Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiết Nhân Quý”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 10: Dòng 10:
Sách [[Tân Đường thư]], mục "Tể tướng thế hệ biểu" chép: ''"Tiết Nhân Quý tên Lễ, Đại tổng quản đạo Tùng Mạc"''. [[Tư Mã Quang]] trong [[Tư trị thông giám]] viết: ''"Nhân Quý, cháu 6 đời của An Đô, nguyên tên Lễ, người ta quen gọi theo tên tự"''.
Sách [[Tân Đường thư]], mục "Tể tướng thế hệ biểu" chép: ''"Tiết Nhân Quý tên Lễ, Đại tổng quản đạo Tùng Mạc"''. [[Tư Mã Quang]] trong [[Tư trị thông giám]] viết: ''"Nhân Quý, cháu 6 đời của An Đô, nguyên tên Lễ, người ta quen gọi theo tên tự"''.


Năm Trinh Quán thứ 19 (645), Đường Thái tông hạ lệnh viễn chinh [[Cao Câu Ly]]. Tướng quân [[Trương Sĩ Quý]] chiêu mộ binh sĩ, bấy giờ Tiết Nhân Quý mới ứng mộ tòng quân. Tại thành An Thị (nay thuộc [[Hải Thành, An Sơn|Hải Thành]], [[Liêu Ninh]], có biểu hiện xuất sắc trong chiến đấu, được Đường Thái tông thăng làm Du Kích Tướng quân, ban cho ngựa hai con, lụa 40 cuộn.
Năm Trinh Quán thứ 19 (645), Đường Thái tông hạ lệnh viễn chinh [[Cao Câu Ly]]. Tướng quân [[Trương Sĩ Quý]] chiêu mộ binh sĩ, bấy giờ Tiết Nhân Quý mới ứng mộ tòng quân. Tại thành An Thị (nay thuộc [[Hải Thành, An Sơn|Hải Thành]], [[Liêu Ninh]]), có biểu hiện xuất sắc trong chiến đấu, được Đường Thái tông thăng làm Du Kích Tướng quân, ban cho ngựa hai con, lụa 40 cuộn.


Năm Hiển Khánh thứ 3 (658), Tiết Nhân Quý phò trợ cho Doanh Châu Đô đốc kiêm Đông Di Đô hộ Trình Danh Chấn, tại thành Quý Đoan (nay thuộc lưu vực Hồn Hà, [[Liêu Ninh]]), công phá quân [[Cao Câu Ly]], sau đó dẫn quân quay lại Hắc Sơn đánh bại quân [[Khiết Đan]], được phong Tả Vũ vệ Tướng quân.
Năm Hiển Khánh thứ 3 (658), Tiết Nhân Quý phò trợ cho Doanh Châu Đô đốc kiêm Đông Di Đô hộ Trình Danh Chấn, tại thành Quý Đoan (nay thuộc lưu vực Hồn Hà, [[Liêu Ninh]]), công phá quân [[Cao Câu Ly]], sau đó dẫn quân quay lại Hắc Sơn đánh bại quân [[Khiết Đan]], được phong Tả Vũ vệ Tướng quân.
Dòng 20: Dòng 20:
Năm 670,Đường Cao tông phong Tiết Nhân Quý làm Hành quân Đại tổng quản, dẫn 5 vạn binh mã hộ tống quốc vương [[Thổ Dục Hồn|Thổ Cốc Hồn]] đánh quân [[Thổ Phồn]] để phục quốc. Trong trận [[Đại Phi Xuyên]], giao chiến với 20 vạn quân Thổ Phồn bị đại bại phải lui quân. Sau đó, được phong làm Tổng quản đạo Kê Lâm, hiệp trợ tàn quân [[Bách Tế]], cùng quân [[Tân La]] tác chiến, sau bị biếm làm [[Thứ sử]] Tượng Châu.
Năm 670,Đường Cao tông phong Tiết Nhân Quý làm Hành quân Đại tổng quản, dẫn 5 vạn binh mã hộ tống quốc vương [[Thổ Dục Hồn|Thổ Cốc Hồn]] đánh quân [[Thổ Phồn]] để phục quốc. Trong trận [[Đại Phi Xuyên]], giao chiến với 20 vạn quân Thổ Phồn bị đại bại phải lui quân. Sau đó, được phong làm Tổng quản đạo Kê Lâm, hiệp trợ tàn quân [[Bách Tế]], cùng quân [[Tân La]] tác chiến, sau bị biếm làm [[Thứ sử]] Tượng Châu.


