Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phạm Ngọc Sang”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: clean up using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 11: Dòng 11:
|năm phục vụ= [[1951]]-[[1975]]
|năm phục vụ= [[1951]]-[[1975]]
|cấp bậc= [[Hình: US-O7 insignia.svg|16px]] [[Chuẩn tướng]]
|cấp bậc= [[Hình: US-O7 insignia.svg|16px]] [[Chuẩn tướng]]
|đơn vị= [[Hình: Fatherland - Space.png|22px]] [[Không lực Việt Nam Cộng hòa|Không quân]]
|đơn vị= [[Hình: Fatherland - Space.png|20px]] [[Không lực Việt Nam Cộng hòa|Không quân]]
|chỉ huy= [[Hình: Flag of the Vietnamese National Army.svg|22px]] [[Quân đội Quốc gia Việt Nam|Quân đội Quốc gia]]<br>[[Hình: Flag of the South Vietnamese Army.jpg|22px]] [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa|Quân lực VNCH]]
|chỉ huy= [[Hình: Flag of the Vietnamese National Army.svg|20px]] [[Quân đội Quốc gia Việt Nam|Quân đội Quốc gia]]<br>[[Hình: Flag of the South Vietnamese Army.jpg|20px]] [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa|Quân lực VNCH]]
|tham chiến= [[Chiến tranh Việt Nam]]
|tham chiến= [[Chiến tranh Việt Nam]]
|khen thưởng= [[Hình: VPD National Order of Vietnam - Officer BAR.png|26px]] [[Bảo quốc Huân chương|B.quốc H.chương IV]]<ref>Bảo quốc Huân chương đệ tứ đẳng (ân thưởng)</ref>
|khen thưởng= [[Hình: VPD National Order of Vietnam - Officer BAR.png|26px]] [[Bảo quốc Huân chương|B.quốc H.chương IV]]<ref>Bảo quốc Huân chương đệ tứ đẳng (ân thưởng)</ref>
Dòng 20: Dòng 20:


==Tiểu sử & Binh nghiệp==
==Tiểu sử & Binh nghiệp==
Ông sinh ngày 12 tháng 8 năm 1931, trong một gia đình thương nhân khá giả tại xã Bình Hòa,<ref>Xã Bình Hòa là nơi đặt Trung tâm Hành chính đồng thời cũng là Tỉnh lỵ của tỉnh Gia Định thời Việt Nam Cộng hòa (nay thuộc quận Bình Thạnh, Thành phố HCM)</ref> Gia Định, miền Nam Việt Nam. Năm 1950, ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp với văn bằng Tú tài bán phần (Part I).
Ông sinh ngày 12 tháng 8 năm 1931, trong một gia đình thương nhân khá giả tại xã Bình Hòa,<ref>Xã Bình Hòa là nơi đặt Trung tâm Hành chính đồng thời cũng là Tỉnh lỵ của tỉnh Gia Định thời Việt Nam Cộng hòa (nay thuộc quận Bình Thạnh, Thành phố HCM).</ref> Gia Định, miền Nam Việt Nam. Năm 1950, ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp với văn bằng Tú tài bán phần (Part I).


===Quân đội Quốc gia Việt Nam===
===Quân đội Quốc gia Việt Nam===
Dòng 26: Dòng 26:


