Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Nguyễn Du”

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 147: Dòng 147:


Nếu anh ta có trình độ, anh ta sẽ là một học giả hoặc hơn thế nữa. Một ai đó vô danh mà phủ định những gì các học giả đã khẳng định thì chỉ có là người giỏi hơn (Hầu như là không thể) hoặc là tay này nửa mùa (thường là như vậy). Đó là những gì tôi nghĩ trong thảo lận bài Nguyễn Trãi. Đây chỉ là thế giới ảo và Wiki lại là Wiki mở, nên rất khó theo ý riêng một ai đó được. Tranh luận với những điều vô bổ tôi không có thời gian và cũng không thích, mà không thích thì không làm. --[[Thành viên:Phuongcacanh|Duyphuong]] ([[Thảo luận Thành viên:Phuongcacanh|thảo luận]]) 06:22, ngày 2 tháng 3 năm 2011 (UTC)
Nếu anh ta có trình độ, anh ta sẽ là một học giả hoặc hơn thế nữa. Một ai đó vô danh mà phủ định những gì các học giả đã khẳng định thì chỉ có là người giỏi hơn (Hầu như là không thể) hoặc là tay này nửa mùa (thường là như vậy). Đó là những gì tôi nghĩ trong thảo lận bài Nguyễn Trãi. Đây chỉ là thế giới ảo và Wiki lại là Wiki mở, nên rất khó theo ý riêng một ai đó được. Tranh luận với những điều vô bổ tôi không có thời gian và cũng không thích, mà không thích thì không làm. --[[Thành viên:Phuongcacanh|Duyphuong]] ([[Thảo luận Thành viên:Phuongcacanh|thảo luận]]) 06:22, ngày 2 tháng 3 năm 2011 (UTC)
::<red>'''Tôi nhắc lại lần nữa'''</red>! <u>'''Tôi không hề phủ định bất cứ gì bạn viết'''</u>, tôi chỉ <u>'''sắp xếp lại cho phù hợp theo cách xưa nay trên Wikipedia viết'''</u>. Bạn thứ nhất đừng xuyên tạc những gì tôi đã sửa và thứ hai đừng lên giọng học giả này hay học giả kia kiểu "'''nhiều sách-chữ to'''". Trên Wikipedia có hai dạng: giỏi thật, người ta nói rất có luận điểm như là thành viên Rol gì trong thảo luận Nguyễn Trãi. Thứ hai là dạng đọc nhiều sách quá nên nói loạn cả lên giống như trong thảo luận Nguyễn Trãi luôn, bất kể người mình nói có thiện ý gì hay không, nói không nổi thì chuyển qua công kích, dâm chọt.--[[Đặc biệt:Đóng góp/115.75.139.107|115.75.139.107]] ([[Thảo luận Thành viên:115.75.139.107|thảo luận]]) 06:31, ngày 2 tháng 3 năm 2011 (UTC)

Phiên bản lúc 06:31, ngày 2 tháng 3 năm 2011

Để bài này có tính trung lập, tôi đã chuyển các lời bàn về thơ của Nguyễn Du vào phần Nhận xét. Hơn nữa, trong phần Nguồn có viết: Có tham khảo bài của Vũ Quần Phương. Bài đó có tên gì? Và Vũ Quần Phương là ai? Có người nào có thể cho tôi biết không? Mekong Bluesman 06:15, 23 tháng 6 2005 (UTC)

VQP là nhà thơ và phê bình văn học, hiện sống ở VN. Viết Có tham khảo bài của Vũ Quần Phương không có ý nghĩa gì hết.--Á Lý Sa 06:29, 23 tháng 6 2005 (UTC)
Vừa search ra một chỗ [1], thấy một số đoạn là sao chép, chứ không đơn thuần tham khảo lấy ý.--Á Lý Sa 06:41, 23 tháng 6 2005 (UTC)
Như vậy là chúng ta có thể vi phạm chủ quyền!!! Tôi nghĩ là phải bỏ phần Nhận xét, hay cắt nó ngắn đi để việc dùng bài viết của người khác không quá lộ liễu. Mekong Bluesman 06:55, 23 tháng 6 2005 (UTC)

Tôi đã sửa phần "Nhận xét" để cho bớt tính chất chủ quan nhưng vẫn chưa hoàn toàn hài lòng vì lối viết đó sửa quá khó. Mekong Bluesman 09:53, ngày 05 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Phần nhận xét của bài này hoàn toàn mang tính cá nhân, phân tích thiếu đầy đủ và không có trích dẫn. thảo luận quên ký tên này là của 218.186.9.4 (thảo luận • đóng góp).

