Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Muối (hóa học)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi 41993207 của 14.169.129.115 (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 94: Dòng 94:


==Mùi vị==
==Mùi vị==
Muối có rất nhiều mùi vị
Muối có rất nhiều mùi vị : ('-')
#Vị mặn: NaCl
#Vị mặn: NaCl
#Vị ngọt: Pb(CH<sub>3</sub>CO)<sub>2</sub>
#Vị ngọt: Pb(CH<sub>3</sub>CO)<sub>2</sub>

Phiên bản lúc 01:35, ngày 1 tháng 9 năm 2018

Muối CaCO3 hay còn được gọi là đá vôi
Muối kali dicromat với màu đỏ cam đặc trưng của anion dicromat.

Trong hóa học, muối là một khái niệm chung dùng để chỉ một hợp chất được tạo bởi phản ứng trung hòa của axít. Có hai loại muối khác nhau: Muối trung hoà và muối axit. Muối có công thức hoá học gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại (Na,Cu,Al,...) hoặc gốc amoni NH4+ kết hợp với một hay nhiều gốc axit (Cl-,SO42-,PO43-,...). Tuy vậy đó chỉ là với muối trung hoà, đối với muối axit trong hợp chất ngoài việc có cấu tạo trên, nó còn có một hoặc nhiều nguyên tử hidro.

Khi các muối hòa tan trong nước, chúng được gọi là chất điện phân, và có khả năng dẫn điện, một đặc điểm giống với các muối nóng chảy. Hỗn hợp của nhiều ion khác nhau ở dạng hòa tan trong tế bào chất của tế bào, trong máu, nước tiểu, nhựa câynước khoáng — thường không tạo nên muối sau khi nước bốc hơi hết. Tuy nhiên, hàm lượng muối trong chúng được tính theo lượng ion có mặt trong đó.

Tính chất

Muối tác dụng với chỉ thị màu

  • Đổi màu thành xanh
Khi một kim loại mạnh kết hợp với một gốc axit yếu thì dung dịch muối đó sẽ chuyển màu quỳ tím thành xanh
VD: Na2CO3, KBr, K2CO3 ...
  • Đổi màu thành đỏ
Khi một kim loại yếu kết hợp với một gốc axit mạnh thì dung dịch muối đó sẽ chuyển màu quỳ tím thành đỏ
VD: MgSO4,...
  • Không đổi màu
Khi một kim loại mạnh kết hợp với một gốc axit mạnh thì dung dịch muối đó sẽ không đổi màu quỳ tím
VD: KNO3, NaCl,...

Muối tác dụng với các loại hợp chất

  • Muối tác dụng với dung dịch axit: Muối khi tác dụng với axit sẽ cho ra muối mới và axit mới
Điều kiện:

1. Thỏa mãn một trong 2 điều kiện phản ứng:

- Axit mới yếu hơn hoặc dễ bay hơi hơn axit ban đầu.
- Muối mới kết tủa hoặc axit mới yếu hơn hoặc dễ bay hơi hơn axit ban đầu.

2. Axit (mới) phải yếu hơn axit cũ dù muối mới kết tủa.

3. Axit (mới) có thể mạnh hơn Axit cũ nếu muối (mới) là: CuS, HgS, Ag2S, PbS.

VD: BaCl2 + H2SO4 -> BaSO4 ↓ + 2HCl
CaCO3 + 2HCl -> CaCl2 + CO2 + H2O [H2CO3 -> CO2 + H2O (tham khảo ở bài axit)]
  • Muối tác dụng với dung dịch bazơ: Muối khi tác dụng với bazơ sẽ cho ra muối mới và bazơ mới
Điều kiện: Cả bazơ và muối tham gia phải tan. Sản phẩm phải có kết tủa hoặc khí bay lên
VD: Ca(OH)2 + Na2CO3 -> CaCO3 ↓ + 2NaOH
  • Muối tác dụng với kim loại: Kim loại riêng lẻ sẽ đẩy kim loại trong muối ra ngoài
Điều kiện: Kim loại riêng lẻ phải đứng trước kim loại trong muối trong dãy điện hoá
VD: Mg + CuSO4 -> MgSO4 + Cu ↓
  • Muối tác dụng với muối: Muối khi tác dụng với muối sẽ cho ra 2 muối mới
Điều kiện: Cả hai muối tham gia phải tan. Ít nhất một trong 2 muối mới phải kết tủa
VD: BaCl2 + Na2SO4 -> BaSO4 ↓ + 2NaCl

Nhiệt phân muối

  1. Muối cacbonat và hiđrocacbonat
a) Muối hiđrocacbonat
2R(HCO3)n R2(CO3)n + nCO2 + nH2O
VD: 2KHCO3 K2CO3 +CO2 + H2O
b) Muối cacbonat
R2(CO3)n R2On + nCO2 ↑ ( R khác kim loại kiềm)
VD: BaCO3 BaO + CO2
MgCO3 MgO + CO2
Na2CO3 không xảy ra vì Na là kim loại kiềm
2. Muối nitrat
Trường hợp 1: Muối nitrat của các kim loại từ K → Ca trong dãy HĐHH
M(NO3)n M(NO2)n + n/2O2
VD: 2NaNO3 2NaNO2 + O2
Trường hợp 2: Muối nitrat của các kim loại từ Mg → Cu trong dãy HĐHH
M(NO3)n M2On + 2nNO2↑ + n/2O2
VD: Al(NO3)3 Al2O3 + 6NO2 ↑ + 3/2O2
Trường hợp 3: Muối nitrat của các kim loại từ Cu trở về sau trong dãy HĐHH
M(NO3)n M + nNO2↑ + n/2O2
VD: 2AgNO3 2Ag + 2NO2 ↑ + O2
Hg(NO3)2 Hg + 2NO2↑ +O2
Chú ý:
• Ba(NO3)2 thuộc trường hợp 2
Ba(NO3)2 BaO + 2NO2 ↑+ 1/2O2
• Nhiệt phân muối Fe(NO3)2 tạo ra Fe2O3
4Fe(NO3)2 2Fe2O3 + 8NO2↑ + O2
3. Muối sunfua
Nung muối sunfua có mặt O2 sinh ra oxit kim loại có hóa trị cao, và đồng thời giải phóng khí SO2
VD: CuS + 3O2 2CuO + 2SO2
Al2S3 + O2 Al2O3 + SO2
Chú ý: Nung muối Ag2S và HgS không tạo ra oxit kim loại hóa trị cao mà tạo ra tạo ra kim loại và giải phóng khí SO2
Ag2S + O2 2Ag + SO2
HgS + O2 Hg + SO2

Tính tan của muối

Xem bài Bảng tính tan

Mùi vị

Muối có rất nhiều mùi vị : ('-')

  1. Vị mặn: NaCl
  2. Vị ngọt: Pb(CH3CO)2
  3. Vị chua: KC4H5O6
  4. Vị đắng: MgSO4
  5. Vị bùi: C5H8NNaO4

Màu sắc

Dung dịch đồng (II) sunfat có màu xanh lam

Màu sắc của muối phụ thuộc vào các cation và anion cụ thể

  • Cu2+: màu xanh lam
  • Fe3+: màu vàng nâu
  • Ag+
  • -Cl-: màu trắng
  • -PO43-: màu vàng

Tham khảo