Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tứ kỵ sĩ Khải Huyền”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
[[Hình:Apocalypse vasnetsov.jpg|thumb|right|300px|''Four Horsemen of the Apocalypse'' – Tứ Kỵ Sĩ Khải Huyền (Chiên Con có thể nhìn thấy phía trên)]]
[[Hình:Apocalypse vasnetsov.jpg|thumb|right|300px|''Four Horsemen of the Apocalypse'' – Tứ Kỵ Sĩ Khải Huyền (Chiên Con có thể nhìn thấy phía trên)]]
'''Tứ Kỵ Sĩ Khải Huyền''' ([[tiếng Anh]]: Four Horsemen of the Apocalypse) được miêu tả trong cuốn sách cuối cùng của [[Tân Ước|Kinh Tân Ước]], gọi là sách [[Khải Huyền]] của [[Giê-su|Jesus]] để lại cho thánh [[Thánh sử Gioan|John Evangelist]] ở Chương [[s:Bible (King James)/Revelation#Chapter 6|6:1-8]].<ref>{{Chú thích web|url=https://en.wikisource.org/wiki/Bible_(King_James)/Revelation#Chapter_6|ngày truy cập=30 tháng 12 năm 2017|tiêu đề=Bible (King James)/Revelation.}}</ref> Chương này nhắc đến một quyển sách trong tay phải của Chúa được niêm phong bởi 7 dấu ấn. Con Chiên khai mở 4 trong số 7 phong ấn, triệu hồi bốn sinh linh cưỡi trên 4 con ngựa màu [[trắng]], [[đỏ]], [[đen]] và xanh xám. Mặc dù có nhiều dị bản khác nhau, nhưng 4 kị sĩ thường được miêu tả như là biểu tượng của Xâm lược (Conquest), Chiến tranh (War), Nạn đói (Famine) và Chết chóc (Death). Cái nhìn của Khải Huyền Cơ Đốc giáo tin rằng 4 người kị sĩ này sẽ mang đến sự khải huyền thiêng liêng cho thế giới hay còn gọi là sứ giả của sự phán quyết cuối cùng.<ref>{{Chú thích web|url=https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/nhung-con-ngua-lung-lay-trong-than-thoai-2945037.html|ngày truy cập=8 tháng 1 năm 2018|tiêu đề=Những con ngựa lừng lẫy trong thần thoại.}}</ref><ref name="publicdomainreview.org" >{{Chú thích web|url=https://publicdomainreview.org/collections/the-four-horsemen-of-the-apocalypse/|ngày truy cập=21 tháng 12 năm 2017|tiêu đề=Bốn Con ngựa của Apocalypse.}}</ref>
'''Tứ Kỵ Sĩ Khải Huyền''' ([[tiếng Anh]]: Four Horsemen of the Apocalypse) được miêu tả trong cuốn sách cuối cùng của [[Tân Ước|Kinh Tân Ước]], gọi là sách [[Khải Huyền]] của [[Giê-su|Jesus]] để lại cho thánh [[Thánh sử Gioan|John Evangelist]] ở Chương [[s:Bible (King James)/Revelation#Chapter 6|6:1-8]].<ref>{{Chú thích web|url=https://en.wikisource.org/wiki/Bible_(King_James)/Revelation#Chapter_6|ngày truy cập=30 tháng 12 năm 2017|tiêu đề=Bible (King James)/Revelation.}}</ref> Chương này nhắc đến một quyển sách trong tay phải của Chúa được niêm phong bởi 7 dấu ấn. Con Chiên khai mở 4 trong số 7 phong ấn, triệu hồi bốn sinh linh cưỡi trên 4 con ngựa màu [[trắng]], [[đỏ]], [[đen]] và xanh xám. Mặc dù có nhiều dị bản khác nhau, nhưng 4 kị sĩ thường được miêu tả như là biểu tượng của Xâm lược (Conquest), Chiến tranh (War), Nạn đói (Famine) và Chết chóc (Death). Cái nhìn của Khải Huyền Cơ Đốc giáo tin rằng 4 người kị sĩ này sẽ mang đến sự khải huyền thiêng liêng cho cả thế giới như là sứ giả của sự phán quyết cuối cùng.<ref>{{Chú thích web|url=https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/nhung-con-ngua-lung-lay-trong-than-thoai-2945037.html|ngày truy cập=8 tháng 1 năm 2018|tiêu đề=Những con ngựa lừng lẫy trong thần thoại.}}</ref><ref name="publicdomainreview.org" >{{Chú thích web|url=https://publicdomainreview.org/collections/the-four-horsemen-of-the-apocalypse/|ngày truy cập=21 tháng 12 năm 2017|tiêu đề=Bốn Con ngựa của Apocalypse.}}</ref>





