Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Liên minh thứ Ba”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 15: Dòng 15:


==Trận hải chiến ở Tây Ban Nha==
==Trận hải chiến ở Tây Ban Nha==
Cùng thời gian đó [[hạm đội]] Pháp-Tây Ban Nha do [[đô đốc]] Pháp [[Pierre Villeneuve]] chỉ huy bị hạm đội Anh của đô đốc [[Horatio Nelson]] đánh tan tành trận [[hải chiến]] [[Trafalgar]] (Tây Ban Nha, ngày 21.10.1805) khiến đô đốc Pierre Villeneuve phải tự tử vài ngày sau đó. Chiến thắng này chứng tỏ quyền làm chủ trên biển của Vương quốc Anh.
Cùng thời gian đó [[hạm đội]] Pháp-Tây Ban Nha do [[đô đốc]] Pháp [[Pierre Villeneuve]] chỉ huy bị hạm đội Anh của đô đốc [[Horatio Nelson]] đánh tan tành trong trận [[hải chiến Trafalgar]] (Tây Ban Nha, ngày 21.10.1805) khiến đô đốc Pierre Villeneuve phải tự tử vài ngày sau đó. Chiến thắng này chứng tỏ quyền làm chủ trên biển của Vương quốc Anh. Horatio Nelson đã hy sinh trong giờ phút thắng trận, và sự kiện này củng cố vai trò [[anh hùng dân tộc]] nước Anh của ông, mà ông đã đạt được sau vài trận thắng quân Pháp trước đây. <ref>Paul Usherwood, Jeremy Beach, Catherine Morris, University of Northumbria at Newcastle, National Recording Project (Public Monuments and Sculpture Association), ''Public sculpture of North-East England'', trang 49</ref>


Tại Trung Âu, ngày 2 tháng 12 năm 1805, dù ít quân hơn, hoàng đế Napoléon đã đánh bại liên quân Áo-Nga do [[sa hoàng]] [[Aleksandr I]] và hoàng đế Áo [[Franz II]] chỉ huy trong [[trận Austerlitz]] (nay là [[Slavkov]], [[Cộng hòa Séc]]), buộc quân Nga phải rút về [[Ba Lan]] và Áo phải ký [[hòa ước Pressburg]] vào ngày 26.12.1805, nhượng [[Venezia]] cho Ý (do Napoléon làm vua) và vùng [[Tyrol]] cho Vương quốc Bayern. Liên minh thứ ba tan rã.
Tại Trung Âu, ngày 2 tháng 12 năm 1805, dù ít quân hơn, hoàng đế Napoléon đã đánh bại liên quân Áo-Nga do [[sa hoàng]] [[Aleksandr I]] và hoàng đế Áo [[Franz II]] chỉ huy trong [[trận Austerlitz]] (nay là [[Slavkov]], [[Cộng hòa Séc]]), buộc quân Nga phải rút về [[Ba Lan]] và Áo phải ký [[hòa ước Pressburg]] vào ngày 26.12.1805, nhượng [[Venezia]] cho Ý (do Napoléon làm vua) và vùng [[Tyrol]] cho Vương quốc Bayern. Liên minh thứ ba tan rã.

Phiên bản lúc 08:47, ngày 7 tháng 2 năm 2011

Liên minh thứ ba là một liên minh quân sự gồm các vương quốc Anh, Nga, Áo, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Napoli và Sicilia chống lại hoàng đế Napoléon BonaparteĐệ nhất đế chế Pháp cùng các đồng minh Tây Ban Nha, vương quốc Ý, Bayern, Etruria, Batavia, công quốc Württemberg trong các năm 1805 và 1806.

Từ Hòa ước Amiens tới Liên minh thứ ba

Mặc dù Vương quốc Anh và Đế quốc Pháp đã ký Hòa ước Amiens ngày 25.3.1802, kết thúc chiến tranh giữa Pháp và Liên minh thứ hai, nhưng nền hòa bình không được vững chắc. Tháng 5 năm 1803, Anh bắt giữ 1.200 tàu buôn của Pháp và Hà Lan trên các hải cảng Anh. Ít ngày sau, Pháp trả đũa, bắt mọi người Anh trên đất Pháp rồi theo đuổi chính sách bảo hộ mậu dịch, phong tỏa thị trường tiêu thụ của nền kỹ nghệ Anh, đồng thời ngăn cản các hàng nhập cảng cần thiết của Anh, nhất là sản phẩm nông nghiệp mà Anh không thể tự túc được. Cuộc xung đột trở nên không thể tránh được, khi quân Anh không chịu di tản khỏi đảo Malta và Napoléon gửi quân đi để dập tắt cuộc cách mạng Haiti.