===Quân đội Việt Nam Cộng hòa===
===Quân đội Việt Nam Cộng hòa===
Tháng 2 Năm 1955, mãn khóa hồi hương, ông cùng với các Trung úy [[Huỳnh Hữu Hiền (Đại tá, Quân lực VNCH)|Huỳnh Hữu Hiền]]<ref>Sinh năm 1930, tốt nghiệp khóa 1 Sĩ quan Trừ bị Nam Định. Chức vụ sau cùng: Đại tá Tư lệnh Không quân, giải ngũ năm 1963</ref> và [[Lý Trí Tình (Đại tá, Quân lực VNCH)|Lý Trí Tình]]<ref>Cấp bậc sau cùng: Đại tá</ref>(là 3 Hoa tiêu đầu tiên của Không quân Việt Nam tốt nghiệp tại Trung tâm Toulouse), tham gia vận chuyển đồng bào di cư từ miền Bắc vào Sài Gòn. Tháng 10 cùng năm ông được thăng cấp [[Đại úy]] giữ chức Chỉ huy trưởng Phi đội Liên lạc<ref>Tiền thân là Phi đoàn 312 Đặc nhiệm của Quân đội Liên hiệp Pháp, thành lập ngày 1 tháng 8 năm 1951.</ref> thay thế Đại úy Huỳnh Hữu Hiền đi du học khóa huấn luyện viên Khu trục tại Pháp. Cuối năm, ông được tuyển chọn làm Phi công riêng cho Tổng thống [[Ngô Đình Diệm]].
Tháng 2 Năm 1955, mãn khóa hồi hương, ông cùng với các Trung úy [[Huỳnh Hữu Hiền (Đại tá, Quân lực VNCH)|Huỳnh Hữu Hiền]]<ref>Trung uý Huỳnh Hữu Hiền sinh năm 1930, tốt nghiệp khóa Trường Sĩ quan Nam Định. Sau cùng Đại tá Tư lệnh Không quân (1962-1963), giải ngũ năm 1963.</ref> và [[Lý Trí Tình (Đại tá, Quân lực VNCH)|Lý Trí Tình]]<ref>Trung uý Lý Trí Tình sau cùng mang cấp Đại tá.</ref> (là 3 Hoa tiêu đầu tiên của Không quân Việt Nam tốt nghiệp tại Trung tâm Toulouse), tham gia vận chuyển đồng bào di cư từ miền Bắc vào Sài Gòn. Tháng 10 cùng năm ông được thăng cấp [[Đại úy]] giữ chức Chỉ huy trưởng Phi đội Liên lạc<ref>Tiền thân là Phi đoàn 312 Đặc nhiệm của Quân đội Liên hiệp Pháp, thành lập ngày 1 tháng 8 năm 1951.</ref> thay thế Đại úy Huỳnh Hữu Hiền đi du học khóa huấn luyện viên Khu trục tại Pháp. Cuối năm, ông được tuyển chọn làm Phi công riêng cho Tổng thống [[Ngô Đình Diệm]].


Giữa năm 1956, ông được cử đi du học khóa huấn luyện trên Vận tải cơ DC.4 tại Căn cứ Không quân Hickam Field, Honolulu, Tiểu bang Hawaii,<ref>[[Hawaii]] (Hạ Uy Di), là một quần đảo nằm ở phía bắc Thái Bình Dương. Từ năm 1898 là lãnh thổ tự trị thuộc Hoa Kỳ. Ngày 21 tháng 8 năm 1959, chính thức trở thành Tiểu bang thứ 50 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Là Tiểu bang Hải ngoại thứ hai sau Tiểu bang [[Alaska]].</ref> Hoa Kỳ. Đầu năm 1957, ông được thăng cấp [[Thiếu tá]] và được chỉ định hướng dẫn Phái đoàn Không quân Việt nam Cộng hòa công du thăm viếng Hoa Kỳ.
Giữa năm 1956, ông được cử đi du học khóa huấn luyện trên Vận tải cơ DC.4 tại Căn cứ Không quân Hickam Field, Honolulu, Tiểu bang Hawaii,<ref>[[Hawaii]] (Hạ Uy Di), là một quần đảo nằm ở phía bắc Thái Bình Dương. Từ năm 1898 là lãnh thổ tự trị thuộc Hoa Kỳ. Ngày 21 tháng 8 năm 1959, chính thức trở thành Tiểu bang thứ 50 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Là Tiểu bang Hải ngoại thứ hai sau Tiểu bang [[Alaska]].</ref> Hoa Kỳ. Đầu năm 1957, ông được thăng cấp [[Thiếu tá]] và được chỉ định hướng dẫn Phái đoàn Không quân Việt nam Cộng hòa công du thăm viếng Hoa Kỳ.


