Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bộ Giao thông Vận tải (Việt Nam)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Nucnick (thảo luận | đóng góp)
(tóm lược sửa đổi đã bị xóa)
n Đã lùi lại sửa đổi của Nucnick (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của 2001:EE0:40E1:201E:74E8:8A2F:7433:BB93
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 381: Dòng 381:
| 15
| 15
| [[Nguyễn Văn Thể]]
| [[Nguyễn Văn Thể]]
| 26 tháng 10 năm 2017 - nay
| 26 tháng 10 năm [[2017]] - nay
| Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
| Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
|}
|}

Phiên bản lúc 13:19, ngày 24 tháng 11 năm 2018

Bộ Giao thông Vận tải
Chính phủ Việt Nam

Bộ trưởng đương nhiệm
Nguyễn Văn Thể
từ 26 tháng 10 năm 2017

Bổ nhiệm bởiChủ tịch nước
Nhiệm kỳ5 năm
Thành lập2 tháng 8 năm 1945; 78 năm trước (1945-08-02)
Bộ trưởng đầu tiênĐào Trọng Kim
Ngân sách201843.602.904 triệu đồng[1]
Thứ trưởngNguyễn Ngọc Đông
Nguyễn Văn Công
Lê Đình Thọ
Nguyễn Nhật
Địa chỉ80 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại(024) 39413201
(024) 39424015
Fax(024) 39423291
(024) 39422386
Websitewww.mt.gov.vn

Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng hảihàng không trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.[2]

Lịch sử

Chức năng nhiệm vụ

Bộ Giao thông vận tải thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:[3]

1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; các chương trình, dự án quốc gia thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ.

2. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác theo phân công.

3. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ.

Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; tổ chức quản lý, hướng dẫn, kiểm tra đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ.

5. Về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không:

a) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Ban hành quy chuẩn xây dựng (trừ quy chuẩn xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị) và quy định việc quản lý kết cấu hạ tầng giao thông theo thẩm quyền; quy định việc bảo trì, quản lý sử dụng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông trong phạm vi cả nước; chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức bảo trì, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mạng lưới công trình giao thông đang khai thác do bộ quản lý;

c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của bộ quản lý chuyên ngành các chương trình, dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; công bố danh mục dự án gọi vốn đầu tư và hình thức đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo quy định của pháp luật;

d) Trình Chính phủ quy định phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa, hành lang an toàn giao thông đường bộ, hành lang an toàn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật; chỉ đạo, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang an toàn giao thông;

đ) Công bố và chỉ đạo tổ chức thực hiện việc đóng, mở cảng hàng không, sân bay và thiết lập đường hàng không sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép; quyết định việc đóng tạm thời và mở lại cảng hàng không, sân bay; công bố đóng, mở cảng biển, cảng cạn, vùng nước cảng biển, luồng hàng hải, cảng, bến thủy nội địa có phương tiện thủy nước ngoài ra vào, tuyến đường thủy nội địa, ga đường sắt, tuyến đường sắt, đường ngang đường sắt theo quy định của pháp luật;

e) Tổ chức thực hiện việc đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật;

g) Tổ chức quản lý việc khai thác công trình cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật;

h) Trình Chính phủ quy định việc phân loại, đặt tên hoặc số hiệu đường và tiêu chuẩn kỹ thuật của các cấp đường bộ; quyết định phân loại, điều chỉnh hệ thống quốc lộ; hướng dẫn cụ thể việc đặt tên, số hiệu đường bộ.

6. Về phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển; phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải (trừ phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá) và trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên dùng:

a) Tổ chức thực hiện việc đăng ký tàu biển, tàu bay theo quy định của Chính phủ; quy định việc đăng ký, cấp biển số phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy nội địa và xe máy chuyên dùng tham gia giao thông;

b) Quy định chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh lao động đối với phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển;

c) Quy định và hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, việc kiểm tra, thử nghiệm, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy nội địa, hàng không, hàng hải, phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển; các phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, các công trình, phương tiện, thiết bị chuyên dùng sử dụng trong giao thông vận tải và các mục đích khác theo quy định của pháp luật;

d) Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay của tàu bay; cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu đối với tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay khi xuất khẩu; cấp hoặc công nhận Giấy chứng nhận loại đối với tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay khi sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu;

đ) Quy định việc thẩm định thiết kế kỹ thuật trong sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng và trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải, phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển;

e) Quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, điều kiện hoạt động của cơ sở thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam; cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và cơ sở kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển và các phương tiện, thiết bị, công trình khác theo quy định của pháp luật;

g) Xây dựng danh mục; ban hành quy trình kiểm định, quản lý các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc thẩm quyền quản lý; cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo thẩm quyền.

