Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Duy Trinh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng Android
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng Android
Dòng 12: Dòng 12:
| chức vụ = Bộ trưởng [[Bộ Ngoại giao (Việt Nam)|Bộ Ngoại giao]]<br/>[[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]]<br/>[[Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam]]
| chức vụ = Bộ trưởng [[Bộ Ngoại giao (Việt Nam)|Bộ Ngoại giao]]<br/>[[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]]<br/>[[Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam]]
| bắt đầu = [[1 tháng 4]] năm [[1965]]
| bắt đầu = [[1 tháng 4]] năm [[1965]]
| kết thúc = [[7 tháng 2]] năm [[1980]]
| kết thúc = [[7 tháng 2]] năm [[1980]]<br />{{số năm theo năm và ngày |1965|4|1|1980|2|7}}
| tiền nhiệm = [[Xuân Thủy]]
| tiền nhiệm = [[Xuân Thủy]]
| kế nhiệm = [[Nguyễn Cơ Thạch]]
| kế nhiệm = [[Nguyễn Cơ Thạch]]
Dòng 41: Dòng 41:
| phó viên chức 4 =
| phó viên chức 4 =
| chức vụ 5 = Chủ nhiệm [[Bộ Khoa học và Công nghệ (Việt Nam)|Ủy ban Khoa học Nhà nước]]
| chức vụ 5 = Chủ nhiệm [[Bộ Khoa học và Công nghệ (Việt Nam)|Ủy ban Khoa học Nhà nước]]
| bắt đầu 5 = 7 tháng 1 năm 1963
| bắt đầu 5 = [[7 tháng 1]] năm [[1963]]
| kết thúc 5 = 11 tháng 10 năm 1965
| kết thúc 5 = [[11 tháng 10]] năm [[1965]]<br />{{số năm theo năm và ngày |1963|11|7|1965|10|11}}
| tiền nhiệm 5 = [[Võ Nguyên Giáp]]
| tiền nhiệm 5 = [[Võ Nguyên Giáp]]
| kế nhiệm 5 = [[Trần Đại Nghĩa]]
| kế nhiệm 5 = [[Trần Đại Nghĩa]]

Phiên bản lúc 11:58, ngày 19 tháng 10 năm 2018

Nguyễn Duy Trinh
Chức vụ
Nhiệm kỳ1 tháng 4 năm 1965 – 7 tháng 2 năm 1980
14 năm, 312 ngày
Tiền nhiệmXuân Thủy
Kế nhiệmNguyễn Cơ Thạch
Vị tríViệt Nam Dân chủ Cộng hòa
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhiệm kỳ1955 – 1982
Vị tríViệt Nam Dân chủ Cộng hòa
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhiệm kỳtháng 12, 1976 – tháng 3, 1980
Tiền nhiệmđầu tiên
Kế nhiệmLê Thanh Nghị
Nhiệm kỳ1958 – 28 tháng 1 năm 1965
Kế nhiệmNguyễn Côn
Vị tríViệt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nhiệm kỳ7 tháng 1 năm 1963 – 11 tháng 10 năm 1965
1 năm, 338 ngày
Tiền nhiệmVõ Nguyên Giáp
Kế nhiệmTrần Đại Nghĩa
Vị tríViệt Nam Dân chủ Cộng hòa
Thông tin chung
Sinh15 tháng 7 năm 1910
Nghi Thọ, Nghi Lộc, Nghệ An, Liên bang Đông Dương
Mất20 tháng 4, 1985(1985-04-20) (74 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam
Dân tộcKinh
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
VợPhạm Xuân Tư

Nguyễn Duy Trinh (1910 - 1985) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau đó là Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra, ông còn được biết đến với vai trò là người đại diện cho phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt bút ký kết Hiệp định Paris 1973.

Tiểu sử

Nguyễn Duy Trinh, sinh ngày 15 tháng 7 năm 1910 trong một gia đình nông dân tại xã Nghi Thọ, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Năm 1925, ông đã tham gia phong trào học sinh đòi tự do hoạt động chính trị tại thành phố Vinh. Năm sau, ông gia nhập Tân Việt Cách mạng đảng và được phái vào Sài Gòn hoạt động. Tại đây ông bị bắt và bị kết án 18 tháng tù. hết hạn tù, ông bị chính quyền trục xuất về miền Trung. Tại quê nhà ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

Thời kỳ 1930 - 1931, ông lại bị bắt và bị đày ra Côn Đảo, sau chuyển về Kon Tum. Tại đây, năm 1941, ông cùng một số bạn tù vượt ngục nhưng bị bắt lại.

Tại Đại hội Đảng lần thứ II (1951), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, và đến tháng 8 năm 1955 đảm nhiệm chức vụ Bí thư TƯ Đảng. Ông là uỷ viên Bộ chính trị Trung ương Đảng suốt từ năm 1956 đến năm 1982. Tại Đại hội Đảng lần thứ V (1982) ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho đến khi mất.[1]

Ông từng đảm nhiệm các chức vụ: Chánh Văn phòng Trung ương Đảng (cuối năm 1954), Bộ trưởng Phủ Thủ tướng (1958), Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước (1963 - 1965)[2] và là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao lâu nhất Việt Nam (1965 - 1980)[3]. Chính trong thời gian đó, Việt Nam đàm phán và ký kết Hiệp định Paris về kết thúc chiến tranh Việt Nam. Sau khi Việt Nam hoàn toàn thống nhất, tiến hành công cuộc tái thiết sau hơn 30 năm bị tàn phá bởi các cuộc chiến tranh; vừa tranh thủ sự hỗ trợ của các nước xã hội chủ nghĩa và cộng đồng thế giới, vừa đấu tranh chống bao vây cấm vận. Chính trong thời kỳ đó, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc.

Sau khi thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (năm 1980)[4] ông tham gia vào Ban nghiên cứu chiến lược kinh tế-xã hội của TƯ Đảng và Chính phủ (1982).

Ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam suốt từ khóa I đến khóa VII.

Đóng góp

Nguyễn Duy Trinh đóng góp tích cực vào việc hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ và đoàn kết quốc tế trong hoàn cảnh có sự bất đồng sâu sắc trong phe XHCN. Việc đàm phán ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973 có công lao của ông và thay mặt phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký chính thức vào Hiệp định Paris về Chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Tặng thưởng và vinh danh

Tham khảo

  1. ^ [1] BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ II (1951-1960) - Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
  2. ^ “Quá trình phát triển: Bộ Khoa học và Công nghệ”. Truy cập 10 tháng 3 năm 2015.
  3. ^ “Nghị quyết số 863 NQ/TVQH – Wikisource tiếng Việt”. Truy cập 10 tháng 3 năm 2015.
  4. ^ [2] Chính phủ qua các thời kỳ - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Liên kết ngoài