Ngày Quốc khánh 26 tháng 10 năm 1959, ông được thăng cấp [[Trung tá]]. Đầu năm 1962, ông được cử đi du học khóa Tham mưu cao cấp (khóa 1962 - 1) thụ huấn 16 tuần tại trường Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ<ref>Cùng được cử đi tu nghiệp khóa 1962 - 2 tại Đại Chỉ huy Tham mưu Hoa Kỳ vói Trung tá Phạm Ngọc Sang còn có Trung tá [[Trần Thanh Phong]], Trung tá [[Nguyễn Văn Thiện (chuẩn tướng)|Nguyễn Văn Thiện]]<br>-Trung tá [[Đàm Quang Yêu (Đại tá, Quân lực VNCH)|Đàm Quang Yêu]] (Tốt nghiệp khóa 1 Võ bị Huế, sau cùng là Đại tá Tư lệnh Biệt khu Quảng Đà (Quảng Nam và Đà Nẵng), giải ngũ năm 1966).<br>-Thiếu tá [[Phan Đình Tùng (Đại tá, Quân lực VNCH)|Phan Đình Tùng]] (Tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt, sau cùng là Đại tá Phụ tá Chỉ huy trưởng Binh chủng Pháo binh. Là Bào đệ của Thiếu tướng [[Phan Đình Niệm]]).</ref>.
Ngày Quốc khánh 26 tháng 10 năm 1959, ông được thăng cấp [[Trung tá]]. Đầu năm 1962, ông được cử đi du học khóa Tham mưu cao cấp (khóa 1962 - 1) thụ huấn 16 tuần tại trường Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ<ref>Cùng được cử đi tu nghiệp khóa 1962 - 2 tại Đại học Chỉ huy Tham mưu Hoa Kỳ vói Trung tá Phạm Ngọc Sang còn có Trung tá [[Trần Thanh Phong]], Trung tá [[Nguyễn Văn Thiện (chuẩn tướng)|Nguyễn Văn Thiện]]<br>-Trung tá [[Đàm Quang Yêu (Đại tá, Quân lực VNCH)|Đàm Quang Yêu]] (Sinh năm 1927 tại Quảng Yên, tốt nghiệp khóa 1 Võ bị Huế, sau cùng là Đại tá Tư lệnh Biệt khu Quảng Đà (Quảng Nam và Đà Nẵng), giải ngũ năm 1966).<br>-Thiếu tá [[Phan Đình Tùng (Đại tá, Quân lực VNCH)|Phan Đình Tùng]] (Sinh năm 1930 tại Cần Thơ, tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt, sau cùng là Đại tá Phụ tá Chỉ huy trưởng Binh chủng Pháo binh. Là Bào đệ của Thiếu tướng [[Phan Đình Niệm]]).</ref>.


Cuối năm 1964, ông được bổ nhiệm chức vụ Chỉ Huy Trưởng Trung tâm Huấn luyện Không quân Nha Trang thay thế Đại tá [[Lê Trung Trực]]. Đến giữa năm 1965, ông được lệnh bàn giao Trung tâm Huấn luyện lại cho Trung tá [[Nguyễn Văn Ngọc (Đại tá, Quân lực VNCH)|Nguyễn Văn Ngọc]]<ref>Sinh năm 1931 tại Hà Nội, tốt nghiệp khóa 1 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Chức vụ sau cùng: Đại tá Tham mưu phó tại Bộ Tư lệnh Không quân</ref> để đi giữ chức vụ Tư lệnh Không đoàn 33 Chiến thuật tại Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt.
Cuối năm 1964, ông được bổ nhiệm chức vụ Chỉ Huy Trưởng Trung tâm Huấn luyện Không quân Nha Trang thay thế Đại tá [[Lê Trung Trực]]. Đến giữa năm 1965, ông được lệnh bàn giao Trung tâm Huấn luyện lại cho Trung tá [[Nguyễn Văn Ngọc (Đại tá, Quân lực VNCH)|Nguyễn Văn Ngọc]]<ref>Trung tá Nguyễn Văn Ngọc sinh năm 1931 tại Hà Nội, tốt nghiệp khóa 1 Sĩ quan Thủ Đức. Sau cùng Đại tá Tham mưu phó tại Bộ Tư lệnh Không quân.</ref> để đi giữ chức vụ Tư lệnh Không đoàn 33 Chiến thuật tại Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt.


