Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hán Minh Đế”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: clean up using AWB
Dòng 76: Dòng 76:
* Ba là đại xá thiên hạ, tiếp tục thi hành chính sách khoan thư sức dân của [[Hán Quang Vũ Đế|Lưu Tú]], lại phái người điều tra tình hình cả nước, phát triển [[thủy lợi]], cứu trợ dân gặp thiên tai, nên Lưu Trang được người dân ủng hộ.
* Ba là đại xá thiên hạ, tiếp tục thi hành chính sách khoan thư sức dân của [[Hán Quang Vũ Đế|Lưu Tú]], lại phái người điều tra tình hình cả nước, phát triển [[thủy lợi]], cứu trợ dân gặp thiên tai, nên Lưu Trang được người dân ủng hộ.


Tuy nhiên ông không quên những kẻ thù của mình, đợi sau khi chính quyền được củng cố vững chắc, ông liền bắc đầu nghiêm khắc trừng trị bọn chúng để tập trung hơn nữa.
Tuy nhiên ông không quên những kẻ thù của mình, đợi sau khi chính quyền được củng cố vững chắc, ông liền bắt đầu nghiêm khắc trừng trị bọn chúng để tập trung hơn nữa.


Năm [[70]], có người tố cáo anh trai ông là Sở Vương [[Nhũ Tử Anh|Lưu Anh]] mưu phản. Từ khi Lưu Trang kế vị, Lưu Anh luôn tỏ ra bất mãn, không chỉ thường xuyên phỉ báng hoàng đế mà còn ly gián nội bộ hoàng tộc. Lưu Trang vốn muốn trừng trị hắn từ lâu nhưng chưa tìm được lý do. Sau khi truy xét biết rằng đích thực có kẻ vu cáo Lưu Anh nhưng Lưu Trang quyết bỏ qua, nói với viên quan điều tra: "Dù là án giả thì nhà ngươi cũng phải làm thành án thật".
Năm [[70]], có người tố cáo anh trai ông là Sở Vương [[Nhũ Tử Anh|Lưu Anh]] mưu phản. Từ khi Lưu Trang kế vị, Lưu Anh luôn tỏ ra bất mãn, không chỉ thường xuyên phỉ báng hoàng đế mà còn ly gián nội bộ hoàng tộc. Lưu Trang vốn muốn trừng trị hắn từ lâu nhưng chưa tìm được lý do. Sau khi truy xét biết rằng đích thực có kẻ vu cáo Lưu Anh nhưng Lưu Trang quyết không bỏ qua, nói với viên quan điều tra: "Dù là án giả thì nhà ngươi cũng phải làm thành án thật".


Viên quan đó lập tức làm theo ý chỉ của hoàng đế tra tấn cực hình Lưu Anh, khiến hắn không chịu nổi đau đớn mà chịu nhận tội phản nghịch. Lưu Trang dựa vào khẩu cung của Lưu Anh, ghép tội cho tất cả những hoàng thân, vương hầu, quan lại mà ông muốn báo thù, tạo thành một vụ án lớn liên quan đến mấy ngàn người. Sau khi xem xét hồ sơ vụ án, biết rằng có rất nhiều người bị oan nhưng Lưu Trang vẫn phê chuẩn. Chỉ một bước mà Lưu Trang đã hoàn thành mục đích của mình. Sau này, có một số vị lão thần cảm thấu hành động của Lưu Trang có phần quá đáng, những kẻ đối địch đã bị xử tử, khuyên ông nên dừng lại việc giết chóc. Lưu Trang nghe theo phóng thích hàng ngàn tù nhân.
Viên quan đó lập tức làm theo ý chỉ của hoàng đế tra tấn cực hình Lưu Anh, khiến hắn không chịu nổi đau đớn mà chịu nhận tội phản nghịch. Lưu Trang dựa vào khẩu cung của Lưu Anh, ghép tội cho tất cả những hoàng thân, vương hầu, quan lại mà ông muốn báo thù, tạo thành một vụ án lớn liên quan đến mấy ngàn người. Sau khi xem xét hồ sơ vụ án, biết rằng có rất nhiều người bị oan nhưng Lưu Trang vẫn phê chuẩn. Chỉ một bước mà Lưu Trang đã hoàn thành mục đích của mình. Sau này, có một số vị lão thần cảm thấu hành động của Lưu Trang có phần quá đáng, những kẻ đối địch đã bị xử tử, khuyên ông nên dừng lại việc giết chóc. Lưu Trang nghe theo phóng thích hàng ngàn tù nhân.