7. Quy định việc đào tạo, huấn luyện, sát hạch, cấp, công nhận, thu hồi giấy phép, bằng, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện giao thông, người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải (trừ người điều khiển phương tiện, thiết bị chuyên dùng phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá) và cho đối tượng làm việc đặc thù trong lĩnh vực giao thông vận tải.

8. Về vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng và vận tải đa phương thức:

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện điều kiện kinh doanh vận tải, cơ chế, chính sách phát triển vận tải, các dịch vụ hỗ trợ vận tải theo quy định của Chính phủ;

b) Quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ vận hành, khai thác vận tải;

c) Công bố đường bay dân dụng sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép; công bố các tuyến vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và mạng vận tải công cộng theo quy định của pháp luật;

d) Hướng dẫn thực hiện vận tải đa phương thức theo quy định của Chính phủ;

đ) Tổ chức cấp phép hoạt động bay dân dụng; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng;

e) Quy định chi tiết việc quản lý hoạt động tại cảng hàng không, sân bay, cảng biển, cảng, bến thủy nội địa, ga đường sắt và tuyến luồng giao thông đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải.

9. Về an ninh, an toàn giao thông:

a) Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức thực hiện các đề án tổng thể về bảo đảm an toàn giao thông trên phạm vi cả nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của bộ;

b) Phê duyệt chương trình an ninh hàng không dân dụng; chủ trì hoặc phối hợp thực hiện kiểm tra và cung cấp thông tin an ninh, an toàn hàng không, hàng hải theo quy định của pháp luật;

c) Hướng dẫn các thủ tục điều tra sự cố tai nạn tàu bay theo quy định của Chính phủ; tổ chức thực hiện việc điều tra, xử lý tai nạn hàng hải, sự cố hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật;

d) Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức thực hiện tìm kiếm cứu nạn trong giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không theo thẩm quyền.

10. Về môi trường trong hoạt động giao thông vận tải:

a) Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của bộ và báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông và cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc thẩm quyền của bộ theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, quản lý phương tiện giao thông vận tải và hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật;

c) Quy định việc cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, phương tiện, thiết bị thăm dò khai thác, vận chuyển trên biển và hàng không (trừ phương tiện giao thông của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá); chủ trì hướng dẫn kiểm tra, xác nhận tiêu chuẩn môi trường đối với xe ô tô và xe cơ giới khác;

d) Quy định quy chuẩn kỹ thuật, định mức tiêu thụ năng lượng đối với phương tiện giao thông vận tải; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ định mức tiêu thụ năng lượng đối với phương tiện giao thông vận tải;

đ) Phát triển, quản lý mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng thuộc lĩnh vực giao thông vận tải.

11. Thực hiện hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không theo quy định của pháp luật.

12. Chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao, áp dụng công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không; chỉ đạo việc xây dựng, triển khai các chương trình, dự án ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu, bảo đảm dịch vụ thông tin phục vụ quản lý nhà nước và đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giao thông vận tải.

13. Về dịch vụ công:

a) Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật;

b) Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; cơ chế kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công thuộc lĩnh vực quản lý;

c) Hướng dẫn các tổ chức thực hiện dịch vụ công theo quy định của  pháp luật.

14. Về doanh nghiệp, hợp tác xã:

a) Trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã trong lĩnh vực giao thông vận tải và phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện;

b) Phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu, đề án sắp xếp đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải và chỉ đạo tổ chức thực hiện theo phân công, phân cấp;

c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với ngành, nghề kinh doanh, dịch vụ có điều kiện và xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền;

d) Thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.

