Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Hồng Dân”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 4: Dòng 4:
Ông tên thật là '''Trần Văn Thành''', sinh năm [[1916]], tại ấp Vĩnh Lộc, xã Mỹ Quới, quận [[Phước Long, Bạc Liêu|Phước Long]], [[Rạch Giá (tỉnh)|tỉnh Rạch Giá]] (nay là xã Mỹ Quới, huyện [[Thạnh Trị]], tỉnh [[Sóc Trăng]]).
Ông tên thật là '''Trần Văn Thành''', sinh năm [[1916]], tại ấp Vĩnh Lộc, xã Mỹ Quới, quận [[Phước Long, Bạc Liêu|Phước Long]], [[Rạch Giá (tỉnh)|tỉnh Rạch Giá]] (nay là xã Mỹ Quới, huyện [[Thạnh Trị]], tỉnh [[Sóc Trăng]]).


Thời kỳ Mặt trận dân chủ 1936 - 1939, ông đảm nhận nhiệm vụ Hội trưởng Hội ái hữu của học sinh tại quận Phước Long. Tháng [[5]] năm [[1937]], ông vinh dự được kết nạp vào [[Đảng Cộng sản Việt Nam]] tại chi bộ xã Mỹ Quới, quận Phước Long, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc huyện [[Phước Long, Bạc Liêu|Phước Long]], tỉnh [[Bạc Liêu]]). Tháng [[4]] năm [[1941]], ông được điều động về công tác tại [[Cần Thơ (tỉnh)|tỉnh Cần Thơ]] (nay là [[Cần Thơ|thành phố Cần Thơ]]). Tháng [[5]] năm [[1941]], ông bị địch bắt, bị kết án 20 năm tù và đày ra [[Côn Đảo]].
Thời kỳ Mặt trận dân chủ 1936 - 1939, ông đảm nhận nhiệm vụ Hội trưởng Hội ái hữu của học sinh tại quận Phước Long. Tháng [[5]] năm [[1937]], ông được kết nạp vào [[Đảng Cộng sản Đông Dương]] tại chi bộ xã Mỹ Quới, quận Phước Long, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc huyện [[Phước Long, Bạc Liêu|Phước Long]], tỉnh [[Bạc Liêu]]). Tháng 4 năm [[1941]], ông được điều động về công tác tại [[Cần Thơ (tỉnh)|tỉnh Cần Thơ]] (nay là [[Cần Thơ|thành phố Cần Thơ]]). Tuy nhiên, đến tháng 5 năm 1941, ông bị mật thám của chính quyền thực dân Pháp bắt giam và bị kết án 20 năm tù và đày ra [[Côn Đảo]].


[[Cách mạng Tháng Tám]] năm [[1945]] thành công, vào tháng [[9]] năm [[1945]], ông được vinh dự đi chuyến tàu đầu tiên cùng Bác [[Tôn Đức Thắng]], đồng chí [[Lê Duẩn]], đồng chí [[Phạm Hùng]] từ [[Côn Đảo]] về đất liền. Năm [[1946]], ông về công tác tại huyện [[Phước Long, Bạc Liêu|Phước Long]], [[Rạch Giá (tỉnh)|tỉnh Rạch Giá]]. Tháng [[6]] năm [[1946]], địch tập trung lực lượng, kéo vào càn quét Ninh Thạnh Lợi, gần quan Huyện uỷ Phước Long. Trong quá trình chống trả quyết liệt với quân thù, ông đã anh dũng hy sinh.
Khi [[Cách mạng tháng 8]] thành công, tháng 9 năm [[1945]], Xứ ủy Nam Bộ tổ chức nhiều chuyến tàu ra Côn Đảo đón các chính trị phạm về đất liền. Ông cùng với các ông [[Tôn Đức Thắng]], [[Lê Duẩn]], [[Phạm Hùng]] được đón về trong chuyến tàu đầu tiên, cập bến tại Sóc Trăng. Do lúc bấy giờ quân Anh - Pháp nổ súng tái chiếm Sài Gòn, nên ông cùng nhiều đồng chí được bố trí về nghỉ ngơi trường Taberd Sóc Trăng trước khi nhận nhiệm vụ mới nơi khác.<ref>[http://www.soctrang.edu.vn/chitiettin.asp?IDT=901221120441 Di tích lịch sử Trường Taberd Sóc Trăng]</ref>

Năm [[1946]], ông được phân công về công tác tại huyện [[Phước Long, Bạc Liêu|Phước Long]], [[Rạch Giá (tỉnh)|tỉnh Rạch Giá]]. Tháng 6 năm [[1946]], quân Pháp tập trung lực lượng, kéo vào càn quét xã Ninh Thạnh Lợi, gần cơ quan Huyện ủy Phước Long. Trong lúc tham chiến chống trả cuộc càn quét, ông bị tử thương khi vừa tròn 30 tuổi.


Ghi nhớ công lao của ông, năm [[1947]], Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ quyết định đổi tên huyện Phước Long thành huyện Hồng Dân.
Ghi nhớ công lao của ông, năm [[1947]], Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ quyết định đổi tên huyện Phước Long thành huyện Hồng Dân.

Phiên bản lúc 07:40, ngày 13 tháng 10 năm 2018

Trần Hồng Dân (1916-1946) là một nhà cách mạng theo chủ nghĩa dân tộc chống thực dân Pháp. Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tên ông được đặt cho một huyện thuộc tỉnh Bạc Liêu: huyện Hồng Dân.

Cuộc đời và sự nghiệp

Ông tên thật là Trần Văn Thành, sinh năm 1916, tại ấp Vĩnh Lộc, xã Mỹ Quới, quận Phước Long, tỉnh Rạch Giá (nay là xã Mỹ Quới, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng).

Thời kỳ Mặt trận dân chủ 1936 - 1939, ông đảm nhận nhiệm vụ Hội trưởng Hội ái hữu của học sinh tại quận Phước Long. Tháng 5 năm 1937, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tại chi bộ xã Mỹ Quới, quận Phước Long, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu). Tháng 4 năm 1941, ông được điều động về công tác tại tỉnh Cần Thơ (nay là thành phố Cần Thơ). Tuy nhiên, đến tháng 5 năm 1941, ông bị mật thám của chính quyền thực dân Pháp bắt giam và bị kết án 20 năm tù và đày ra Côn Đảo.

Khi Cách mạng tháng 8 thành công, tháng 9 năm 1945, Xứ ủy Nam Bộ tổ chức nhiều chuyến tàu ra Côn Đảo đón các chính trị phạm về đất liền. Ông cùng với các ông Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Phạm Hùng được đón về trong chuyến tàu đầu tiên, cập bến tại Sóc Trăng. Do lúc bấy giờ quân Anh - Pháp nổ súng tái chiếm Sài Gòn, nên ông cùng nhiều đồng chí được bố trí về nghỉ ngơi ở trường Taberd Sóc Trăng trước khi nhận nhiệm vụ mới ở nơi khác.[1]

Năm 1946, ông được phân công về công tác tại huyện Phước Long, tỉnh Rạch Giá. Tháng 6 năm 1946, quân Pháp tập trung lực lượng, kéo vào càn quét xã Ninh Thạnh Lợi, gần cơ quan Huyện ủy Phước Long. Trong lúc tham chiến chống trả cuộc càn quét, ông bị tử thương khi vừa tròn 30 tuổi.

Ghi nhớ công lao của ông, năm 1947, Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ quyết định đổi tên huyện Phước Long thành huyện Hồng Dân.

Chú thích

Tham khảo