Phiên bản lúc 10:06, ngày 5 tháng 8 năm 2018

Hán Minh Đế
漢明帝
Hoàng đế Trung Hoa
Hoàng đế nhà Đông Hán
Trị vì5775
Tiền nhiệmHán Quang Vũ Đế
Kế nhiệmHán Chương Đế
Thông tin chung
Sinh(28-06-15)15 tháng 6, 28
Lạc Dương
Mất5 tháng 9, 75(75-09-05) (47 tuổi)
Lạc Dương
An tángHiển Tiết Lăng (显节陵)
Thê thiếpMinh Đức Mã Hoàng hậu
Cổ quý nhân
Âm quý nhân
Chị em Quý nhân họ Diêm
Hậu duệ
Tên thật
Lưu Dương (劉陽)
Lưu Trang (劉莊)
Niên hiệu
Vĩnh Bình (永平: 5875)
Thụy hiệu
Hiếu Minh Hoàng đế (孝明皇帝)
Miếu hiệu
Hiển Tông (显宗)
Triều đạiNhà Đông Hán
Thân phụHán Quang Vũ Đế
Thân mẫuQuang Liệt hoàng hậu

Hán Minh Đế (chữ Hán: 漢明帝; 15 tháng 6, 285 tháng 9, 75) là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Đông Hán, cũng như là hoàng đế thứ 17 của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 57 đến năm 75, tổng cộng 18 năm. Trong lịch sử nhà Đông Hán, Minh Đế được coi là một hoàng đế anh minh.

Khi ông chấp chính, tuy không theo chủ trương dựa vào "nhu" để trị nước như cha mình Hán Quang Vũ Đế mà thi hành sự thống trị hà khắc nhưng vẫn có những công lao nhất định. Ông củng cố chính quyền, thu phục được Hung NôTây Vực, mở đường cho Phật giáo phát triển, mở ra sự giao lưu văn hóa giữa Trung QuốcTây Á.

Thân thế

Nguyên tên ông là Lưu Dương (劉陽), sinh vào ngày 15 tháng 6 năm 28, là con thứ tư của Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú, mẹ là Quang Liệt hoàng hậu Âm Lệ Hoa. Ông ra đời khi Quang Vũ đế đã lên ngôi và đang hoàn thành việc đánh dẹp các chư hầu, thống nhất thiên hạ loạn lạc từ cuối thời nhà Tân. Khi đó, mẹ ông Âm hoàng hậu vẫn đang là phong vị Quý nhân.

Ban đầu ông được phong làm Đông Hải công (东海公) vào năm 39, sau được phong Đông Hải vương (东海王) năm 41. Bấy giờ Quang Vũ đế đã lập con lớn là Lưu Cương (劉疆), con của Quách hoàng hậu, làm Hoàng thái tử năm 26.

