Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Halogen”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 123.19.221.68 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Boom Jayson
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 71: Dòng 71:


* Nước Clo:
* Nước Clo:
Cl<sub>2</sub> + H<sub>2</sub>O   <math>\leftrightarrows</math> HCl + HClO
Cl<sub>2</sub> + H<sub>2</sub>O   <math>\leftrightarrows</math> HCl + HClO


* Clorua vôi
* Clorua vôi

Phiên bản lúc 04:33, ngày 12 tháng 6 năm 2018

Nhóm 17
Chu kỳ
2 9
F
3 17
Cl
4 35
Br
5 53
I
6 85
At
7 117
Ts

Nhóm Halogen, Các nguyên tố Halogen (tiếng Latinh nghĩa là sinh ra muối) là những nguyên tố thuộc nhóm VII A (tức nhóm nguyên tố thứ 17 theo danh pháp IUPAC hiện đại) trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Nhóm này bao gồm các nguyên tố hóa họcflo, clo, brôm, iốt, astatintennessine. Chúng là các nguyên tố phi kim phản ứng tạo thành các hợp chất có tính axit mạnh với hydro, từ đó các muối đơn giản có thể được tạo ra.

Tính chất vật lý

Trong nhóm Halogen, tính chất vật lý biến đổi có quy luật: Trạng thái tập hợp, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi,...

Flo tác dụng mãnh liệt với nước giải phóng oxi. Các Halogen khác tan tương đối ít trong nước và tan nhiều trong một số dung môi hữu cơ. Nhóm halogen bao gồm: F, Cl, Br, I còn At là nguyên tố phóng xạ.

Tính chất hoá học

Vì lớp electron ngoài cùng có cấu hình tương tự nên các halogen có nhiều điểm giống nhau về tính chất hoá học của đơn chất cũng như về thành phần và tính chất của các hợp chất.

Halogen có ái lực electron lớn. Nguyên tử halogen X với 7 electron lớp ngoài cùng dễ dàng thu thêm 1 electron để tạo thành ion âm X- có cấu hình electron của khí hiếm liền kề trong bảng tuần hoàn.

Các Halogen đều có độ âm điện lớn. Độ âm điện của Flo (3,98) là lớn nhất trong tất cả các nguyên tố hoá học. Từ flo đến clo, brôm và iốt... bán kính nguyên tử tăng dần và độ âm điện giảm mạnh

Halogen là những phi kim điển hình, chúng là những chất ôxi hóa mạnh. Khả năng ôxi hoá của các halogen giảm dần từ flo đến iốt.

Trong các hợp chất, flo luôn luôn có số ôxi hoá -1, các halogen khác ngoài số ôxi hoá -1 còn có các số ôxi hoá +1, +3, +5, +7.

Các phương trình hóa học

AgNO3 + NaCl = AgCl + NaNO3 AgCl kết tủa màu trắng.

AgNO3 + NaBr = AgBr + NaNO3 AgBr kết tủa màu vàng nhạt.

AgNO3 + NaI = AgI + NaNO3 AgI kết tủa màu vàng đậm.

Dùng AgNO3 để nhận biết muối F-, Cl-, Br-, I-

Phương trình cơ bản

2Na + Cl2 -> 2NaCl (Natri Clorua )

2Fe +3Cl2 -> 2FeCl3 (Sắt III Clorua)

H2 + Cl2 -> 2HCl (Hirdo Clorua)

H2 + Br2 -> 2HBr

H2 + F2 -> 2HF

2Na + Br2 -> 2NaBr

Br2 + 2NaI -> 2NaBr + I2

  • Nước Clo:

Cl2 + H2O    HCl + HClO

  • Clorua vôi

Ca(OH)2 + Cl2 -> CaOCl2 + H2O

  • Muối clorat:

3Cl2 + 6KOH -> 5KCl + KClO3 + 3H2O

2Al + 3Cl2 -> 2AlCl3

  • Dung dịch nước Javen:

2NaOH + Cl2 -> NaCl + NaClO + H2O

Phương trình điều chế

  • Điều chế F2

Điện phân nóng chảy hỗn hợp KF và 2HF. H2 thoát ra ở cực âm còn F2 thoát ra ở cực dương. 2HF -(điện phân nóng chảy+KF)-> H2 + F2

  • Điều chế Cl2

K2Cr2O7 + 14HCl -> 3Cl2 + 2KCl + 2CrCl3 + 7H2O

MnO2 + 4HCl -to> Cl2 + MnCl2 + 2H2O

CaOCl2 + 2HCl -> CaCl2 + Cl2 + H2O

2NaCl + 2H2O-(điện phân dung dịch có màng ngăn xốp)-> 2NaOH + Cl2 + H2 (Dung dịch muối bão hòa)

  • Điều chế Br2

2KBr + MnO2 + 2H2SO4 -> MnSO4+K2SO4 + Br2 + 2H2O

2AgBr -(ánh sáng)-> 2Ag + Br2

4HBr + O2 -> 2H2O + 2Br2

2HBr + H2SO4 -> Br2 + SO2 + 2H2O

  • Điều chế I2

NaClO + 2KI + H2O -> NaCl + I2 + 2KOH

2KI + MnO2 + 2H2SO4 -> MnSO4+K2SO4 + I2 + 2H2O

8HI + H2SO4 -> 4I2 + H2S + 4H2O

2HI + 2FeCl3 -> 2FeCl2 + I2 + 2HCl

2HI -(to trên 300 độ C)-> H2 + I2

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài