Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Tự Thành”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: clean up using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 47: Dòng 47:


== Cuộc đời ==
== Cuộc đời ==
Lý Tự Thành sinh ngày [[22 tháng 9]] năm [[1606]] tại huyện [[Mễ Chi]], tỉnh [[Thiểm Tây]]. Năm [[1627]], [[Minh Tư Tông|Sùng Trinh]] lên ngôi [[hoàng đế]], triều [[nhà Minh|Minh]] mục nát, ông đang gắng sức gây dựng phục hưng cơ nghiệp thì chiến sự lại liên miên.
Lý Tự Thành sinh ngày [[22 tháng 9]] năm [[1606]] tại huyện [[Mễ Chi]], tỉnh [[Thiểm Tây]]. Lý Tự Thành từ nhỏ đã đi thuê chăn cừu cho một gia đình họ Ngãi, năm 21 tuổi do đánh chết người nên phải bỏ trốn sang Ngân Xuyên. Năm [[1627]], [[Minh Tư Tông|Sùng Trinh]] lên ngôi [[hoàng đế]], triều [[nhà Minh|Minh]] mục nát, ông đang gắng sức gây dựng phục hưng cơ nghiệp thì chiến sự lại liên miên.


Bấy giờ, cả nước đang nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân mang tính tự phát. Năm 1630, Trương Hiến Trung khởi nghĩa tại Mễ Chỉ -Thiểm Tây, tự xưng là "Bát Đại Vương". Lý Tự Thành cũng giết chết quan tham rồi làm phản, sau đó đến làm "Sấm Tướng" trong đạo nghĩa quân do người cậu là Cao Nghênh Tường lãnh đạo.
Năm [[1637]], Lý Tự Thành dựng cờ khởi nghĩa ở [[Thiểm Tây]], tự xưng là '''Phụng thiên xướng nghĩa đại nguyên soái'''. Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất dưới thời Sùng Trinh với quân số lên đến vài chục vạn người, chủ yếu là giặc cướp tại các quận huyện.


Năm 1635, triều đình cử hai đạo quân đến vây đánh nghĩa quân thất trận tan tác. Sau lần bị thất bại này, Lý Tự Thành và nhiều lãnh tụ nông dân khác đã ý thức được rằng: chỉ có liên hợp tác chiến thì mới có sức mạnh, nên năm đó 13 đạo nghĩa quân đã tụ tập ở Dinh Dương tỉnh Hà Nam để phối hợp tác chiến.
Quân Lý Tự Thành bị dân chúng oán hận kêu là "Sấm Tặc", vì hay cướp của dân, đàn áp học sĩ [[Nho giáo]] và hiếp dâm thôn nữ cộng thêm những tội trạng khác{{fact|date=7-2014}}.


Năm 1636, Cao Nghênh Tường khinh địch chủ quan không may bị bắt rồi bị sát hại. Lý Tự Thành với danh hiệu "Sấm Vương" tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân tác chiến và trở thành một lãnh tụ nông dân kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc.
Vài năm đầu, [[nhà Minh]] với [[quân đội]] thiện chiến và tướng lĩnh tài giỏi, đã đánh bại, bao vây và suýt giết được Lý Tự Thành, nhưng đang giữa chừng cuộc chiến thì [[Nỗ Nhĩ Cáp Xích]] và quân Hậu Kim lại tấn công [[Liêu Ninh]] và [[Liêu Đông]]. Vì lẽ này mà nhà Minh lại phải chi phối quân đội, khiến cho Lý Tự Thành ngày càng lộng hành.