Tuy vậy, Quang Vũ đế rất sủng ái Âm quý nhân mẹ ông. Cộng thêm hoàng tử Lưu Dương từ nhỏ đã thông minh, lanh lợi, nên rất được Quang Vũ đế yêu quý. Từ đó, Quang Vũ đế có ý định phế ngôi vị Thái tử của Lưu Cương để dành cho Lưu Dương. Quang Vũ đế Lưu Tú là người đề cao Nho học, coi trọng danh phận. Do vậy, việc thay đổi danh vị thái tử không phải là việc dễ dàng. Nhưng chính sự thiển cận của Quách hoàng hậu đã giúp ông. Quách hoàng hậu vốn là người hẹp hòi, thấy Lưu Tú sủng ái Âm quý nhân thì ghen ghét, thường xuyên chửi chó mắng mèo, kiếm cớ gây sự. Lưu Tú dựa vào cớ đó, phế bỏ Quách hoàng hậu vào năm 41 và lập Âm quý nhân làm hoàng hậu. Lưu Cương cảm thấy ngôi thái tử của mình khó giữ nên chủ động đề nghị được nhường ngôi vị. Lưu Tú nhân cơ hội đó lập Lưu Dương làm Thái tử năm 43, cải tên thành Lưu Trang (劉莊). Lưu Cương bị giáng phong làm Đông Hải Cung vương.

Năm 57, ngày 29 tháng 3, Quang Vũ đế qua đời, Thái tử Lưu Trang lên nối ngôi, tức là Hán Minh đế. Khi đó ông đã 29 tuổi.

Cai trị

Củng cố chính quyền

Sau khi Lưu Trang kế vị, rất nhiều kẻ âm mưu cướp ngôi. Bởi ông là con trai thứ tư mà được làm thái tử nên rất nhiều anh em của ông cho là không hợp lễ, hầu như đều rất bất mãn. Một số lão thần cũng không ủng hộ việc ông lên ngôi; ngoài ra cũng có một số ngoại thích đang rình rập.

Lưu Trang tự mình thân cô thế yếu, quyết định nhẫn nhịn, không biểu hiện gì mà chỉ ngầm chuẩn bị lực lượng. Ông bàn bạc với một số đại thần, trong vài tháng sẽ nắm lấy binh quyền về kinh đô từng bước khống chế những huyện ở xung quanh kinh đô. Thế lực của ông càng lớn mạnh.

Lúc này em trai cùng mẹ với Lưu Trang là Lưu Kinh cũng đố kỵ với ông, sai người bắt chước nét chữ của anh em trong họ của Quách hoàng hậu, viết thư cho Lưu Cương, khuyên hắn dấy binh làm loạn. Nhưng Lưu Cương là người nhút nhát, sợ hãi chạy đến thanh minh với Lưu Trang, giao nộp bức thư. Sau khi Lưu Trang tra xét biết được là do Lưu Kinh làm thì ông vẫn nhẫn nhịn vì ông biết rằng lực lượng của mình còn mỏng, bên trên còn có thái hậu. Hơn nữa, làm vậy có thể dẫn đến biến cố, khó lòng khống chế được.

Ông áp dụng ba chiến lược:

  • Một là quy tụ những lão thần trung thành như Đặng Vũ, Lưu Thương, Triệu Hý thành trung tâm quyền lực.
  • Ra sức lôi kéo những anh chị em ủng hộ mình, làm như vậy thì trong họ hàng thân thích sẽ không còn kẻ thù địch nữa.
  • Ba là đại xá thiên hạ, tiếp tục thi hành chính sách khoan thư sức dân của Lưu Tú, lại phái người điều tra tình hình cả nước, phát triển thủy lợi, cứu trợ dân gặp thiên tai, nên Lưu Trang được người dân ủng hộ.

Tuy nhiên ông không quên những kẻ thù của mình, đợi sau khi chính quyền được củng cố vững chắc, ông liền bắt đầu nghiêm khắc trừng trị bọn chúng để tập trung hơn nữa.

Năm 70, có người tố cáo anh trai ông là Sở Vương Lưu Anh mưu phản. Từ khi Lưu Trang kế vị, Lưu Anh luôn tỏ ra bất mãn, không chỉ thường xuyên phỉ báng hoàng đế mà còn ly gián nội bộ hoàng tộc. Lưu Trang vốn muốn trừng trị hắn từ lâu nhưng chưa tìm được lý do. Sau khi truy xét biết rằng đích thực có kẻ vu cáo Lưu Anh nhưng Lưu Trang quyết không bỏ qua, nói với viên quan điều tra: "Dù là án giả thì nhà ngươi cũng phải làm thành án thật".