Đầu năm 1966, ông chuyển sang lĩnh vực Văn phòng, giữ chức vụ Chánh Võ phòng Phủ Chủ tịch Uỷ ban Hành pháp Trung ương ''(Phủ Thủ tướng)''. Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 năm 1969, ông được thăng cấp [[Đại tá]] và được cử theo học khóa Cao đẳng Quốc phòng tại Đà Lạt. Cùng năm chuyển về Bộ Quốc phòng làm chuyên viên nghiên cứu. Đến giữa năm 1971, được cử đi du học khóa Quản trị Quốc phòng tại trường Navy Post Graduate School ở Monterey, Tiểu bang California, Hoa Kỳ.
Đầu năm 1966, ông chuyển sang lĩnh vực Văn phòng, giữ chức vụ Chánh Võ phòng Phủ Chủ tịch Uỷ ban Hành pháp Trung ương ''(Phủ Thủ tướng)''. Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 năm 1969, ông được thăng cấp [[Đại tá]] và được cử theo học khóa Cao đẳng Quốc phòng tại Đà Lạt. Cùng năm chuyển về Bộ Quốc phòng làm chuyên viên nghiên cứu. Đến giữa năm 1971, được cử đi du học khóa Quản trị Quốc phòng tại trường Navy Post Graduate School ở Monterey, Tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Phiên bản lúc 13:42, ngày 26 tháng 6 năm 2018

PHẠM NGỌC SANG
Sinh12 tháng 8 năm 1931
Gia Định, Việt Nam
Mất(2002-11-30)30 tháng 11, 2002 (71 tuổi)
California, Hoa Kỳ
Thuộc Quân lực VNCH
Quân chủng Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1951-1975
Quân hàm Chuẩn tướng
Đơn vị Không quân
Chỉ huy Quân đội Quốc gia
Quân lực VNCH
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam
Khen thưởng B.quốc H.chương IV[1]

Phạm Ngọc Sang (1931-2002), nguyên là một tướng lĩnh Không Quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa cấp bậc Chuẩn tướng. Ông xuất thân từ một trường chuyên đào tạo sĩ quan trừ bị cho ngành Bộ binh do Quân đội Quốc gia thành lập dưới sự hỗ trợ của Quân đội Pháp. Tuy nhiên, sau đó trúng tuyển chuyến sang Không quân. Ông đã phục vụ ở Quân chủng này cho đến ngày cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của mình.

Tiểu sử & Binh nghiệp

Ông sinh ngày 12 tháng 8 năm 1931, trong một gia đình thương nhân khá giả tại xã Bình Hòa,[2] Gia Định, miền Nam Việt Nam. Năm 1950, ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp với văn bằng Tú tài bán phần (Part I).

Quân đội Quốc gia Việt Nam

Cuối tháng 9 năm 1951, thi hành lệnh động viên của Chính phủ Quốc gia Việt Nam, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia là thành phần trong Quân đội Liên hiệp Pháp, mang số quân: 51/600.003. Theo học khoá 1 Lê Văn Duyệt tại trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1951. Ngày 1 tháng 6 năm 1952 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy. Ra trường, ông được đi phục vụ tại Trung đoàn 17 Bộ binh với chức vụ Trung đội trưởng, đồn trú tại Trà Vinh. Tháng 10 cùng năm, ông trúng tuyển chuyển sang Quân chủng Không quân. Cuối năm, ông được cử đi du học khóa huấn luyện Hoa tiêu Vận tải cơ DC.3 (C.47) và được huấn luyện thêm loại phi cơ T.6 tại trường Không quân Marrakech, Maroc (thuộc địa của Pháp). Đến tháng 8 năm 1953, chuyển sang căn cứ Không quân Avord, học lái phi cơ MD.312. Trung tuần tháng 2 năm 1954, ông tốt nghiệp khóa Hoa tiêu và chuyển qua Blida, Algérie, học bắn và oanh tạc trên phi cơ MD.315. Tháng 5 cùng năm, thụ huấn chuyển tiếp trên DC.4 (C.54) tại Orleans, Pháp. Sau đó ông được thụ huấn thêm để lấy bằng Hoa tiêu Vận tải tại Trung tâm Huấn luyện Vận tải Toulouse, Pháp. Cuối năm ông được thăng cấp Trung úy.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

