Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Meritaten”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Công chúa Amarna: replaced: thứ 5 của → thứ năm của using AWB
Dòng 38: Dòng 38:
Meritaten ra đời trước khi cha bà lên ngôi vua. Một cung điện có tên là Teni-menu nằm trong quần thể [[đền Karnak]] có thể là nơi ở của gia đình bà<ref name=":2" />. Một điện thờ tên Hut-Benben gần đó có khắc họa những hình ảnh của bà cùng với người mẹ [[Nefertiti]]<ref name=":1" />. Hai người em gái của Meritaten là công chúa [[Meketaten]] và [[Ankhesenamun|Ankhesenpaaten]] ít xuất hiện hơn trên những khung cảnh hoàng gia ở đây.
Meritaten ra đời trước khi cha bà lên ngôi vua. Một cung điện có tên là Teni-menu nằm trong quần thể [[đền Karnak]] có thể là nơi ở của gia đình bà<ref name=":2" />. Một điện thờ tên Hut-Benben gần đó có khắc họa những hình ảnh của bà cùng với người mẹ [[Nefertiti]]<ref name=":1" />. Hai người em gái của Meritaten là công chúa [[Meketaten]] và [[Ankhesenamun|Ankhesenpaaten]] ít xuất hiện hơn trên những khung cảnh hoàng gia ở đây.


Bắt đầu từ năm trị vì thứ 5 của Akhenaten, Meritaten xuất hiện khá nhiều trên các đền đài, lăng mộ và các bia đá<ref name=":0" />. Bà không chỉ xuất hiện trên những khung cảnh trong hoàng gia mà còn trong những nghi lễ trịnh trọng dưới thời kỳ Amarna. Tên của bà đã được dùng để thay thế tên của một nữ nhân trong hoàng tộc, đó chính là [[Kiya]], người đã từng là sủng phi của Akhenaten<ref name=":0" />.
Bắt đầu từ năm trị vì thứ năm của Akhenaten, Meritaten xuất hiện khá nhiều trên các đền đài, lăng mộ và các bia đá<ref name=":0" />. Bà không chỉ xuất hiện trên những khung cảnh trong hoàng gia mà còn trong những nghi lễ trịnh trọng dưới thời kỳ Amarna. Tên của bà đã được dùng để thay thế tên của một nữ nhân trong hoàng tộc, đó chính là [[Kiya]], người đã từng là sủng phi của Akhenaten<ref name=":0" />.


Meritaten cũng được nhắc đến trong những bức thư ngoại giao với tên gọi là ''Mayati''<ref name=":0" />. Những lá thư này được nghĩ là sự đánh dấu quyền lực của Meritaten vào những năm sau đó của Akhenaten. Tuy nhiên, đó chỉ là những bức thư kỷ niệm ngày sinh thần của công chúa<ref name=":2" />.
Meritaten cũng được nhắc đến trong những bức thư ngoại giao với tên gọi là ''Mayati''<ref name=":0" />. Những lá thư này được nghĩ là sự đánh dấu quyền lực của Meritaten vào những năm sau đó của Akhenaten. Tuy nhiên, đó chỉ là những bức thư kỷ niệm ngày sinh thần của công chúa<ref name=":2" />.

Phiên bản lúc 05:18, ngày 25 tháng 6 năm 2018

Meritaten
Bức tượng được cho là của Meritaten lúc trẻ
(Bảo tàng Louvre, Paris)
Thông tin chung
An tángkhông rõ
Hôn phốiSmenkhkare
Hậu duệMeritaten Tasherit ?
Tên đầy đủ
Meritaten
Được Aten yêu quý
it
n
ra
N36
t
B1
Thân phụAkhenaten
Thân mẫuNefertiti

Meritaten (hay Merytaten, Meryetaten) là một công chúa và là một vương hậu thời kỳ Amarna, Vương triều thứ 18 của Ai Cập cổ đại. Bà là vợ của pharaon Smenkhkare và là con gái của Akhenaten. Meritaten có thể đã có một triều đại dành riêng cho mình dưới cái tên là Ankhkheperure Neferneferuaten[1].

Gia đình

Meritaten là con gái đầu lòng của pharaon Akhenaten và nữ hoàng Nefertiti; là chị khác mẹ với pharaon Tutankhamun. Bà đã thành hôn với Smenkhkare, một pharaon bí ẩn trong vương triều này[2].

Nhiều văn tự cổ có nhắc đến tên của một công chúa là Meritaten Tasherit, người này có thể là con gái của Meritaten[1]. Nhiều học giả cho rằng Akhenaten đã lấy chính những người con gái của mình làm vợ để mong muốn có một người con trai kế vị, và Meritaten Tasherit là con gái của ông[3]. Tuy nhiên, Meritaten Tasherit và một công chúa khác, Ankhesenpaaten Tasherit, chỉ xuất hiện trên những dòng văn tự đề cập đến thứ phi Kiya, vợ bé của Akhenaten[4].

Kiya và Akhenaten cũng có với nhau một con gái không rõ tên, sau này Kiya lại bị thất sủng đột ngột nên ông ta đã cho xóa tên mẹ con bà ra khỏi các bức điêu khắc và cho sửa lại thành tên của các công chúa con ông. Vì thế có lẽ hai cái tên Meritaten Tasherit và Ankhesenpaaten Tasherit là những nhân vật hư cấu[5].