Viên quan đó lập tức làm theo ý chỉ của hoàng đế tra tấn cực hình Lưu Anh, khiến hắn không chịu nổi đau đớn mà chịu nhận tội phản nghịch. Lưu Trang dựa vào khẩu cung của Lưu Anh, ghép tội cho tất cả những hoàng thân, vương hầu, quan lại mà ông muốn báo thù, tạo thành một vụ án lớn liên quan đến mấy ngàn người. Sau khi xem xét hồ sơ vụ án, biết rằng có rất nhiều người bị oan nhưng Lưu Trang vẫn phê chuẩn. Chỉ một bước mà Lưu Trang đã hoàn thành mục đích của mình. Sau này, có một số vị lão thần cảm thấu hành động của Lưu Trang có phần quá đáng, những kẻ đối địch đã bị xử tử, khuyên ông nên dừng lại việc giết chóc. Lưu Trang nghe theo phóng thích hàng ngàn tù nhân.

Chống Hung Nô

Từ năm 65 đến năm 72, Hung Nô nhiều lần xâm phạm Hà Tây, khiến cho dân chúng vùng biên giới lũ lượt bỏ chạy. Trong các đại thần có người chủ trương nghị hòa. Lưu Trang cân nhắc sức mạnh của quân Hán rồi sau đó quyết định phản công. Nhưng ông không vội vàng phái quân đi quyết chiến mà lệnh cho tướng quân Đậu CốCảm Bỉnh đồn trú tại Lương Châu (nay thuộc Vũ Uy, Cam Túc) rồi liên minh với các dân tộc như Nam Hung Nô, Ô Hoàn, Tiên Ty xuất quân tấn công Hung Nô, liên tiếp giành thắng lợi.

Đồng thời đại tướng quân Đậu Cố phái Ban Siêu đi sứ Tây Vực, tuyên truyền chính sách Tây Vực của nhà Hán, để các quốc gia Tây Vực quy thuận nhà Hán.

Kinh tế - xã hội

Đối với dân chúng, Minh Đế quan tâm giúp dân nghèo, người ốm. Đồng thời, ông hạ lệnh giảm tô thuế cho những nơi bị thiên tai mất mùa, mang một phần ruộng công ra phát cho những người không có ruộng[1].

Ông quan tâm sửa sang, đắp thêm đê điều, trọng dụng Vương Cảnh, Vương Ngô vào việc trị thuỷ. Vương Cảnh đã chỉ huy đào con kênh hơn 1000 dặm từ Vinh Dương đến Hải Khẩu có tác dụng đảm bảo tưới tiêu, phân dòng chống lũ lụt.

Tôn giáo

Hán Minh Đế tôn trọng Nho giáo, ông cho mở trường Thái học dạy con em quý tộc và tự mình giảng sách cho thái tử Lưu Đát và các thân vương. Ông cũng thường tế lễ Khổng Tử và 72 vị tiên hiền đất Lỗ. Bên cạnh đó, Phật giáo bắt đầu du nhập vào Trung Quốc cũng trong thời kỳ này.

Nói về sự kiện Phật giáo được truyền vào Trung Quốc, có một ý kiến mà xưa nay các sử gia thường công nhận, đó là Vua Minh Đế nhà Hán nằm mơ, Phật giáo bắt đầu truyền vào Trung Quốc (Hán Minh cảm mộng, sơ truyền kỳ đạo - Cao Tăng truyện). Các bộ Quốc sử và lịch sử Phật giáo Trung Hoa đều cho rằng khi Lưu Trang nằm mơ thấy một người thân bằng vàng ròng, thân hình tỏa sáng rực rỡ và bay khắp cung điện; rồi sai người đi cầu Pháp, là lúc đạo Phật bắt đầu truyền vào Trung Quốc. Theo Lý hoặc luận, ...Sáng ra, hỏi khắp quần thần, đấy là vị thần tiên nào? Có vị quan Thông nhân tên Phó Nghị tâu: "Thần nghe, bên nước Thiên Trúc có một người tu hành đắc đạo, gọi là Phật. Vị ấy có thể bay trong hư không, toàn thân tỏa ra ánh sáng rực rỡ. Có lẽ ấy là vị thần trong mơ"...[2]