15. Về hợp tác công - tư:

a) Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch đầu tư từ nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước cho các dự án kết cấu hạ tầng giao thông;

b) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền về cơ chế chính sách thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông và dịch vụ theo hình thức đối tác công tư;

c) Tổ chức xúc tiến đầu tư và vận động vốn ngoài ngân sách nhà nước phù hợp với chiến lược, kế hoạch và danh mục dự án đã được phê duyệt;

d) Hướng dẫn, kiểm tra và tổng hợp danh mục, các chương trình, dự án ưu tiên để thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước; theo dõi, đánh giá các chương trình, dự án về tình hình thực hiện và hiệu quả thu hút, sử dụng vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước.

16. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đối với hội, các tổ chức phi chính phủ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.

17. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và xử lý các vi phạm pháp luật theo chức năng quản lý nhà nước của bộ.

18. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đề xuất hoặc quyết định theo thẩm quyền việc thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.

19. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

20. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện quản lý ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.

21. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

Lãnh đạo hiện nay

Tổ chức Đảng

Tổ chức chính quyền

Cơ quan trực thuộc

  • Văn phòng Bộ
  • Thanh tra Bộ
  • Vụ Kế hoạch - Đầu tư
  • Vụ Tổ chức cán bộ
  • Vụ Tài chính
  • Vụ An toàn giao thông
  • Vụ Kết cấu hạ tầng và giao thông
  • Vụ Pháp chế
  • Vụ Vận tải
  • Vụ Khoa học Công nghệ
  • Vụ Môi trường
  • Vụ Hợp tác quốc tế
  • Vụ Quản lý doanh nghiệp
  • Trung tâm Công nghệ thông tin
  • Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công tư
  • Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn
  • Văn phòng Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương
  • Tổ Cố vấn Bộ trưởng
  • Hội đồng Khoa học và công nghệ giao thông vận tải
  • Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Nhà nước các Công trình, Dự án trọng điểm

Các Tổng cục, cục

Báo chí, xuất bản

  • Báo Giao thông vận tải
  • Tạp chí Giao thông vận tải
  • Tạp chí Cầu đường
  • Tạp chí Con đường xanh
  • Tạp chí Vận tải ô tô
  • Tạp chí Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam
  • Tạp chí Vietnam Logistics review
  • Nhà xuất bản Giao thông vận tải

Học viện, nhà trường

  • Viện Khoa học và công nghệ giao thông vận tải
  • Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải
  • Học viện Hàng không Việt Nam
  • Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
  • Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
  • Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường Cán bộ quản lý Giao thông vận tải I
  • Trường Cán bộ quản lý Giao thông vận tải II
  • Trường Cao đẳng Giao thông vận tải II
  • Trường Cao đẳng Giao thông vận tải III
  • Trường Cao đẳng Giao thông vận tải miền trung
  • Trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải Trung ương I
  • Trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải Trung ương II
  • Trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải Trung ương III
  • Trường Cao đẳng Hàng hải I
  • Trường Cao đẳng nghề đường sắt I
  • Trường Cao đẳng nghề GTVT đường thủy I
  • Trường Cao đẳng nghề GTVT đường thủy II
  • Trường Cao đẳng nghề hàng hải TP.Hồ Chí Minh
  • Trường Cao đẳng nghề Vinashin
  • Trường Trung cấp Giao thông vận tải miền Bắc
  • Trường Trung cấp Giao thông vận tải miền Nam
  • Trường Trung cấp nghề CNTT II
  • Trường Trung cấp nghề CNTT III
  • Trường Trung cấp nghề cơ giới đường bộ
  • Trường Trung cấp nghề công nghiệp ô tô
  • Trường Trung cấp nghề đường bộ
  • Trường Trung cấp nghề đường thủy

Các Ban quản lý dự án

  • Ban Quản lý dự án Đường Hồ Chí Minh
  • Ban Quản lý dự án 1 (PMU1)
  • Ban Quản lý dự án 2 (PMU2)
  • Ban Quản lý dự án 6 (PMU6)
  • Ban Quản lý dự án 7 (PMU7)
  • Ban Quản lý dự án 85 (PMU85)
  • Ban Quản lý dự án Thăng Long (PMU Thăng Long)
  • Ban Quản lý dự án An toàn giao thông (TSPMU)
  • Ban Quản lý dự án Đường Thủy (PMU-W)
  • Ban Quản lý dự án Đường sắt