Nghĩa quân Lý Tự Thành anh dũng thiện chiến, mỗi khi đến đâu đều phá quan phủ, mở kho lương chia cho nông dân. Song nghĩa quân của Lý Tự Thành cũng trải qua nhiều chặng đường gian nan khúc khuỷu. Năm 1637, nghĩa quân bị lọt vào ổ mai phục, đội ngũ bị đánh tan, Lý Tự Thành cùng mười mấy người khác buộc phải lẩn trốn trong vùng rừng núi Thương Lạc.
Quân của Lý Tự Thành đi đến đâu, quân nhà Minh thua trận đến đó. Cuối cùng, [[tháng tư|tháng 4]] năm [[1644]], Lý Tự Thành chiếm được [[Bắc Kinh]], bức tử Sùng Trinh ở núi [[Môi Sơn]] rồi lên ngôi hoàng đế, tự xưng là Đại Thuận hoàng đế. Tại đây, Lý Tự Thành đã cướp vợ của [[Ngô Tam Quế]] là [[Trần Viên Viên]] và bắt cha Ngô Tam Quế rồi dụ ông về hàng. Ngô Tam Quế là người đang trấn giữ ở [[Sơn Hải Quan]] chống nhà Thanh. Được tin Lý Tự Thành cướp vợ yêu, Ngô Tam Quế mặc cho Lý Tự Thành giết cha, mở cửa Sơn Hải Quan cho quân Thanh tràn vào. Nhà Thanh phong Ngô Tam Quế là Bình Tây vương, đưa quân về Bắc Kinh đánh bại Lý Tự Thành. Lý Tự Thành chạy về núi [[Cửu Cung]]. [[Thuận Trị]] lên ngôi năm [[1644]], tiếp nối nhà Minh.

Năm 1639, Lý Tự Thành dẫn quân xuống núi, nhưng lại bị vây khốn trong núi Ngư Phục - Ba Tây, ông dẫn 50 kỵ binh phá vây chạy về Hà Nam. Bấy giờ tỉnh Hà Nam đang bị đại hạn, hàng vạn nông dân kéo theo quân khởi nghĩa, khiến số quân tăng đến khoảng 600 nghìn người.

Năm 1641, Lý Tự Thành nêu ra cương lĩnh cách mạng, đem ruộng đất chia cho nông dân, thủ tiêu các loại tô tức, khiến nông dân vùng thoát khỏi chế độ áp bức phong kiến. Lý Tự Thành tự xưng là “Phụng Thiên Xướng Nghĩa Đại nguyên soái”. Cuộc khởi nghĩa và cuộc đời của Lý Tự Thành gắn liền với huyền thoại về một cuộc tranh giành giang sơn của [[Minh Tư Tông|Sùng Trinh]] Hoàng đế và tranh giành đại mỹ nhân [[Trần Viên Viên]] với [[Ngô Tam Quế]] vào thời Minh mạt, Thanh sơ.

Có chuyện kể lại rằng, do việc Sùng Trinh Hoàng đến ban tặng kỹ nữ Trần Viên Viên vốn là người tình cũ của Lý Tự Thành cho Tổng binh Ngô Tam Quế làm ái thiếp để trấn an, khi Ngô Tam Quế cầm 10 vạn quân trấn giữ Sơn Hải Quan.

Vào lúc này, triều đình [[nhà Minh]] lo sợ nhất là người Mãn Thanh phía Bắc, một khi [[Hoàng Thái Cực]] và [[Đa Nhĩ Cổn]] vượt qua [[Vạn Lý Trường Thành]], sẽ là thảm họa của nhà Minh. [[Sơn Hải quan|Sơn Hải Quan]] là cửa yếu hầu duy nhất của Vạn Lý Trường Thành tiếp giáp biển, nếu Ngô Tam Quế quyết tâm chống giữ thành trì, còn lâu người Mãn Thanh mới xâm nhập Trung Nguyên.

Sự nhu nhược, bại hoại của Hoàng đế Sùng Trinh, cùng bộ máy triều đình do các thái giám, hoạn quan nắm quyền chi phối trong ngoài cung đã khiến nội bộ triều Minh bị lũng đoạn, sụp đổ từ bên trong. Thêm sức mạnh của đội quân dũng mãnh Lý Tự Thành đã nhanh chóng đe dọa cả triều đại Minh có nguy cơ sụp đổ tan tành.

Năm 1643, Lý Tự Thành lên làm "Tân Thuận Vương", chính thức thành lập bộ máy chính quyền mới tại Tương Dương và đổi tên gọi là Tương Kinh. Tháng 10-1643, nghĩa quân Lý Tự Thành đánh chiếm được khu vực Thiểm Tây – Cam Ninh ở miền Tây Bắc rộng lớn, hiểm trở xây dựng thành căn cứ kháng chiến lâu dài.

Mùa xuân năm 1644, trung tâm chính quyền mới được dời đến Tây An, “Sấm Vương” được đổi thành “Đại Thuận Vương” và đặt niên hiệu là “Vĩnh Xương”. Lý Tự Thành cho ban bố lịch thư mới, cho đúc tiền “Vĩnh Xương”, tuyển lựa quan viên tiếp quản chính quyền địa phương... Bấy giờ, nghĩa quân đã lên tới triệu người, Lý Tự Thành bắt đầu phát động cuộc tổng tấn công đối với Vương triều nhà Minh.

Thế mạnh như chẻ tre, không bao lâu nghĩa quân lần lượt đánh chiếm được Thái Nguyên, Đại Đồng, Cư Dung Quan và Xương Bình. Ngày 17-3-1644, tiến tới bao vây thành Bắc Kinh, hang ổ cuối cùng của tập đoàn thống trị triều nhà Minh.

Ngày 19-3-1644, quân Lý Tự Thành tiến vào Bắc Kinh, các quan viên triều đình đều mạnh ai nấy bỏ trốn. Sùng Trinh Hoàng đế treo cổ tự tử dưới gốc cây trên núi Cảnh Sơn, Vương triều nhà Minh thống trị Trung Quốc trong 276 năm trời, cuối cùng đã bị cuộc cách mạng nông dân vĩ đại do Lý Tự Thành lãnh đạo lật đổ.

Đoàn quân nông dân tiến vào thành Bắc Kinh, tha hồ cướp bóc đập phá tan tành Hoàng cung. Lúc này trong nội bộ nghĩa quân đã xảy ra nhiều mâu thuẫn, có khá nhiều tướng lĩnh phạm kỷ luật nghiêm trọng, họ tỏ ra kiêu ngạo và nảy sinh tư tưởng khinh địch, coi thường sự đánh trả của những người ủng hộ triều Minh.

Từ Sơn Hải Quan, [[Ngô Tam Quế]] nhận lệnh cứu viện Bắc Kinh đúng 10 ngày mới xuất binh hồi kinh. Sự dùng dằng, chậm trễ này khiến cho nhiều nhà sử học hoài nghi về Ngô Tam Quế. Nhưng sự thật, có thể hiểu trong phạm vi hơn 200 dặm cách thành Bắc Kinh, Ngô Tam Quế không mấy khó khăn tiêu diệt quân phản loạn Lý Tự Thành với đội binh thiện chiến, giàu kinh nghiệm chiến đấu của mình. Nhưng nỗi lo lắng, Sơn Hải Quan sẽ thất thủ làm cơ hội cho người Mãn Thanh vượt qua tiến vào Trung Nguyên một khi Ngô Tam Quế rút bớt quân, quay về Bắc Kinh cứu giá. Có lẽ đây mới là điều giải thích thỏa đáng nhất.

Ngô Tam Quế kéo quân về Bắc Kinh cứu viện đến nửa đường thì nhận tin cấp báo: thành Bắc Kinh đã bị loạn quân Lý Tự Thành chiếm, Sùng Trinh Hoàng đế chạy đến núi Môi Sơn bị bức tử thắt cổ tự tử. Quan trọng hơn cả là ái thiếp [[Trần Viên Viên]] đã bị Lưu Tông Mẫn, một viên Tướng của Lý Tự Thành bắt giữ.

Tháng 5/1644, Tướng canh giữ Sơn Hải Quan Ngô Tam Quế đã bắt tay thỏa hiệp với [[Đa Nhĩ Cổn]] mở cổng Sơn Hải Quan dẫn quân Mãn Thanh vào tiến đánh chiếm lĩnh thành Bắc Kinh. Người Mãn Thanh không bỏ qua cơ hội ngàn năm một thuở này, liền xua binh tràn vào Trung Nguyên để từ đó cơ đồ Đại Thanh được dựng nên tại Trung Quốc.

