Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kiya”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n cần dẫn nguồn
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 24: Dòng 24:
== Hình ảnh ==
== Hình ảnh ==
{{Gallery|tập tin:Talata kiya.jpg|Thứ phi Kiya và con gái|tập tin:Kiya-UnguentJarWithName MetropolitanMuseum.png|Chiếc bình có khắc tên Kiya ([[Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan]])|tập tin: Canopic Jar Egypt.jpg|Một chiếc bình kín được cho là của Kiya}}
{{Gallery|tập tin:Talata kiya.jpg|Thứ phi Kiya và con gái|tập tin:Kiya-UnguentJarWithName MetropolitanMuseum.png|Chiếc bình có khắc tên Kiya ([[Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan]])|tập tin: Canopic Jar Egypt.jpg|Một chiếc bình kín được cho là của Kiya}}

==Chú thích ==
[[Thể loại:Ai Cập cổ đại]]
[[Thể loại:Vương triều thứ Mười tám của Ai Cập]]
[[Thể loại:Vương hậu Ai Cập]]
[[Thể loại:Xác ướp Ai Cập cổ đại]]

<references responsive="" />


== Liên kết ngoài ==
== Liên kết ngoài ==
* [http://www.ancient-origins.net/history/kiya-most-mysterious-woman-amarna-005092 Kiya - The Most Mysterious Woman of Amarna]
* [http://www.ancient-origins.net/history/kiya-most-mysterious-woman-amarna-005092 Kiya - The Most Mysterious Woman of Amarna]
* [https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/kiya-nguoi-vo-bi-an-nhat-cua-pharaoh-ai-cap-3337183.html Kiya - người vợ bí ẩn nhất của pharaoh Ai Cập]
* [https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/kiya-nguoi-vo-bi-an-nhat-cua-pharaoh-ai-cap-3337183.html Kiya - người vợ bí ẩn nhất của pharaoh Ai Cập]

==Chú thích ==
{{tham khảo|2}}

[[Thể loại:Vương triều thứ Mười tám của Ai Cập]]
[[Thể loại:Vương hậu Ai Cập]]
[[Thể loại:Thời Amarna]]
[[Thể loại:Akhenaton]]

Phiên bản lúc 04:58, ngày 3 tháng 6 năm 2018

Kiya
Nắp của một bình kín, được cho là hình ảnh của thứ phi Kiya
Thông tin chung
Phối ngẫuAkhenaten
Hậu duệCon gái không rõ tên
(Beketaten ?)
Tên ngai
V31
Z4
iAB1
hoặc
k
i
Z4
A
B7
Thân phụAmenhotep III (?)
Thân mẫuTiye (?)

Kiya là một người vợ của pharaoh Akhenaten. Bà là người phụ nữ duy nhất nhận danh hiệu "Người vợ yêu quý vĩ đại"[cần dẫn nguồn] trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Xuất thân cũng như cuộc đời của bà cho đến nay vẫn còn là bí ẩn.

Thân thế

Nguồn gốc xuất thân của Kiya gây nhiều tranh cãi. Theo một giả thuyết, bà là một công chúa tên Tadukhepa đến từ Vương quốc Mitanni. Tadukhepa cưới Amenhotep III vào những tháng ngày cuối trị vì của ông khi còn trẻ. Theo những bức thư Amarna thứ 27 tới 29, người ta xác nhận rằng Tadukhepa đã tái giá với con trai Amenhotep, tức Akhenaten. Do vậy mà một số nhà Ai Cập học cho rằng Tadukhipa và Kiya có thể là cùng một người[1]. Tuy nhiên, lại không có bất cứ bằng chứng cụ thể nào cho thấy bà là một người ngoại quốc[2][3].

Cuộc đời

Mãi cho đến năm 1959, tên và danh hiệu của Kiya mới được biết tới, thông qua những dòng chữ khắc trên một cái bình nhỏ được lưu giữ tại Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan[4].

Tên của Kiya được khắc trên một ngôi đền với tên gọi là Maru-Aten. Nhưng những ký tự tên bà lại bị sửa thành Meritaten, con gái lớn của chồng bà. Nhiều bản khắc có tên bà trên các nhà nguyện, đền thờ cũng bị đổi sang tên của chị em Meritaten và Ankhesenpaaten[1].

Bên trong lăng mộ KV55, có một chiếc quan tài gỗ được mạ vàng. Trên chiếc giường đặt quan tài có khắc một lời cầu nguyện dành cho một phụ nữ, nhưng sau đó lại bị sửa thành dành cho đàn ông[5]. Các nhà sử học đều cho Kiya vốn là chủ sở hữu ban đầu của nó[6].