Tháng 2 Năm 1955, mãn khóa hồi hương, ông cùng với các Trung úy Huỳnh Hữu Hiền[3]Lý Trí Tình[4] (là 3 Hoa tiêu đầu tiên của Không quân Việt Nam tốt nghiệp tại Trung tâm Toulouse), tham gia vận chuyển đồng bào di cư từ miền Bắc vào Sài Gòn. Tháng 10 cùng năm ông được thăng cấp Đại úy giữ chức Chỉ huy trưởng Phi đội Liên lạc[5] thay thế Đại úy Huỳnh Hữu Hiền đi du học khóa huấn luyện viên Khu trục tại Pháp. Cuối năm, ông được tuyển chọn làm Phi công riêng cho Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Giữa năm 1956, ông được cử đi du học khóa huấn luyện trên Vận tải cơ DC.4 tại Căn cứ Không quân Hickam Field, Honolulu, Tiểu bang Hawaii,[6] Hoa Kỳ. Đầu năm 1957, ông được thăng cấp Thiếu tá và được chỉ định hướng dẫn Phái đoàn Không quân Việt nam Cộng hòa công du thăm viếng Hoa Kỳ.

Ngày Quốc khánh 26 tháng 10 năm 1959, ông được thăng cấp Trung tá. Đầu năm 1962, ông được cử đi du học khóa Tham mưu cao cấp (khóa 1962 - 1) thụ huấn 16 tuần tại trường Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ[7].

Cuối năm 1964, ông được bổ nhiệm chức vụ Chỉ Huy Trưởng Trung tâm Huấn luyện Không quân Nha Trang thay thế Đại tá Lê Trung Trực. Đến giữa năm 1965, ông được lệnh bàn giao Trung tâm Huấn luyện lại cho Trung tá Nguyễn Văn Ngọc[8] để đi giữ chức vụ Tư lệnh Không đoàn 33 Chiến thuật tại Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt.

Đầu năm 1966, ông chuyển sang lĩnh vực Văn phòng, giữ chức vụ Chánh Võ phòng Phủ Chủ tịch Uỷ ban Hành pháp Trung ương (Phủ Thủ tướng). Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 năm 1969, ông được thăng cấp Đại tá và được cử theo học khóa Cao đẳng Quốc phòng tại Đà Lạt. Cùng năm chuyển về Bộ Quốc phòng làm chuyên viên nghiên cứu. Đến giữa năm 1971, được cử đi du học khóa Quản trị Quốc phòng tại trường Navy Post Graduate School ở Monterey, Tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Tháng 10 năm 1972, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn Không quân tân lập thứ sáu của Không lực Việt Nam Cộng hòa tại Pleiku. Trung tuần tháng 12 năm 1973, ông được tuyên dương công trạng trước Quân đội kèm theo Anh dũng Bội tinh với nhành Dương liễu.

Ngáy 1 tháng 4 năm 1974, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm.

1975

Ngày 15 tháng 3, được lệnh di tản chiến thuật Sư đoàn 6 Không quân từ Pleiku xuống Phan Rang.