Năm Khai Diệu nguyên niên (681), xuất nhậm làm Trưởng sử Qua Châu. Không lâu sau, thụ chức Hữu Lĩnh quân vệ Tướng quân, kiểm giáo [[Đại (huyện)|Đại Châu]] Đô đốc. Năm Vĩnh Thuần nguyên niên (682) đánh bại quân [[Hãn quốc Đột Quyết|Đột Quyết]] xâm nhập.
Năm Khai Diệu nguyên niên (681), xuất nhậm làm Trưởng sử Qua Châu. Không lâu sau, thụ chức Hữu Lĩnh quân vệ Tướng quân, kiểm giáo [[Đại (huyện)|Đại Châu]] Đô đốc. Năm Vĩnh Thuần nguyên niên (682) đánh bại quân [[Hãn quốc Đột Quyết|Đột Quyết]] xâm nhập.


Năm Vĩnh Thuần thứ 2 (683), lâm bệnh qua đời, thọ 70 tuổi, được triều đình truy tặng ''"Tả Kiêu vệ Đại tướng quân U Châu Đô đốc"''.
Năm Vĩnh Thuần thứ 2 (683), lâm bệnh qua đời, thọ 70 tuổi, được triều đình truy tặng ''"Tả Kiêu vệ Đại tướng quân U Châu Đô đốc"''.


Con trưởng Tiết Nhân Quý là Tiết Nột, tự Thận Ngôn, nối nghiệp cha làm đại tướng nhà Đường, thời [[Đường Huyền Tông]] từng đại phá [[Hãn quốc Đột Quyết|Đột Quyết]], được nối tước cha làm Bình Dương Quận công. Sách [[Tân Đường thư]] chép: ''tính trầm dũng khiêm tốn,giỏi dùng binh, gặp đại địch càng mạnh mẽ''.
Con trưởng Tiết Nhân Quý là Tiết Nột, tự Thận Ngôn, nối nghiệp cha làm đại tướng nhà Đường, thời [[Đường Huyền Tông]] từng đại phá [[Hãn quốc Đột Quyết|Đột Quyết]], được nối tước cha làm Bình Dương Quận công. Sách [[Tân Đường thư]] chép: ''tính trầm dũng khiêm tốn, giỏi dùng binh, gặp đại địch càng mạnh mẽ''.


==Hình tượng trong tiểu thuyết dân gian==
==Hình tượng trong tiểu thuyết dân gian==

Phiên bản lúc 04:16, ngày 3 tháng 8 năm 2018

Tiết Lễ (薛禮, 613-683),tự Nhân Quý (仁貴, còn đọc là Nhơn Quý), là một danh tướng thời nhà Đường, phục vụ qua 2 triều vua Đường Thái TôngĐường Cao Tông. Ông được biết đến nhiều bởi hình tượng nhân vật tiêu biểu trong văn hoá phim ảnh và kinh kịch Trung Quốc.

Thân thế

Tiết Nhân Quý là người Giáng Châu, Long Môn (nay thuộc Hà Tân, Sơn Tây), xuất thân trong một gia đình thế tộc ở Hà Đông, thuộc dòng dõi tướng lĩnh thời Bắc Ngụy là Tiết An Đô. Tằng tổ phụ của Tiết Nhân Quý là Tiết Vinh, cũng làm quan thời Bắc Ngụy đến chức Thái thú, Đô đốc, được phong Trừng Thành Huyện công. Tổ phụ là Tiết Diễn, làm Trung đại phu thời Bắc Chu, cha là Tiết Quỹ, làm quan cho nhà Tùy.

Cuộc đời

Thời trẻ Tiết Nhân Quý sống nghèo khổ, làm nghề nông. Vợ là Liễu thị, dân gian thường gọi là Liễu Kim Hoa, Liễu Ngân Hoàn, Liễu Anh Hoàn hoặc Liễu Nghênh Xuân.