Lý Tự Thành chống cự yếu ớt dần và cho tàn quân cướp toàn bộ vàng bạc châu báu, đốt thành trì và rút khỏi Bắc Kinh chạy về hướng Tây. Tàn quân của Lý Tự Thành bị Ngô Tam Quế và quân Thanh truy đuổi ráo riết, tiếp tục kháng cự yếu dần tại các khu vực Hà Nam, Sơn Tây và Thiểm Tây. Đến khoảng tháng 4-1645, trong lúc Lý Tự Thành đang quan sát địa hình trên núi Cửu Cung, huyện Thông Sơn, tỉnh Hồ Bắc thì bị nhóm vũ trang tập kích giết chết vào năm ông 39 tuổi.


== Cái chết của Lý Tự Thành ==
== Cái chết của Lý Tự Thành ==
Sách sử Trung Quốc viết rằng Lý Tự Thành bị giết năm [[1645]] bị đồng đảng phản bội, hay bị chính quyền Nam Minh bắt giết, hay thậm chí bị nông dân giết chết khi ăn cắp lương thực của họ. Nhưng giả thuyết khác ông trốn lên [[chùa]] đi [[tu hành|tu]], đến đời [[Khang Hy]] mới [[chết|qua đời]].
Sách sử Trung Quốc cận đại cho rằng Lý Tự Thành chết vào năm Thuận Trị thứ ba (1645). Minh sử viết: ''"Lý Tự Thành bị bọn dân quê vây, không thoát được nên thắt cổ tự tử"''. Sách Minh Quý bắc lược lại đưa ra một cách giải khác: ''"Lý Tự Thành bị bệnh, chết trong núi La Công".''

[[Thuận Trị]] Hoàng đế của nhà Thanh rất bất an về Lý Tự Thành nếu ''“diệt cỏ không diệt tận gốc”'' sẽ di họa về sau. Nhà Vua sai các tướng lĩnh truy kích Lý Tự Thành phải tìm cho ra những bằng chứng về cái chết của nhân vật thủ lĩnh phong trào nông dân này.

Tướng Hà Đằng Giao gởi bản tấu về Bắc Kinh có đoạn: ''"Không có chứng cứ gì về cái chết của Sấm, thủ cấp của Sấm cũng không thấy".'' Tướng A Tế Cách (Mãn Châu) cũng có bản tấu về, có đoạn: ''"Có tên hàng binh ra trình rằng Lý Tự Thành chạy vào núi Cửu Cung, bị dân quê vây, tự thắt cổ mà chết"''. Nói chung, chẳng có ai có được bằng chứng đích xác khẳng định Lý Tự Thành đã chết hay còn sống và nếu chết, thì chết như thế nào. Tất cả đều chỉ là tin đồn, lời khai lan man.

Còn có hai tư liệu lịch sử khác lại cho rằng Lý Tự Thành vẫn còn sống. Sách Phong Châu kí viết: ''"Lý Tự Thành chạy trốn đến Giáp Sơn, xuất gia đi tu, bảy mươi tuổi mới chết ở tư thế ngồi...''". Tác giả Giang Dục Chí lại viết Lý Tự Thành mộ chí, có đoạn: ''"Lý Tự Thành quả thực chạy về Phong Châu... cưỡi ngựa mà đi, đến Giáp Sơn đi tu, chết mộ vẫn còn".'' Theo Giang Dục Chí, tháp xây trên mộ Lý Tự Thành có hàng chữ ''"Phụng Thiên Ngọc hoà thượng"''. Giang Dục Chí cũng khẳng định rằng Lý Tự Thành đi tu năm Thuận Trị thứ nhất và là người quan niệm: ''“Thắng làm Vua, bại làm sư là cách sống của người Trung Quốc”.''


== Nhận xét ==
== Nhận xét ==

Phiên bản lúc 03:24, ngày 4 tháng 9 năm 2018

Đại Thuận Cao Tổ
大順高祖
Hoàng đế Trung Hoa
Lý Tự Thành
Hoàng đế nhà Đại Thuận
Tại vị16441645
Đăng quang1644
Đồng trị vì(1644-1645)Thuận Trị
Tiền nhiệm Sáng lập triều đại
Kế nhiệmLý Tự Kinh (giai đoạn hậu kỳ của Đại Thuận)
Thông tin chung
Sinh22 tháng 9 năm 1606
huyện Mễ Chi, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Mất1645
Miếu hiệu
Cao Tổ (高祖)

Lý Tự Thành (李自成) (1606-1645) nguyên danh là Hồng Cơ (鴻基), là nhân vật nổi tiếng thời "Minh mạt Thanh sơ" trong lịch sử Trung Quốc, ông đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lật đổ nhà Minh sau 276 năm thống trị vào năm 1644, chiếm được kinh thành, lên ngôi hoàng đế, tự xưng là Đại Thuận hoàng đế lập ra nhà Đại Thuận.

