâm trạng của những người di tản.

Trong miền Nam, những bản nhạc Chuyến đò vĩ tuyến, Nắng đẹp Miền Nam, Nhạc rừng khuyaĐoàn người lữ thứ của nhạc sĩ Lam Phương,[16] Ghé bến Sài Gòn của Văn Phụng, Hình ảnh quê xưa của Hoàng Trọng cũng nói về cuộc di cư này.

Tập kết ra Bắc

Sử liệu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận có 140.000 người di cư ra Bắc bằng phương tiện riêng, băng rừng Trường Sơn, hoặc đi trên các tàu của Ba Lan, PhápLiên Xô[14]. Đa số đây là những người theo Việt Minh và gia đình của họ tập kết ra Bắc.

Phủ Tổng uỷ Di cư Tỵ nạn của Quốc gia Việt Nam thì ghi con số 4.358 người đi qua ngả chính phủ.[cần dẫn nguồn] Họ là những người vì vội vã đã bỏ vào Nam nay đổi ý muốn trở lại ra Bắc hay những người tin theo vận động của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tìm đường ra Bắc. Số người này được vận chuyển bằng đường thuỷ và hàng không của Pháp.

Xem thêm

Tiền nhiệm:
Hiệp định Genève
Cuộc di cư Việt Nam
1954
Kế nhiệm:
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc)
Việt Nam Cộng hòa (miền Nam)

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Nhìn lại cuộc Di cư...
  2. ^ Lịch sử Trường Đại học Y Hà Nội
  3. ^ Tuần báo Time, The Lesson of Seven Nails, 21 tháng 2 năm 1955
  4. ^ Tuần báo Time, Wanderer's Rest, 27 tháng 2 năm 1956
  5. ^ Tuần báo Time, Land of Compulsory Joy, 22 tháng 11 năm 1954
  6. ^ Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị của Ban Bí thư số 16-CT/TW, ngày 21 tháng 4 năm 1955, tăng cường chỉ đạo, tích cực đấu tranh phá âm mưu địch cưỡng ép và dụ dỗ giáo dân di cư
  7. ^ a b c Neel Sheehan, A Bright Shining Lie, 1988, tr. 137.
  8. ^ Nguyên văn: "...his task was to weaken Ho Chi Minh's Democratic Republic of Viet Nam through any means available..."; Spencer C. Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War, ABC-CLIO, 1998, tr. 220.
  9. ^ Vài nét về cuộc di cư của giáo dân Bắc Kỳ sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954
  10. ^ Freeman, James M. Hearts of Sorrow, Vietnamese-American Lives. Stanford, CA: Stanford University Press, 1989. Trang 142-5.
  11. ^ Lê Xuân Khoa. Việt nam 1945-1995. Bethesda, MD: Tiên Rồng, 2004.
  12. ^ Nguyễn Văn Lục. Lịch Sử Còn Đó. Garden Grove, CA: Tân Văn, 2008. Trang 129.
  13. ^ Lịch sử Trường Đại học Y Hà Nội
  14. ^ a b Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, Flight from Indochina [1], tr. 80-81
  15. ^ “Bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần”. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2010.
  16. ^ “Nhạc sĩ Lam Phương”. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2010.

Liên kết ngoài