Ngày sinh

Tại trang http://www.ctu.edu.vn/coursewares/supham/vhvntrungdai2/ch6.htm có nói Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu (tính ra dương lịch là ngày 3 tháng 1 năm 1766, nhưng trong bài nói ông sinh năm 1765. Vậy, nguồn gốc tham khảo trong bài là dựa vào đâu? Newone 03:03, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi đã sửa lại năm sinh của Nguyễn Du theo nguồn tham khảo bạn đưa ra rồi [[[Đặc biệt:Contributions/195.19.48.162|195.19.48.162]] (thảo luận) 08:54, ngày 10 tháng 5 năm 2008 (UTC)][trả lời]


KHONG CHI CO THO NOM CUA NGUYEN DU MOI MANG TAM TRANG "NHU MOT THU NHAT KY" VI TRONG MOI BAI THO CUA ONG DIEU MANG MOT NOI BUON VUI KHAC NHAU. ONG MUON BAY TO TAM SU, NOI LONG CUA MINH QUA CAC TAC PHAM DE NGUOI DOC CO THE THAU HIEU DUOC TAM TRANG CUA ONG "XIN CHO THEM Y KIEN

Ngày mất

Trong bài có nói về ngày mất cuả Nguyễn Du: ngày 10 tháng Tám năm Canh Thìn. Nếu là ngày đó thì đổi sang dương lịch phải là ngày 16 tháng 9 năm 1820 (nguồn: http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/)

Thể loại người

Trong bài nói: "Quê ông gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long." Vậy, có thể xếp ông vào thể loại Người Hà Nội không? Newone 03:06, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Thì ông sinh ở Hà Nội còn gì. Avia (thảo luận) 08:13, 6 tháng 9 2006 (UTC)

Biển dâu

Trong bài có viết "Một biển dâu = 30 năm". Xin hỏi nguồn của thông tin này ? Casablanca1911 10:48, 5 tháng 9 2006 (UTC)

Bể dâu lấy từ câu "bãi bể nương dâu", "thương hải tang điền", nói về sự tuần hoàn trong vũ trụ, trong thần tiên truyện nói đại khái cứ 30 năm thì biển cả lại hóa thành ruộng dâu, 30 năm ruộng dâu lại hóa thành biển cả - đời người cũng 30 năm là phải thay đổi. Có thể nói 1 cuộc bể dâu dài 30 năm, ko nên nói là 1 bể dâu, không thì bỏ giải thích này ra ngoài là hợp nhất. Quycuocthat 10:46, ngày 15 tháng 12 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Theo Đại Nam chính biên liệt truyện thì Truyện Kiều được viết ra sau khi ông đi sứ nhà Thanh về, nghĩa là khoảng năm 1813. Còn trong bài viết lại dựa vào một câu trong truyện Kiều "Trải qua một cuộc bể dâu" để suy ra rằng có thể Nguyễn Du đã thai nghén Truyện Kiều vào thời gian này (năm 1796); năm đó Nguyễn Du đúng 30 tuổi. Câu phỏng đoán này theo tôi nên bỏ, vì đã có tài liệu lịch sử khẳng định xuất xứ Truyền Kiều cũng như sự liên quan về nội dung của truyện Kiều với theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện. Casablanca1911 07:09, ngày 22 tháng 12 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Cut từ bên bài chính sang vì có tranh cãi

Nhận xét

Thơ chữ Hán của Nguyễn Du cho thấy phần sâu kín trong tâm trạng ông. Nó như một thứ nhật ký, giải bày mọi nỗi niềm, mọi ý nghĩ trong cảnh sống thường nhật của chính ông. Cả ba cuốn

đều có một giọng u trầm thấm thía, đầy cảm xúc nội tâm.