Nhưng sau đó, quân Mãn Châu, với sự thông đồng của "đại Hán gian" Ngô Tam Quế, tràn vào Trung Quốc lập nên Nhà Thanh năm 1644, đã lật đổ và tiêu diệt toàn bộ lực lượng của Lý Tự Thành. Sau khi mất, ông được truy Miếu hiệuCao Tổ.

Cuộc đời

Lý Tự Thành sinh ngày 22 tháng 9 năm 1606 tại huyện Mễ Chi, tỉnh Thiểm Tây. Lý Tự Thành từ nhỏ đã đi thuê chăn cừu cho một gia đình họ Ngãi, năm 21 tuổi do đánh chết người nên phải bỏ trốn sang Ngân Xuyên. Năm 1627, Sùng Trinh lên ngôi hoàng đế, triều Minh mục nát, ông đang gắng sức gây dựng phục hưng cơ nghiệp thì chiến sự lại liên miên.

Bấy giờ, cả nước đang nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân mang tính tự phát. Năm 1630, Trương Hiến Trung khởi nghĩa tại Mễ Chỉ -Thiểm Tây, tự xưng là "Bát Đại Vương". Lý Tự Thành cũng giết chết quan tham rồi làm phản, sau đó đến làm "Sấm Tướng" trong đạo nghĩa quân do người cậu là Cao Nghênh Tường lãnh đạo.

Năm 1635, triều đình cử hai đạo quân đến vây đánh nghĩa quân thất trận tan tác. Sau lần bị thất bại này, Lý Tự Thành và nhiều lãnh tụ nông dân khác đã ý thức được rằng: chỉ có liên hợp tác chiến thì mới có sức mạnh, nên năm đó 13 đạo nghĩa quân đã tụ tập ở Dinh Dương tỉnh Hà Nam để phối hợp tác chiến.

Năm 1636, Cao Nghênh Tường khinh địch chủ quan không may bị bắt rồi bị sát hại. Lý Tự Thành với danh hiệu "Sấm Vương" tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân tác chiến và trở thành một lãnh tụ nông dân kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc.

Nghĩa quân Lý Tự Thành anh dũng thiện chiến, mỗi khi đến đâu đều phá quan phủ, mở kho lương chia cho nông dân. Song nghĩa quân của Lý Tự Thành cũng trải qua nhiều chặng đường gian nan khúc khuỷu. Năm 1637, nghĩa quân bị lọt vào ổ mai phục, đội ngũ bị đánh tan, Lý Tự Thành cùng mười mấy người khác buộc phải lẩn trốn trong vùng rừng núi Thương Lạc.

Năm 1639, Lý Tự Thành dẫn quân xuống núi, nhưng lại bị vây khốn trong núi Ngư Phục - Ba Tây, ông dẫn 50 kỵ binh phá vây chạy về Hà Nam. Bấy giờ tỉnh Hà Nam đang bị đại hạn, hàng vạn nông dân kéo theo quân khởi nghĩa, khiến số quân tăng đến khoảng 600 nghìn người.

Năm 1641, Lý Tự Thành nêu ra cương lĩnh cách mạng, đem ruộng đất chia cho nông dân, thủ tiêu các loại tô tức, khiến nông dân vùng thoát khỏi chế độ áp bức phong kiến. Lý Tự Thành tự xưng là “Phụng Thiên Xướng Nghĩa Đại nguyên soái”. Cuộc khởi nghĩa và cuộc đời của Lý Tự Thành gắn liền với huyền thoại về một cuộc tranh giành giang sơn của Sùng Trinh Hoàng đế và tranh giành đại mỹ nhân Trần Viên Viên với Ngô Tam Quế vào thời Minh mạt, Thanh sơ.