Tiểu sử

Akhenaten, Nefertiti và Meritaten đứng dưới ánh mặt trời của Aten (bia đá bằng thạch cao tại Bảo tàng Petrie, Anh)

Công chúa Amarna

Smenkhkare và Meritaten xuất hiện trên mộ của Meryre II

Meritaten ra đời trước khi cha bà lên ngôi vua. Một cung điện có tên là Teni-menu nằm trong quần thể đền Karnak có thể là nơi ở của gia đình bà[4]. Một điện thờ tên Hut-Benben gần đó có khắc họa những hình ảnh của bà cùng với người mẹ Nefertiti[3]. Hai người em gái của Meritaten là công chúa MeketatenAnkhesenpaaten ít xuất hiện hơn trên những khung cảnh hoàng gia ở đây.

Bắt đầu từ năm trị vì thứ năm của Akhenaten, Meritaten xuất hiện khá nhiều trên các đền đài, lăng mộ và các bia đá[1]. Bà không chỉ xuất hiện trên những khung cảnh trong hoàng gia mà còn trong những nghi lễ trịnh trọng dưới thời kỳ Amarna. Tên của bà đã được dùng để thay thế tên của một nữ nhân trong hoàng tộc, đó chính là Kiya, người đã từng là sủng phi của Akhenaten[1].

Meritaten cũng được nhắc đến trong những bức thư ngoại giao với tên gọi là Mayati[1]. Những lá thư này được nghĩ là sự đánh dấu quyền lực của Meritaten vào những năm sau đó của Akhenaten. Tuy nhiên, đó chỉ là những bức thư kỷ niệm ngày sinh thần của công chúa[4].

Hoàng hậu

Meritaten được gọi là "Người vợ hoàng gia vĩ đại" trong ngôi mộ của Meryre II, người ghi chép và là người quản kho báu hoàng gia của Nefertiti. Tại đây, bà xuất hiện cùng với chồng là Smenkhkare và đang ban thưởng cho Meryre. Smenkhkare có thể đã đồng cai trị với cha vợ là Akhenaten, và lẽ đó mà Meritaten được gọi là hoàng hậu, trong khi đó Nefertiti vẫn giữ ngôi Chánh cung tới tận năm 16 của Akhenaten[3]. Vì thế, công chúa Meritaten được phong hậu vào sau năm 16 của cha bà[6].

Tên của Meritaten được khắc trên những bông cúc bằng vàng đính trên những bộ y phục được phát hiện tại mộ của Tutankhamun. Một chiếc rương bằng gỗ đựng y phục có ghi những dòng chữ sau: "Neferkheperure-Waenre (tên ngai của Akhenaten) và Ankhkheperure-mr-waenre, Neferneferuaten-mr-waenre và Chánh cung hoàng hậu Meritaten"[7].

Theo một số nhà nghiên cứu, Smenkhkare đã mất sau khi Akhenaten băng hà không bao lâu. Vì thế, bà đã đích thân lên ngôi vua, lấy tên là Neferneferuaten, cai trị được khoảng 2 năm thì được Tutankhamun kế vị. Tuy nhiên, Neferneferuaten cũng có thể chính là nữ hoàng Nefertiti, theo một số giả định.

An táng

Một tấm bia đá cho biết rằng công chúa Meritaten đã được chôn đâu đó tại vùng Amarna ngày nay[3]:

"Hãy làm một ngôi mộ cho ta ở ngọn núi phía đông của Akhenaten. Hãy chôn cất ta tại đó, để được trường tồn với Aten, cha ta, đã ban sắc lệnh cho ta. Hãy chôn cất Người vợ vĩ đại Nefertiti tại đó, để được trường tồn với Aten, cha ta, đã ban sắc lệnh cho bà. Hãy chôn cất ta tại đó, người con gái của Vua, Meritaten, để trường tồn với thời gian."[8]

Ngôi mộ hoàng gia ở Amarna được dành để chôn cất công chúa Meketaten, nữ hoàng TiyeAkhenaten, sau đó thì đóng cửa vĩnh viễn. Meritaten có lẽ đã được dự định chôn cất ở một ngôi mộ khác.

Chú thích

  1. ^ a b c d e Joyce Tyldesley, Chronicle of the Queens of Egypt, 2006, Thames & Hudson, tr.136-137
  2. ^ Aidan Dodson & Dyan Hilton: The Complete Royal Families of Ancient Egypt. Thames & Hudson, 2004, tr.142-157 ISBN 0-500-05128-3
  3. ^ a b c d Cyril Aldred, Akhenaten: King of Egypt, Thames and Hudson, 1991 ISBN 0-500-27621-8
  4. ^ a b c Aidan Dodson, Amarna Sunrise: Egypt from Golden Age to Age of Heresy, The American University in Cairo Press, 2014
  5. ^ William J. Murnane. Texts from the Amarna Period in Egypt.Edited by E.S. Meltzer. Atlanta: Society of Biblical Literature, 1995 ISBN 1-55540-966-0
  6. ^ Friederike Kampp-Seyfried (biên tập), In the Light of Amarna: 100 Years of the Nefertiti Discovery, Michael Imhof Verlag, 2013
  7. ^ Aidan Dodson, Amarna Sunset: Nefertiti, Tutankhamun, Ay, Horemheb, and the Egyptian Counter-reformation, The American University in Cairo Press, 2009
  8. ^ “Tấm bia Biên giới”.