Thơ chữ Hán Nguyễn Du như một tiếng thở dài luận bàn nhân tâm thế sự và xót thương thân phận. Một hình ảnh trở đi trở lại là mái tóc bạc, Nguyễn Du có mái tóc bạc sớm, mái tóc như biểu tượng của lo nghĩ, của những nghiền ngẫm buồn thương và bế tắc

Tráng sỹ bạch đầu bi hướng thiên
Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên

Tráng sỹ ngẩng mái đầu tóc bạc bi thương than với trời xanh
Chí lớn một đời và miếng ăn hàng ngày cả hai đều mờ mịt

Khi quân Tây Sơn ra Bắc năm 1786, Nguyễn Du trung thành với nhà Lê không cộng tác, tìm đường lánh ẩn, chịu sống nghèo khổ. Những thiếu thốn vật chất đôi lúc lộ ra trong thơ:

Thập khẩu hài nhi thái sắc đồng

Mười đứa con sắc mặt xanh như lá

Hoặc:

Trong bếp suốt ngày không có khói lửa
Trước đèn phải mượn chén rượu cho gương mặt được hồng hào

Do vậy, ông thấy:

Nhất sinh từ phú như vô ích
Mãn giá cầm thư đồ tự ngu

Một đời chữ nghĩa thành vô ích
Sách đàn đầy giá chỉ làm ta ngu dốt

Lời nhận xét thật chua chát, bế tắc. Mái tóc bạc như một chứng tích tiều tụy cho cái nghịch lý ấy: Phơ phơ tóc bạc sống gửi ở nhà người, rồi: Già đến, tóc bạc đáng thương cho ngươi. Mái tóc cũng bạc đã thành bạn tri âm cho Nguyễn Du than thở: Tóc sương là bạn đi cùng.

Nói là già nhưng lúc viết Thanh Hiên thi tập Nguyễn Du chỉ ở tuổi 20 đến 37.

Trù trướng lưu quang thôi bạch phát

Một sự chọn hướng trái chiều với bước đi của lịch sử làm Nguyễn Du ngùi ngẫm giằng xé cả một đời, ngay cả thời gian ra làm quan với Gia Long:

Ơn vua chưa trả đỉnh đinh
Mưa xuân nhuần thấm nhưng mình lạnh xương

Tạ ơn của vua nhưng lại thấy buốt lạnh trong xương cốt vì Nguyễn Du ôm một nỗi niềm éo le. Giáo lý Khổng Mạnh dạy: Tôi trung không thờ hai vua. Nhưng với Nguyễn Du, vua phải thờ thì hèn kém, thậm chí rước voi về giày mồ (Lê Chiêu Thống), còn vua phải chống thì lại anh hùng, bảo vệ độc lập dân tộc (Quang Trung). Biết mà không vượt qua được, ông mong được hậu thế cảm thông:

Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

Ba trăm năm nữa nào biết được
Thiên hạ ai người khóc Tố Như

Có một nỗi niềm đến phút cuối Nguyễn Du vẫn phải nén lại và mang đi. Buồn thương, cô đơn đã thành thuộc tính của đời ông như màu xanh là thuộc tính của cỏ:

Nhân tự bi thê, thảo tự thanh

Người tự buồn thương, cỏ tự xanh

Nguyễn Du hay nói tới thân phận tha hương, lưu lạc, nỗi nhớ quê nhà... trong các bài thơ. Ông thấy tài năng văn chương như con chim phượng nhốt trong lồng nát và công danh thì cùng đường như con rắn đã chui trong hang.

Bình sinh văn thái tàn lung phượng
Phù thế công danh tẩu hác xà

Ở các bài vịnh nhân vật và luận về các sự kiện lịch sử Trung Hoa trong Bắc hành tạp lục, Nguyễn Du đã xuất phát từ quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của con người để cân đo lại trọng lượng các vĩ nhân và các chiến công ầm ỹ một thời.