Có chuyện kể lại rằng, do việc Sùng Trinh Hoàng đến ban tặng kỹ nữ Trần Viên Viên vốn là người tình cũ của Lý Tự Thành cho Tổng binh Ngô Tam Quế làm ái thiếp để trấn an, khi Ngô Tam Quế cầm 10 vạn quân trấn giữ Sơn Hải Quan.

Vào lúc này, triều đình nhà Minh lo sợ nhất là người Mãn Thanh phía Bắc, một khi Hoàng Thái CựcĐa Nhĩ Cổn vượt qua Vạn Lý Trường Thành, sẽ là thảm họa của nhà Minh. Sơn Hải Quan là cửa yếu hầu duy nhất của Vạn Lý Trường Thành tiếp giáp biển, nếu Ngô Tam Quế quyết tâm chống giữ thành trì, còn lâu người Mãn Thanh mới xâm nhập Trung Nguyên.

Sự nhu nhược, bại hoại của Hoàng đế Sùng Trinh, cùng bộ máy triều đình do các thái giám, hoạn quan nắm quyền chi phối trong ngoài cung đã khiến nội bộ triều Minh bị lũng đoạn, sụp đổ từ bên trong. Thêm sức mạnh của đội quân dũng mãnh Lý Tự Thành đã nhanh chóng đe dọa cả triều đại Minh có nguy cơ sụp đổ tan tành.

Năm 1643, Lý Tự Thành lên làm "Tân Thuận Vương", chính thức thành lập bộ máy chính quyền mới tại Tương Dương và đổi tên gọi là Tương Kinh. Tháng 10-1643, nghĩa quân Lý Tự Thành đánh chiếm được khu vực Thiểm Tây – Cam Ninh ở miền Tây Bắc rộng lớn, hiểm trở xây dựng thành căn cứ kháng chiến lâu dài.

Mùa xuân năm 1644, trung tâm chính quyền mới được dời đến Tây An, “Sấm Vương” được đổi thành “Đại Thuận Vương” và đặt niên hiệu là “Vĩnh Xương”. Lý Tự Thành cho ban bố lịch thư mới, cho đúc tiền “Vĩnh Xương”, tuyển lựa quan viên tiếp quản chính quyền địa phương... Bấy giờ, nghĩa quân đã lên tới triệu người, Lý Tự Thành bắt đầu phát động cuộc tổng tấn công đối với Vương triều nhà Minh.

Thế mạnh như chẻ tre, không bao lâu nghĩa quân lần lượt đánh chiếm được Thái Nguyên, Đại Đồng, Cư Dung Quan và Xương Bình. Ngày 17-3-1644, tiến tới bao vây thành Bắc Kinh, hang ổ cuối cùng của tập đoàn thống trị triều nhà Minh.

Ngày 19-3-1644, quân Lý Tự Thành tiến vào Bắc Kinh, các quan viên triều đình đều mạnh ai nấy bỏ trốn. Sùng Trinh Hoàng đế treo cổ tự tử dưới gốc cây trên núi Cảnh Sơn, Vương triều nhà Minh thống trị Trung Quốc trong 276 năm trời, cuối cùng đã bị cuộc cách mạng nông dân vĩ đại do Lý Tự Thành lãnh đạo lật đổ.

Đoàn quân nông dân tiến vào thành Bắc Kinh, tha hồ cướp bóc đập phá tan tành Hoàng cung. Lúc này trong nội bộ nghĩa quân đã xảy ra nhiều mâu thuẫn, có khá nhiều tướng lĩnh phạm kỷ luật nghiêm trọng, họ tỏ ra kiêu ngạo và nảy sinh tư tưởng khinh địch, coi thường sự đánh trả của những người ủng hộ triều Minh.

Từ Sơn Hải Quan, Ngô Tam Quế nhận lệnh cứu viện Bắc Kinh đúng 10 ngày mới xuất binh hồi kinh. Sự dùng dằng, chậm trễ này khiến cho nhiều nhà sử học hoài nghi về Ngô Tam Quế. Nhưng sự thật, có thể hiểu trong phạm vi hơn 200 dặm cách thành Bắc Kinh, Ngô Tam Quế không mấy khó khăn tiêu diệt quân phản loạn Lý Tự Thành với đội binh thiện chiến, giàu kinh nghiệm chiến đấu của mình. Nhưng nỗi lo lắng, Sơn Hải Quan sẽ thất thủ làm cơ hội cho người Mãn Thanh vượt qua tiến vào Trung Nguyên một khi Ngô Tam Quế rút bớt quân, quay về Bắc Kinh cứu giá. Có lẽ đây mới là điều giải thích thỏa đáng nhất.