Các Tổng công ty

  • Tổng công ty Đường sắt Việt Nam [4]
  • Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Vinaline [4]
  • Tổng công ty Xây dựng Thăng Long
  • Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1)[5]
  • Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 Cienco 4
  • Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 - Cienco 5
  • Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6
  • Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 - Cienco 8
  • Tổng công ty Xây dựng đường thuỷ - Vinawaco
  • Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông Vận tải - TEDI
  • Tổng công ty Đường sông miền Nam
  • Tổng công ty Thương mại và Xây dựng - Vitracimex
  • Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV[6]
  • Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines)
  • Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC
  • Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam
  • Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam - Vinamotor
  • Tổng công ty Vận tải thủy Việt Nam [7]
  • Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc
  • Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam
  • Tổng công ty Đầu tư Phát triển và Quản lý Dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM)

Các Công ty

  • Công ty Vận tải đa phương chi
  • Công ty cổ phần Dịch vụ vận tải Trung ương
  • Công ty Dịch vụ vận tải Sài Gòn
  • Công ty cổ phần Hợp tác lao động nước ngoài
  • Công ty Vận tải và thuê tàu
  • Công ty Vật tư vận tải và Xây dựng công trình giao thông
  • Công ty Cơ khí giao thông vận tải 2
  • Công ty Vật tư thiết bị và Xây dựng công trình giao thông
  • Công ty Sản xuất vật liệu giao thông 2
  • Công ty Xây dựng và thương mại
  • Công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam
  • Công ty Xuất - Nhập khẩu và hợp tác đầu tư giao thông vận tải

Bộ trưởng qua các thời kỳ

Thứ tự Tên Nhiệm kỳ Ghi chú
1 Đào Trọng Kim tháng 8 năm 1945- tháng 3 năm 1946 Bộ trưởng Bộ Giao thông Công chính
2 Trần Đăng Khoa tháng 3 năm 1946 - tháng 9 năm 1955 Bộ trưởng Bộ Giao thông
3 Nguyễn Văn Trân tháng 9 năm 1955 - 1957 Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện
4 Nguyễn Hữu Mai 1957 - 1960 Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện
5 Phan Trọng Tuệ 1960 - 1964 Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện
Phan Trọng Tuệ 1964 - tháng 3 năm 1974 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Phan Trọng Tuệ 1976 - tháng 2 năm 1980 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
6 Dương Bạch Liên tháng 3 năm 1974 - 1976 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
7 Đinh Đức Thiện tháng 2 năm 1980 - tháng 4 năm 1982 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
8 Đồng Sĩ Nguyên tháng 4 năm 1982 - tháng 6 năm 1986 Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
9 Bùi Danh Lưu tháng 6 năm 1986 - tháng 11 năm 1996 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
10 Lê Ngọc Hoàn tháng 11 năm 1996 - 1997 Quyền Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Lê Ngọc Hoàn 1997 - 2002 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
11 Đào Đình Bình 2002 - tháng 6 năm 2006 (từ nhiệm) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
12 Hồ Nghĩa Dũng tháng 6 năm 2006 - 03 tháng 08,2011 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
13 Đinh La Thăng 3 tháng 8 năm 2011 - 8 tháng 4 năm 2016 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
14 Trương Quang Nghĩa 9 tháng 4 năm 2016 - 25 tháng 10 năm 2017 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
15 Nguyễn Văn Thể 26 tháng 10 năm 2017 - nay Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Thứ trưởng qua các thời kỳ

Chú thích

  1. ^ “Số liệu ngân sách nhà nước”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam.
  2. ^ “Trang chủ Bộ GTVT”.
  3. ^ “NGHỊ ĐỊNH Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải”.
  4. ^ a b Nay thuộc Chính phủ Việt Nam
  5. ^ Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông viết tắt là Cienco
  6. ^ “Web cua ACV”.
  7. ^ Tiền thân là Tổng Công ty Đường sông miền Bắc

Liên kết ngoài