Ngày 23.5.1803, Vương quốc Anh chính thức tuyên chiến với Đế quốc Pháp. Thủ tướng Anh thời đó là William Pitt tăng cường các nỗ lực ngoại giao nhằm lập Liên minh thứ ba. Ngày 11.4.1805, Vương quốc Anh và Nga ký hiệp ước liên minh. Anh tài trợ mỗi năm 1,25 triệu bảng Anh cho 100.000 quân Nga. Anh cũng tìm cách lôi kéo Áo và ngày 11.6.1805 Áo gia nhập Liên minh. Thụy Điển cũng theo Liên minh từ ngày 9.8.1805 và ngày 31.10.1805 Thụy Điển tuyên chiến với Pháp.

Chiến trận tại Đức

Napoléon tập trung quân đội Pháp, Tây Ban Nha và CH Batavia tại các trại ở Boulogne (bắc Pháp) gồm bộ binh, kỵ binhhải quân có lúc lên tới 350.000 quân, nhằm tấn công Vương quốc Anh. Mục tiêu của thủ tướng Anh là triệt tiêu sự đe dọa đó của Pháp. Quân Liên minh tấn công cùng lúc Vương quốc Hannover (do Pháp chiếm từ 27.5.1803) với 40.000 quân Nga-Anh-Thụy Điển, vùng sông Danube với 180.000 quân Nga-Áo và vùng bắc Ý với 142.000 quân Áo.

Napoléon tập trung tấn công vào trung tâm lực lượng Liên minh ở Đức, trong khi thống chế Pháp André MassénaGouvion Saint-Cyr phải kìm giữ quân Liên minh tại bắc Ý.

Quân Áo quyết định chờ quân Pháp tại vùng núi Schwarzwald (tây nam Đức), nhưng Napoléon triển khai quân cắt đứt liên lạc giữa quân Áo và quân Nga. Tháng 9 năm 1805, đại quân Pháp vượt sông Rhine rồi sông Main. Thống chế Pháp Michel Ney thắng tướng Áo Karl Mack tại trận Elchingen (Bayern) và vây quân tướng Karl Mack tại Ulm (bên sông Danube, Đức) khiến tướng Mack phải đầu hàng ngày 19.10.1805.

Trận hải chiến ở Tây Ban Nha

Cùng thời gian đó hạm đội Pháp-Tây Ban Nha do đô đốc Pháp Pierre Villeneuve chỉ huy bị hạm đội Anh của đô đốc Horatio Nelson đánh tan tành trong trận hải chiến Trafalgar (Tây Ban Nha, ngày 21.10.1805) khiến đô đốc Pierre Villeneuve phải tự tử vài ngày sau đó. Chiến thắng này chứng tỏ quyền làm chủ trên biển của Vương quốc Anh. Horatio Nelson đã hy sinh trong giờ phút thắng trận, và sự kiện này củng cố vai trò anh hùng dân tộc nước Anh của ông, mà ông đã đạt được sau vài trận thắng quân Pháp trước đây. [1]

Tại Trung Âu, ngày 2 tháng 12 năm 1805, dù ít quân hơn, hoàng đế Napoléon đã đánh bại liên quân Áo-Nga do sa hoàng Aleksandr I và hoàng đế Áo Franz II chỉ huy trong trận Austerlitz (nay là Slavkov, Cộng hòa Séc), buộc quân Nga phải rút về Ba Lan và Áo phải ký hòa ước Pressburg vào ngày 26.12.1805, nhượng Venezia cho Ý (do Napoléon làm vua) và vùng Tyrol cho Vương quốc Bayern. Liên minh thứ ba tan rã.

Các trận chiến giữa phe Pháp và Liên minh thứ ba

Tham khảo

  • Chandler, David G., The campaigns of Napoleon, New York, Simon & Schuster, 1995, ISBN 0-02-523660-1
  • Roger Dufraisse và Michel Kerautret, La France napoléonienne, Aspects extérieurs 1799 - 1815, Seuil, Paris 1999

Xem thêm

Liên kết ngoài

  1. ^ Paul Usherwood, Jeremy Beach, Catherine Morris, University of Northumbria at Newcastle, National Recording Project (Public Monuments and Sculpture Association), Public sculpture of North-East England, trang 49