Ngô Tam Quế kéo quân về Bắc Kinh cứu viện đến nửa đường thì nhận tin cấp báo: thành Bắc Kinh đã bị loạn quân Lý Tự Thành chiếm, Sùng Trinh Hoàng đế chạy đến núi Môi Sơn bị bức tử thắt cổ tự tử. Quan trọng hơn cả là ái thiếp Trần Viên Viên đã bị Lưu Tông Mẫn, một viên Tướng của Lý Tự Thành bắt giữ.

Tháng 5/1644, Tướng canh giữ Sơn Hải Quan Ngô Tam Quế đã bắt tay thỏa hiệp với Đa Nhĩ Cổn mở cổng Sơn Hải Quan dẫn quân Mãn Thanh vào tiến đánh chiếm lĩnh thành Bắc Kinh. Người Mãn Thanh không bỏ qua cơ hội ngàn năm một thuở này, liền xua binh tràn vào Trung Nguyên để từ đó cơ đồ Đại Thanh được dựng nên tại Trung Quốc.

Lý Tự Thành chống cự yếu ớt dần và cho tàn quân cướp toàn bộ vàng bạc châu báu, đốt thành trì và rút khỏi Bắc Kinh chạy về hướng Tây. Tàn quân của Lý Tự Thành bị Ngô Tam Quế và quân Thanh truy đuổi ráo riết, tiếp tục kháng cự yếu dần tại các khu vực Hà Nam, Sơn Tây và Thiểm Tây. Đến khoảng tháng 4-1645, trong lúc Lý Tự Thành đang quan sát địa hình trên núi Cửu Cung, huyện Thông Sơn, tỉnh Hồ Bắc thì bị nhóm vũ trang tập kích giết chết vào năm ông 39 tuổi.

Cái chết của Lý Tự Thành

Sách sử Trung Quốc cận đại cho rằng Lý Tự Thành chết vào năm Thuận Trị thứ ba (1645). Minh sử viết: "Lý Tự Thành bị bọn dân quê vây, không thoát được nên thắt cổ tự tử". Sách Minh Quý bắc lược lại đưa ra một cách lý giải khác: "Lý Tự Thành bị bệnh, chết trong núi La Công".

Thuận Trị Hoàng đế của nhà Thanh rất bất an về Lý Tự Thành nếu “diệt cỏ không diệt tận gốc” sẽ di họa về sau. Nhà Vua sai các tướng lĩnh truy kích Lý Tự Thành phải tìm cho ra những bằng chứng về cái chết của nhân vật thủ lĩnh phong trào nông dân này.

Tướng Hà Đằng Giao gởi bản tấu về Bắc Kinh có đoạn: "Không có chứng cứ gì về cái chết của Sấm, thủ cấp của Sấm cũng không thấy". Tướng A Tế Cách (Mãn Châu) cũng có bản tấu về, có đoạn: "Có tên hàng binh ra trình rằng Lý Tự Thành chạy vào núi Cửu Cung, bị dân quê vây, tự thắt cổ mà chết". Nói chung, chẳng có ai có được bằng chứng đích xác khẳng định Lý Tự Thành đã chết hay còn sống và nếu chết, thì chết như thế nào. Tất cả đều chỉ là tin đồn, lời khai lan man.

Còn có hai tư liệu lịch sử khác lại cho rằng Lý Tự Thành vẫn còn sống. Sách Phong Châu kí viết: "Lý Tự Thành chạy trốn đến Giáp Sơn, xuất gia đi tu, bảy mươi tuổi mới chết ở tư thế ngồi...". Tác giả Giang Dục Chí lại viết Lý Tự Thành mộ chí, có đoạn: "Lý Tự Thành quả thực chạy về Phong Châu... cưỡi ngựa mà đi, đến Giáp Sơn đi tu, chết mộ vẫn còn". Theo Giang Dục Chí, tháp xây trên mộ Lý Tự Thành có hàng chữ "Phụng Thiên Ngọc hoà thượng". Giang Dục Chí cũng khẳng định rằng Lý Tự Thành đi tu năm Thuận Trị thứ nhất và là người quan niệm: “Thắng làm Vua, bại làm sư là cách sống của người Trung Quốc”.