Ải Nam Quan

Trên đường đại diện cho triều đình Gia Long đi sứ, Nguyễn Du đã đi qua Ải Nam Quan nên làm bài thơ ghi lại tình cảm và hoàn cảnh lịch sử của ải này với tựa bài " Trấn Nam Quan" (tên do nhà Minh đặt nghĩa là cái cửa ải chèn ép đè bẹp nước Nam):[cần dẫn nguồn]

Trấn Nam Quan
Lý Trần cựu sự yểu nam tầm
Tam bách niên lai trực đáo câm ( kim)
Lưỡng quốc bình phân cô lũy diện
Nhất quan hùng trấn vạn sơn tâm
Địa thiên mỗi vị truyền văn ngộ
Thiên cận tài tri giáng trạch thâm
Đế khuyết hồi đầu bích vân biểu
Quân thiều nhĩ bạn hữu dư âm

(Trấn Nam Quan.Việc cũ thời Lý Trần mờ mịt khó tin. Cửa ải này cho đến nay đã trải ba trăm năm. Hai nước phân chia bằng mặt lũy lẻ loi này. Một cửa ải hùng vĩ trấn giữa lòng muôn vạn núi. Nơi hẻo lánh thường nghe lời đồn sai. Ở gần trời mới biết ơn mưa móc thấm sâu trên ban xuống.Quay đầu nhìn về cửa khuyết ở ngoài mây biếc.Bên tai còn nghe văng vẳng tiếng nhạc quân thiều.)

Góp sức viết lại

Hy vọng mọi người cùng góp sức viết bài này cho "đồ sộ", ít nhất là xấp xỉ bài về Victor Hugo bên wiki tiếng Pháp.Nguoithienthuve (thảo luận) 06:08, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bài này rất cần phải đồ sộ!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 13:09, ngày 2 tháng 10 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Tiêu bản Nguyễn Du

Trong tiêu bản Nguyễn Du có tên bài thơ "Thái Bình mại giả ca" là không đúng. Đúng ra phải là "Thái Bình mại ca giả". Mại nghĩa là bán, ca là tiếng hát, giả là người, mại ca giả chỉ người dùng tiếng hát để kiếm sống, tức là người hát rong; Thái Bình mại ca giả nghĩa là người hát rong ở Thái Bình. Nếu viết là Thái Bình mại giả ca thì sẽ là khúc ca của người đi bán ở Thái Bình à?Tranminh360 (thảo luận) 10:16, ngày 1 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Phần mở đầu

Đề nghị bác Phương xem các bài chọn lọc về sau Nguyễn Huệ, Gia Long hay tất cả các bài chọn lọc khác đi, đây là cách viết của Wikipedia. Người ta gọi là cách viết tóm tắt phần mở đầu, không hề có gì mà "không nên".--115.75.139.107 (thảo luận) 05:23, ngày 2 tháng 3 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Ngoài ra tôi sửa để tránh có ai đi treo tiêu bản {{npov}} (lý do thì tương tự bài Nguyễn Trãi). Bác đừng có phản ứng một cách mạnh quá kiểu "giết gà dùng dao mổ trâu" như vậy.--115.75.139.107 (thảo luận) 05:27, ngày 2 tháng 3 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Những bài chọn lọc cũng chỉ là tư duy của một số người. Nhiều bài viết dài nhưng thông tin thật sự cần thiết không nhiều, đó cũng là lý do tôi không tham gia bỏ phiếu. Tôi sợ nhất là những người hiểu biết nửa mùa rồi phủ nhận những đánh giá của các học giả như ở bài Nguyễn Trãi. --Duyphuong (thảo luận) 05:34, ngày 2 tháng 3 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Tôi không phủ nhận, tôi chỉ đưa vào mục phù hợp, bạn có thể hỏi thành viên Trungda về vấn đề này về việc vì sao Wikipedia phải làm như vậy. Như bài Nguyễn Huệ, tất cả các đánh giá đều nằm ở mục Nhận định rất chính xác. Bạn bảo chọn lọc là tư duy nửa mùa, vậy bạn thử viết thế nào để được một bài chọn lọc đi. Tham gia lâu, viết nhiều thì dần dà cũng viết hay chứ, chứ cứ viết sao cho thông tin vụn vụn ra, như một loạt bài văn học VIệt Nam gần đây do Thuydaonguyen viết tôi đọc mà thấy buồn khi tất cả chỉ là trích dẫn câu nói của người khác. Chả thấy Wikipedia đâu!
Ngoài ra, bạn đừng nghĩ bạn có vài sách tham khảo rồi bảo người ta hiểu biết nửa mùa. Đó là một hình thức công kích cá nhân và nếu muốn tôi với bạn đấu kiến thức văn sử thử xem ai hơn ai.
Bản chất của Wikipedia là sự hợp tác, một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Bạn nghĩ tại sao cái Wikipedia tiếng Anh nó vĩ đại thế! Tại vì nó có nhiều người chịu khó hợp tác với nhau và về bản chất thì người Anh và Mỹ chịu khó nghe góp ý, thậm chí là chỉ trích (trong lớp học trò đứng lên tranh luận tay đôi với thầy giáo là bình thường) hơn người Việt của chúng ta.--115.75.139.107 (thảo luận) 05:38, ngày 2 tháng 3 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Tôi thật không hiểu bác muốn gì? Bác nói cho tôi nghe với. Đừng "đụng vào bài viết" của bác?--115.75.139.107 (thảo luận) 05:53, ngày 2 tháng 3 năm 2011 (UTC)[trả lời]