Phiên bản lúc 00:50, ngày 14 tháng 8 năm 2018

Four Horsemen of the Apocalypse – Tứ Kỵ Sĩ Khải Huyền (Chiên Con có thể nhìn thấy phía trên)

Tứ Kỵ Sĩ Khải Huyền (tiếng Anh: Four Horsemen of the Apocalypse) được miêu tả trong cuốn sách cuối cùng của Kinh Tân Ước, gọi là sách Khải Huyền của Jesus để lại cho thánh John Evangelist ở Chương 6:1-8.[1] Chương này nhắc đến một quyển sách trong tay phải của Chúa được niêm phong bởi 7 dấu ấn. Con Chiên khai mở 4 trong số 7 phong ấn, triệu hồi bốn sinh linh cưỡi trên 4 con ngựa màu trắng, đỏ, đen và xanh xám. Mặc dù có nhiều dị bản khác nhau, nhưng 4 kị sĩ thường được miêu tả như là biểu tượng của Xâm lược (Conquest), Chiến tranh (War), Nạn đói (Famine) và Chết chóc (Death). Cái nhìn của Khải Huyền Cơ Đốc giáo tin rằng 4 người kị sĩ này sẽ mang đến sự khải huyền thiêng liêng cho cả thế giới như là sứ giả của sự phán quyết cuối cùng.[2][3]


Nội dung

Kinh Thánh Chương 6: Con Chiên mở ấn.[3]

6:1 “Bấy giờ tôi thấy Chiên Con mở một trong bảy ấn, và tôi nghe một trong bốn Con Vật cất tiếng vang như sấm hô, ‘Hãy đến!’.”

6:2 “Kìa, tôi thấy một con ngựa trắng, và người cỡi ngựa mang cung. Người ấy được tặng một mão triều thiên và đi ra như người thắng trận, để chiến thắng.

6:3 “Khi Chiên Con mở ấn thứ hai, tôi nghe Con Vật thứ hai hô, ‘Hãy đến!’.”

6:4 “Bấy giờ có một con ngựa khác, một con ngựa tía đi ra. Người cưỡi ngựa được ban cho quyền cất hòa bình khỏi đất, hầu cho người ta giết hại lẫn nhau, và người ấy được ban cho một thanh gươm lớn.”

6:5 “Khi Chiên Con mở ấn thứ ba, tôi nghe Con Vật thứ ba hô, ‘Hãy đến!’ Kìa, tôi thấy một con ngựa ô, và người cưỡi ngựa có một cái cân trong tay.”

6:6 “Tôi lại nghe như có tiếng nói từ giữa bốn Sinh Vật vang lên: "Một cân lúa mì, một quan tiền! Ba cân lúa mạch, một quan tiền! Còn dầu và rượu, thì chớ đụng đến! "

6:7 “Khi Chiên Con mở ấn thứ tư, tôi nghe tiếng của Con Vật thứ tư hô, ‘Hãy đến!’.”

6:8 “Kìa, tôi thấy một con ngựa xám, và người cưỡi ngựa có tên là Tử Thần, cũng có Âm Phủ đi theo sau. Chúng được ban cho quyền hành trên một phần tư trái đất, để giết hại người ta bằng gươm đao, nạn đói, ôn dịch, và thú dữ sống trên đất”.

Phân tích

Con ngựa trắng

Sự xuất hiện khởi đầu như sau: “Kìa! Tôi thấy một con ngựa trắng, người cưỡi nó có một cây cung. Người kỵ sĩ trắng được ban một cái vương miện rồi đi chinh phục và hoàn thành cuộc chinh phục của mình”.—Khải Huyền 6:2.[4]

Nhiều thuyết khác nhau miêu tả người cưỡi ngựa này tượng trưng cho như là xâm lược.[5] Theo một cách giải thích khác, con ngựa đầu tiên được gọi là Bệnh dịch (Pestilence). Tuy nhiên, nguồn gốc của lời giải thích này không rõ ràng. Một giả thuyết nữa cho rằng con ngựa trắng là Antichrist hoặc tượng trưng cho các tiên tri giả.[6] Một số học giả cũng hay giải thích con ngựa bạch này chính là Chúa Kitô.[7]