Nhận xét

Lý Tự Thành được xem như một lãnh tụ khởi nghĩa vĩ đại nhất của Trung Quốc thời "Minh mạt Thanh sơ". Tuy chỉ làm vua vỏn vẹn 43 ngày, nhưng Lý Tự Thành đã được ghi vào lịch sử như một lãnh tụ tài giỏi, làm sụp đổ vương triều nhà Minh sau 276 năm tồn tại. Xung quanh nhân vật này, có khá nhiều huyền thoại ly kì.

Có tài liệu chép rằng cả đời Lý Tự Thành tự cao tự đại rằng mình sẽ làm tốt hơn người tiền nhiệm, tuy nhiên, với tính khí hồ đồ, hung ác lại tham lam, đi đến đâu là quân Đại Thuận bị dân chúng ghét đến đó[cần dẫn nguồn].

Lý Tự Thành trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung

Lý Tự Thành xuất hiện trong 3 tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung là: Tuyết sơn phi hồ, Lộc Đỉnh kýBích Huyết kiếm. Dưới ngòi bút Kim Dung, Lý Tự Thành được miêu tả là "một vị lão tăng thân hình cao lớn, tay cầm thiền trượng, mặt vuông, dưới cằm có hàm râu xanh, mục quang loang loáng như điện, lộ vẻ uy mãnh phi thường. Lão đứng trước cửa đồ sộ như một trái núi nhỏ, tướng mạo như hùm beo sư tử, khí thế đủ làm cho người ta phát sợ. Con người của Lý Tự Thành rất nhiều lông lá, tiếng nói rổn rảng, khi ngủ ngáy rất dữ dội"[1].

- Trong Bích Huyết kiếm, nhân vật chính Viên Thừa Chí, con trai của võ tướng Viên Sùng Hoán đã lãnh đạo hào kiệt trong giang hồ giúp Lý Tự Thành công phá thành Bắc Kinh. Từ góc nhìn của các nhân sĩ võ lâm, Bích Huyết kiếm thuật lại nhiều sự kiện mấu chốt trong giai đoạn lịch sử cuối đời Minh, từ khi Sùng Trinh suy sụp, Lý Tự Thành lên ngôi, đến khi quân Thanh nhập quan.

- Trong Tuyết sơn phi hồ có nói đến giả thuyết Lý Tự Thành sau khi chiếm Bắc Kinh đã thu được 1 lượng kho báu khổng lồ và ông đã để cho 3 thuộc hạ thân tín của mình là Miêu, Phạm, Điền chôn giấu nên sau này xảy ra mâu thuẫn giữa 3 nhà, gây nên sóng gió trong giang hồ.

- Trong Lộc đỉnh ký, Lý Tự Thành lên chùa đi tu, nhưng vẫn muốn báo thù Ngô Tam Quê, và khôn nguôi nhớ đến mối tình với Trần Viên Viên. Ông sống đến năm Khang Hy thứ 10 (1672) và có với Trần Viên Viên một đứa con là Trần A Kha, về sau trở thành một trong những người vợ của Vi Tiểu Bảo. Khi Vi Tiểu Bảo làm Tứ hôn sứ gả công chúa Kiến Ninh qua Vân Nam làm vợ Ngô Ứng Hùng, con trai Ngô Tam Quế, đã gặp Trần Viên Viên và chứng kiến cuộc chiến giữa 2 kẻ không đội trời chung là Lý Tự Thành và Ngô Tam Quế.

Tham khảo

  1. ^ "Lộc Đỉnh ký". Kim Dung
Tiền nhiệm:
_
Hoàng đế Đại Thuận
1644
Kế nhiệm:
Lý Tự Kính
Tiền nhiệm:
Minh Tư Tông
Hoàng đế Trung Quốc
1644
Kế nhiệm:
Thanh Thế Tổ