Sách Tân Đường thư, mục "Tể tướng thế hệ biểu" chép: "Tiết Nhân Quý tên Lễ, Đại tổng quản đạo Tùng Mạc". Tư Mã Quang trong Tư trị thông giám viết: "Nhân Quý, cháu 6 đời của An Đô, nguyên tên Lễ, người ta quen gọi theo tên tự".

Năm Trinh Quán thứ 19 (645), Đường Thái tông hạ lệnh viễn chinh Cao Câu Ly. Tướng quân Trương Sĩ Quý chiêu mộ binh sĩ, bấy giờ Tiết Nhân Quý mới ứng mộ tòng quân. Tại thành An Thị (nay thuộc Hải Thành, Liêu Ninh), có biểu hiện xuất sắc trong chiến đấu, được Đường Thái tông thăng làm Du Kích Tướng quân, ban cho ngựa hai con, lụa 40 cuộn.

Năm Hiển Khánh thứ 3 (658), Tiết Nhân Quý phò trợ cho Doanh Châu Đô đốc kiêm Đông Di Đô hộ Trình Danh Chấn, tại thành Quý Đoan (nay thuộc lưu vực Hồn Hà, Liêu Ninh), công phá quân Cao Câu Ly, sau đó dẫn quân quay lại Hắc Sơn đánh bại quân Khiết Đan, được phong Tả Vũ vệ Tướng quân.

Năm 662, Tiết Nhân Quý được phái đi Tây chinh Hồi Hột, nổi tiếng với giai thoại "Tam tiễn định Thiên San". Sau chuyển sang chinh phục bộ tộc Thiết Lặc.

Năm Càn Phong nguyên niên (666), Đường Cao tông phái Tiết Nhân Quý dẫn binh đánh Cao Câu Ly báo thù vụ Bàng Đồng Thiện, Cao Khản sang Cao Câu Ly đòi cống nạp, bị Cao Câu Ly tập kích. Khi ban sư, Tiết Nhân Quý được phong Hữu Uy vệ Đại tướng quân.

Năm 670,Đường Cao tông phong Tiết Nhân Quý làm Hành quân Đại tổng quản, dẫn 5 vạn binh mã hộ tống quốc vương Thổ Cốc Hồn đánh quân Thổ Phồn để phục quốc. Trong trận Đại Phi Xuyên, giao chiến với 20 vạn quân Thổ Phồn bị đại bại phải lui quân. Sau đó, được phong làm Tổng quản đạo Kê Lâm, hiệp trợ tàn quân Bách Tế, cùng quân Tân La tác chiến, sau bị biếm làm Thứ sử Tượng Châu.

Năm Khai Diệu nguyên niên (681), xuất nhậm làm Trưởng sử Qua Châu. Không lâu sau, thụ chức Hữu Lĩnh quân vệ Tướng quân, kiểm giáo Đại Châu Đô đốc. Năm Vĩnh Thuần nguyên niên (682) đánh bại quân Đột Quyết xâm nhập.

Năm Vĩnh Thuần thứ 2 (683), lâm bệnh qua đời, thọ 70 tuổi, được triều đình truy tặng "Tả Kiêu vệ Đại tướng quân U Châu Đô đốc".

Con trưởng Tiết Nhân Quý là Tiết Nột, tự Thận Ngôn, nối nghiệp cha làm đại tướng nhà Đường, thời Đường Huyền Tông từng đại phá Đột Quyết, được nối tước cha làm Bình Dương Quận công. Sách Tân Đường thư chép: tính trầm dũng khiêm tốn, giỏi dùng binh, gặp đại địch càng mạnh mẽ.

Hình tượng trong tiểu thuyết dân gian

Tiết Nhân Quý được lưu truyền trong nhiều giai thoại dân gian, được biết nhiều qua tạp kịch "Tiết Nhân Quý áo gấm về quê", hay tiểu thuyết Tiết Nhân Quý chinh Đông, Đường Tiết gia phủ truyện. Hình tượng Tiết Nhân Quý mặc bạch giáp tay cầm thiên hỏa kích và cưỡi ngựa trắng là hình tượng theo Tiết Nhân Quý và người đời theo suốt cuộc đời viễn chinh giúp triều Đường đi đến thái bình trong nhiều thập kỉ.

Con trai Tiết Nột chính là nguyên mẫu của nhân vật Tiết Đinh San trong Tùy Đường diễn nghĩa.

Xem thêm

Chú thích

Tham khảo