Nghe thế, ông chợt tỉnh ngộ, rồi sai Sái Âm, Trương Khiên, Vương Tuân, Tần Cảnh, v.v...[2] tổng cộng 12 người sang tận Tây Trúc mang tượng Thích Ca Mâu Ni và kinh sách về.

Ông cho dựng chùa Bạch Mã ở kinh đô để đặt tượng, kinh và thờ Phật và mời hai vị cao tăng từ Tây Trúc đến hành lễ. Chùa Bạch Mã là ngôi chùa đầu tiên ở Trung Quốc[1].

Tuy đạo Phật được tôn sùng, đạo Nho vẫn có vai trò lớn trong xã hội.

Qua đời

Năm 75, ngày 5 tháng 9, Hán Minh Đế băng hà, hưởng dương 47 tuổi. Ông được tôn miếu hiệuHiển Tông (显宗), thụy hiệuHiếu Minh hoàng đế (孝明皇帝), táng tại Hiển Tiết lăng[3].

Trong thời gian 18 năm ở ngôi, ông sử dùng 2 niên hiệu là:

  • Kiến Vũ Trung Nguyên (建武中元 57) [4]
  • Vĩnh Bình (永平 58 - 75).

Hán Minh Đế có 20 người con, Thái tử Lưu Đát năm đó 18 tuổi lên ngôi, tức là Hán Chương Đế.

Gia quyến

  • Thân phụ: Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú.
  • Thân mẫu: Quang Liệt hoàng hậu Âm thị (光烈皇后阴氏, 5 - 64), tên gọi Âm Lệ Hoa (陰麗華), tuy là Hoàng hậu thứ hai của Quang Vũ Đế nhưng bà là nguyên phối đầu tiên của ông. Âm hậu xuất thân thế tộc họ Âm ở Nam Dương, cùng quê với Quang Vũ Đế. Khi Minh Đế lên ngôi, tôn làm Hoàng thái hậu.
  • Hậu phi:
  1. Minh Đức hoàng hậu Mã thị (明德皇后马氏, ? - 79), con gái Phục Ba tướng quân Mã Viện (马援).
  2. Giả quý nhân (贾贵人), cháu gái Giả Phục (贾复), sinh Hán Chương Đế, mất sớm.
  3. Âm quý nhân (阴贵人), cháu gái của Âm thái hậu.
  4. Tần quý nhân (秦贵人), người được ông sủng ái nhất, em gái của Tần Bành (秦彭)[5].
  5. Diêm quý nhân (阎贵人), em gái thượng thư Diêm Chương (阎章).
  6. Diêm quý nhân (阎贵人), em gái của Diêm quý nhân.
  • Hoàng tử:
  1. Thiên Thừa Ai vương Lưu Kiến (千乘哀王刘建, ? - 61).
  2. Trần Kính vương Lưu Tiện (陈敬王刘羡, ? - 97).
  3. Bành Thành Tĩnh vương Lưu Cung (彭城靖王刘恭, ? - 112).
  4. Nhạc Thành Tĩnh vương Lưu Đảng (乐成靖王刘党, ? - 91).
  5. Hán Chương Đế Lưu Đát [劉炟], mẹ Giả quý nhân, được Mã hoàng hậu nuôi dưỡng.
  6. Hạ Bì Huệ vương Lưu Diễn (下邳惠王刘衍, ? - 120).
  7. Lương Tiết vương Lưu Sướng (梁节王刘畅, ? - 93).
  8. Hoài Dương Khoảnh vương Lưu Bỉnh (淮阳顷王刘昞, ? - 88).
  9. Tế Âm Điệu vương Lưu Trường (济阴悼王刘長, ? - 85).
  • Hoàng nữ:
  1. Hoạch Gia công chúa Lưu Cơ (获嘉公主刘姬), hạ giá Phùng Trụ (冯柱).
  2. Bình Dương công chúa Lưu Nô (平阳公主刘奴), mẹ Giả quý nhân, hạ giá Phùng Thuận (馮順). Về sau chất nữ là Bình An công chúa Lưu Vương hạ giá lấy con trai lớn của chồng bà là Phùng Do (馮由).
  3. Long Lư công chúa Lưu Nghênh (隆虑公主刘迎), hạ giá Cảnh Tập (耿袭), con trai đại thần Cảnh Thư (耿舒).
  4. Bình Chi công chúa Lưu Thứ (平氏公主刘次).
  5. Thẩm Thủy công chúa Lưu Trí (沁水公主刘致), hạ giá Đặng Can (邓乾), là cháu trai của Đặng Vũ
  6. Bình Cao công chúa Lưu Tiểu Cơ (平皋公主刘小姬), hạ giá Đặng Phiền (邓蕃), cháu trai của Đặng Vũ.
  7. Tuấn Nghi công chúa Lưu Trọng (浚仪公主刘仲), hạ giá Vương Độ (王度).
  8. Vũ An công chúa Lưu Huệ (武安公主刘惠), hạ giá Lai Lăng (来棱), con trai thừa kế của Lai Bao (来褒), con trai của đại thần Lai Hấp (来歙). Sinh hạ con trai tên Lai Lịch (来历), về sau can gián Hán An Đế phế Thái tử nên bị tước chức. Khi Thái tử (Hán Thuận Đế) lên ngôi, phong làm Xa Kị tướng quân. Công chúa qua đời dưới thời Hán Thuận Đế.
  9. Lỗ Dương công chúa Lưu Thần (鲁阳公主刘臣),
  10. Nhạc Bình công chúa Lưu Tiểu Nghênh (乐平公主刘小迎).
  11. Thành An công chúa Lưu Tiểu Dân (成安公主刘小民).