Những bức tranh về Kiya đều được khắc lại thành chân dung các thành viên khác trong hoàng tộc. Theo tiến sĩ Aidan Dodson, lời giải thích hợp lý cho sự biến mất đột ngột của bà là bị thất sủng. Nếu Kiya là mẹ của Tutankhamun, thì việc này có liên quan đến Nefertiti, do hoàng hậu không sinh được con trai nên đã "trả thù", theo Nicholas Reeves[7]. Sau khi lập luận rằng Kiya là công chúa ngoại quốc Tadukhipa, Marc Gabolde cho rằng bà bị trả về quê hương do sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa Ai Cập và Mitanni[8].

Một số ghi chép còn sót lại cho thấy Kiya có một người con gái, nhưng không được lưu lại tên[1]. Nhà Ai Cập học Marc Gabolde cho rằng, Beketaten có thể là con gái bà[8]. Vì người mẹ bị thất sủng nên công chúa cũng bị ảnh hưởng, và tên của công chúa cũng bị xóa bỏ. Sau khi Kiya qua đời, có thể công chúa được nuôi bởi người bà của mình, nữ hoàng Tiye[9].

Xác ướp "Quý bà trẻ hơn"

Nhà Ai Cập học cho rằng xác ướp trên là của nữ hoàng Nefertiti, chính thất của Akhenaten. Trong khi đó, nhà Ai Cập học Zahi Hawass lại tin rằng đó là của Kiya. Sau khi có kết quả phân tích ADN, xác ướp Quý bà trẻ hơn ("The Younger Lady") trong lăng mộ KV35 được cho chắn chắn là mẹ của Tutankhamun, và cũng là chị/em ruột cùng cha cùng mẹ với Akhenaton[10]. Tuy nhiên, tên của xác ướp này vẫn chưa được xác định rõ.

Nếu đúng đó là xác ướp của Kiya, thì bà chính là mẹ đẻ của Tutankhamun và là con gái của Amenhotep III với Tiye. Điều này vẫn còn gây tranh cãi. Theo các bản khắc văn tự cổ, bà chỉ được gọi là "Người yêu dấu của vua" nhưng lại không được gọi là "Con gái của vua" hay "Người vợ hoàng gia vĩ đại"; chính vì thế bà không thuộc dòng dõi hoàng gia, kể cả nữ hoàng Neferiti[11].

Tuy nhiên, đa số các nhà Ai Cập học hiện nay tin rằng "Quý bà trẻ hơn" thực chất là Kiya.

Hình ảnh

Liên kết ngoài

Chú thích

  1. ^ a b c William J. Murnane. Texts from the Amarna Period in Egypt. Edited by E.S. Meltzer. Atlanta: Society of Biblical Literature, 1995. (ISBN 1-55540-966-0)
  2. ^ Jacobus Van Dijk, "The Noble Lady of Mitanni and Other Royal Favourites of the Eighteenth Dynasty" in Essays on Ancient Egypt in Honour of Herman te Velde, Groningen, 1997, tr. 35–37
  3. ^ Cyril Aldred. Akhenaten, King of Egypt. Thames & Hudson, 1991. (ISBN 0-500-27621-8), tr.286
  4. ^ Dennis Forbes, "The Lady Wearing Large Earrings: Royal Wife Kiya, Nefertiti's Rival", KMT. volume 17, number 3 (Fall 2006), tr.28
  5. ^ William J. Murnane. Texts from the Amarna Period in Egypt. Edited by E.S. Meltzer. Atlanta: Society of Biblical Literature, 1995. (ISBN 1-55540-966-0), tr.243
  6. ^ Cyril Aldred. Akhenaten, King of Egypt. Thames & Hudson, 1991. (ISBN 0-500-27621-8), tr. 205
  7. ^ Nicholas Reeves. "The Royal Family." In Pharaohs of the Sun, ed. RE Freed, YJ Markowitz, SH D'Auria. Museum of Fine Arts Boston, 1999. (ISBN 0-8212-2620-7) tr. 91–92
  8. ^ a b Marc Gabolde. The End of the Amarna Period.
  9. ^ Kramer, Enigmatic Kiya, from: A Delta-man in Yebu edited by A. K. Eyma, C. J. Bennett,Universal-Publishers, 2003
  10. ^ Hawass Z, Gad YZ, Ismail S, Khairat R, Fathalla D, Hasan N, Ahmed A, Elleithy H, Ball M, Gaballah F, Wasef S, Fateen M, Amer H, Gostner P, Selim A, Zink A, Pusch CM (February 2010). "Ancestry and Pathology in King Tutankhamun's Family". JAMA: the Journal of the American Medical Association303 (7): 638–47. 
  11. ^ Hawass Z; et al. (2010). "Ancestry and pathology in King Tutankhamun's family". JAMA303 (7): 3