Phủ nhận những gì mà các học giả khẳng định thì chỉ có kẻ hiểu biết nửa mùa mới làm như vậy. Mỗi người có một phong cách viết khác nhau, không cần phải hỏi ai cả miễn là làm đúng với những quy định của Wiki. Bạn đọc mà thấy buồn, nhưng bạn có biết rằng có rất nhiều người đọc những gì bạn viết người ta còn buồn hơn thì sao? Tôi thấy Bùi Thụy Đào Nguyên viết khoa học đấy! Sách tham khảo đều là của mọi người, không phải chỉ mình tôi có. Tôi nhắc lại: Phủ nhận những gì mà các học giả khẳng định thì chỉ có kẻ hiểu biết nửa mùa mới làm như vậy. Nhưng thôi tôi không quen tranh luận, ai thích viết thì tôi nhường ngay. Chúc bạn thành công. --Duyphuong (thảo luận) 06:01, ngày 2 tháng 3 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Tôi chưa từng đọc một nghiên cứu nào mà trích dẫn >50% kiểu viết bài của Thuydaonguyen. Đã thế bạn còn khen khoa học nữa thì tôi thua. Chắc tôi xui tôi không giống Thuydaonguyen nên không ai bênh tôi cả.
Tôi có phủ định điều gì không, bác coi lại trong đó tôi có xóa phần nào. Tôi chỉ đưa vào các mục phù hợp. Vậy thì cái câu Phủ nhận những gì mà các học giả khẳng định thì chỉ có kẻ hiểu biết nửa mùa mới làm như vậy là không liên quan gì tôi. Tôi sẽ không tranh luận nữa.
Còn ngoài bác "hành quân gặp địch đòi chuyển đường" thì tôi thua. Vì tôi nãy giờ rất thiện ý khi nói chuyện với bác.--115.75.139.107 (thảo luận) 06:07, ngày 2 tháng 3 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Nếu anh ta có trình độ, anh ta sẽ là một học giả hoặc hơn thế nữa. Một ai đó vô danh mà phủ định những gì các học giả đã khẳng định thì chỉ có là người giỏi hơn (Hầu như là không thể) hoặc là tay này nửa mùa (thường là như vậy). Đó là những gì tôi nghĩ trong thảo lận bài Nguyễn Trãi. Đây chỉ là thế giới ảo và Wiki lại là Wiki mở, nên rất khó theo ý riêng một ai đó được. Tranh luận với những điều vô bổ tôi không có thời gian và cũng không thích, mà không thích thì không làm. --Duyphuong (thảo luận) 06:22, ngày 2 tháng 3 năm 2011 (UTC)[trả lời]

<red>Tôi nhắc lại lần nữa</red>! Tôi không hề phủ định bất cứ gì bạn viết, tôi chỉ sắp xếp lại cho phù hợp theo cách xưa nay trên Wikipedia viết. Bạn thứ nhất đừng xuyên tạc những gì tôi đã sửa và thứ hai đừng lên giọng học giả này hay học giả kia kiểu "nhiều sách-chữ to". Trên Wikipedia có hai dạng: giỏi thật, người ta nói rất có luận điểm như là thành viên Rol gì trong thảo luận Nguyễn Trãi. Thứ hai là dạng đọc nhiều sách quá nên nói loạn cả lên giống như trong thảo luận Nguyễn Trãi luôn, bất kể người mình nói có thiện ý gì hay không, nói không nổi thì chuyển qua công kích, dâm chọt.--115.75.139.107 (thảo luận) 06:31, ngày 2 tháng 3 năm 2011 (UTC)[trả lời]