Con ngựa đỏ

“Sự hiện thấy thứ hai xuất hiện: Một con ngựa khác chạy ra, màu đỏ như lửa; người cưỡi nó được quyền lấy đi sự hòa bình khỏi trái đất, hầu cho người ta tàn sát lẫn nhau; và người cưỡi ngựa được ban cho một thanh gươm lớn”.—Khải Huyền 6:4.[8]

Người cưỡi ngựa này tượng trưng cho chiến tranh và có thể lấy đi hòa bình trên cả thế giới.

Con ngựa đen

Sự kiện thứ ba đã mở ra:“Kìa! Tôi thấy một con ngựa đen, trên tay người cưỡi nó có cái cân đĩa. Tôi nghe có tiếng như tiếng ở giữa bốn sinh vật ấy nói: ‘Một cân lúa mì bán một đơ-na-ri-on; ba cân lúa mạch bán một đơ-na-ri-on; còn dầu ô-liurượu thì đừng hoang phí’”.—Khải Huyền 6:5, 6:6.

Người cưỡi ngựa này tượng trưng cho sự đói kém và suy tàn. Chúng ta cũng thấy hình ảnh vật giá đắt đỏ đến độ một cân (1,08 lít) lúa mì bán một đơ-na-ri-on, tương đương một ngày lương vào thế kỷ thứ nhất (Ma-thi-ơ 20:2). Cũng với mức giá như vậy, người ta mua được ba cân (3,24 lít) lúa mạch, loại lúa được xem có giá trị thấp hơn lúa mì. Với tình hình đó, không thể nuôi sống được một gia đình đông người. Người ta được cảnh báo phải biết tiết kiệm lương thực hàng ngày, được tượng trưng bởi những thứ cơ bản trong văn hóa thời đó là dầu ô-liu và rượu.

Con ngựa sắc tái xanh

Sự xuất hiện thứ tư cũng đã đến:“Kìa! Tôi thấy một con ngựa sắc tái xanh, người cưỡi nó có tên là Thần Chết. Theo sát sau người là Âm phủ. Cả hai được ban quyền trên một phần tư trái đất, đến để gây chết chóc bằng một thanh gươm dài, bằng đói kém, bằng dịch bệnh chết người và thú dữ trên đất”.—Khải Huyền 6:8.[9]

Người cưỡi ngựa thứ tư tượng trưng cho cái chết có thể đến trong nhiều nguyên nhân khác nhau. Chiến tranh, đói kém hoặc dịch bệnh đều dẫn đến kết cuộc là cái chết. Âm phủ không ngừng lấy "sự sống" các nạn nhân đi, không chút thương tiếc.

Bản dịch Việt ngữ

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “Bible (King James)/Revelation”. Truy cập 30 tháng 12 năm 2017.
  2. ^ “Những con ngựa lừng lẫy trong thần thoại”. Truy cập 8 tháng 1 năm 2018.
  3. ^ a b “Bốn Con ngựa của Apocalypse”. Truy cập 21 tháng 12 năm 2017.
  4. ^ “Khải Huyền 6 ..(1934 Vietnamese Bible )”. Truy cập 30 tháng 12 năm 2017.
  5. ^ “Những người cưỡi ngựa trong sách Khải Huyền”. Truy cập 20 tháng 6 năm 2018.
  6. ^ “Bốn kỵ binh của Sự Mặc Khải là ai?”. Truy cập 8 tháng 1 năm 2018.
  7. ^ “Sách Khải Thị--Bài 4 a”. Truy cập 20 tháng 6 năm 2018.
  8. ^ “Khải huyền 6 Bản dịch Thế Giới Mới (nwt).”. Truy cập 8 tháng 1 năm 2018.
  9. ^ “So sánh bản dịch (Tối đa 6 bản dịch)”. Truy cập 20 tháng 6 năm 2018.

Liên kết ngoài

  • Kinh Thánh Tin Lành (1926), United Bible Society
  • Herry, M. "Zondevan NIV Matthew Herry Commentary" (1992), Zondevan Publishing House
  • Halley, Henry H., "Thánh Kinh Lược Khảo" (1971), Nhà Xuất Bản Tin Lành, Sài Gòn
  • Bạch Ca, Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền» (2): Phép tắc thế gian