Trưa ngày 16 tháng 4, ông bị quân đối phương bắt cùng với Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, bị tạm giam tại Cam Lâm, Khánh Hòa rồi Đà Nẵng, cuối cùng bị đưa ra Bắc qua các trại giam: Sơn Tây, Hoàng liên Sơn, Hà Tây, Hà Sơn Bình, Nam Hà. Sau đó, ngày 31 tháng 11 năm 1988 được đưa về miền Nam giam giữ ở trại Z.30D Hàm Tân, Bình Thuận. Cho đến ngày 11 tháng 2 năm 1992 ông mới được trả tự do.

Ngày 22 tháng 2 năm 1992, ông cùng với gia đình xuất cảnh theo chương trình "Ra đi có trật tự" diện H.O. Sau đó định cư tại Garden Grove, Tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Ngày 30 tháng 11 năm 2002, ông từ trần tại nơi định cư. Hương thọ 71 tuổi.

Huy chương

-Bảo quốc Huân chương đệ tứ đẳng
-Không lực Huân chương
-Phi dũng Bội tinh với (1 ngôi sao vàng, 1 ngôi sao bạc)
-Anh dũng Bội tinh với đủ loại (ngôi sao vàng, bạc và đồng) cùng một số Huy chương Quân sự, Dân sự khác.

Gia đình

  • Thân phụ: Cụ Phạm Ngọc Bé (1911-1996)
  • Thân mẫu: Cụ Nguyễn Thị Quờn
  • Phu nhân: Bà Nguyễn Thị Bôn (Sinh năm 1933) - Ông bà có năm người con gồm: 3 trai, 2 gái.

Chú thích

  1. ^ Bảo quốc Huân chương đệ tứ đẳng (ân thưởng)
  2. ^ Xã Bình Hòa là nơi đặt Trung tâm Hành chính đồng thời cũng là Tỉnh lỵ của tỉnh Gia Định thời Việt Nam Cộng hòa (nay thuộc quận Bình Thạnh, Thành phố HCM).
  3. ^ Trung uý Huỳnh Hữu Hiền sinh năm 1930, tốt nghiệp khóa Trường Sĩ quan Nam Định. Sau cùng là Đại tá Tư lệnh Không quân (1962-1963), giải ngũ năm 1963.
  4. ^ Trung uý Lý Trí Tình sau cùng mang cấp Đại tá.
  5. ^ Tiền thân là Phi đoàn 312 Đặc nhiệm của Quân đội Liên hiệp Pháp, thành lập ngày 1 tháng 8 năm 1951.
  6. ^ Hawaii (Hạ Uy Di), là một quần đảo nằm ở phía bắc Thái Bình Dương. Từ năm 1898 là lãnh thổ tự trị thuộc Hoa Kỳ. Ngày 21 tháng 8 năm 1959, chính thức trở thành Tiểu bang thứ 50 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Là Tiểu bang Hải ngoại thứ hai sau Tiểu bang Alaska.
  7. ^ Cùng được cử đi tu nghiệp khóa 1962 - 2 tại Đại học Chỉ huy Tham mưu Hoa Kỳ vói Trung tá Phạm Ngọc Sang còn có Trung tá Trần Thanh Phong, Trung tá Nguyễn Văn Thiện
    -Trung tá Đàm Quang Yêu (Sinh năm 1927 tại Quảng Yên, tốt nghiệp khóa 1 Võ bị Huế, sau cùng là Đại tá Tư lệnh Biệt khu Quảng Đà (Quảng Nam và Đà Nẵng), giải ngũ năm 1966).
    -Thiếu tá Phan Đình Tùng (Sinh năm 1930 tại Cần Thơ, tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt, sau cùng là Đại tá Phụ tá Chỉ huy trưởng Binh chủng Pháo binh. Là Bào đệ của Thiếu tướng Phan Đình Niệm).
  8. ^ Trung tá Nguyễn Văn Ngọc sinh năm 1931 tại Hà Nội, tốt nghiệp khóa 1 Sĩ quan Thủ Đức. Sau cùng là Đại tá Tham mưu phó tại Bộ Tư lệnh Không quân.

Xem thêm

Tham khảo

  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.