Xem thêm

Tham khảo

  • Lê Đông Phương, Vương Tử Kim, Kể chuyện Tần Hán, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2007
  • Đặng Huy Phúc, Các hoàng đế Trung Hoa, Nhà xuất bản Hà Nội, 2001
  • Nguyễn Khắc Thuần, Các đời đế vương Trung Hoa, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003
  • Thương Thánh, Chính sử Trung Quốc qua các triều đại, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin.
  • Tào Hồng Toại, Thời niên thiếu của các bậc đế vương, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2004
  • Bielenstein, Hans. (1986). "Wang Mang, the Restoration of the Han Dynasty, and Later Han," in The Cambridge History of China: Volume I: the Ch'in and Han Empires, 221 TCN. – A.D. 220, 223–290. Edited by Denis Twitchett and Michael Loewe. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-24327-0.
  • Tư trị thông giám của Tư Mã Quang, các quyển 38-44 (bản gốc tại zh:s:資治通鑑), và bản tiếng Hán hiện đại được Bá Dương biên tập (Đài Bắc, 1982-1989).
  • Hậu Hán thư của Phạm Diệp, quyển 1 thượnghạ (Thế Tổ Quang Vũ Đế kỷ).

Chú thích

  1. ^ a b Đặng Huy Phúc, sách đã dẫn, tr 95
  2. ^ a b Vua Minh Đế nhà Hán và Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Ấn Thuận Đại sư, Diệu Vân tập, hạ biên chi cửu: Phật giáo sử địa khảo luận, tr. 343-356, Thích Phước Năng dịch
  3. ^ Nay nằm ở phía đông nam Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc
  4. ^ Đây vốn là niên hiệu của Hán Quang Vũ, đến đây, Hán Minh Đế tiếp tục sử dụng thêm 10 tháng (từ tháng 2 đến tháng 12 năm 57)
  5. ^ Hậu Hán thư, quyển 76