Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hà Nội”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 303: Dòng 303:
*[http://vdict.com Từ Điển Tiếng Việt VDict]
*[http://vdict.com Từ Điển Tiếng Việt VDict]
*[http://www.vnn.vn/tulieu/2003/10/32112/ Hà Nội - 1000 năm "Thành phố nằm giữa các con sông"]
*[http://www.vnn.vn/tulieu/2003/10/32112/ Hà Nội - 1000 năm "Thành phố nằm giữa các con sông"]
* [http://www.yourglobaltv.com/vietnam/HTV.htm Truyền hình về Hà Nội] trên mạng máy tính toàn cầu
*[http://www.hanoi.gov.vn/ Trang chủ của thành phố Hà Nội]
*[http://www.hanoi.gov.vn/ Trang chủ của thành phố Hà Nội]
*[http://www.thudo.gov.vn/ Trang Thông tin Điện tử thành phố Hà Nội]
*[http://www.thudo.gov.vn/ Trang Thông tin Điện tử thành phố Hà Nội]

Phiên bản lúc 08:34, ngày 10 tháng 2 năm 2007

Bản mẫu:Thành phố trung ương Việt Nam

Hà Nội (chữ Hán: 河內) là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời cũng là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, thương mạidu lịch quan trọng của Việt Nam. Sông Hồng chảy qua lòng Hà Nội. Hà Nội thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ (châu thổ Sông Hồng), giáp với năm tỉnh: Thái Nguyên ở phía bắc, Bắc NinhHưng Yên ở phía đông và đông nam, Hà TâyVĩnh Phúc ở phía nam và phía tây.

Giữa 10101802 (với một số gián đoạn ngắn), Hà Nội là kinh đô của nhà nước Việt Nam độc lập, vì thế hiện nay Hà Nội là thủ đô lâu đời nhất tại Đông Nam Á. Đến đời nhà Nguyễn, kinh đô được dời đến Huế, nhưng Hà Nội vẫn giữ vị trí thủ đô của Đông Dương thuộc Pháp dưới thời Pháp thuộc vào 1887 đến 1945. Từ 1945 đến 1976, Hà Nội là thủ đô của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Hà Nội đang tiến tới việc kỉ niệm 1000 năm Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội vào tháng 10 năm 2010.

Lịch sử và tên gọi

Hồ Hoàn Kiếm ở trung tâm Hà Nội năm 1999

Hà Nội đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau trong lịch sử. Trong thời kỳ cai trị của người Trung Quốc nó từng có tên là huyện Tống Bình, xuất hiện trong sử sách từ những năm 454-456 thời Nam Bắc triều của Trung Quốc. Huyện Tống Bình được nâng cấp lên quận Tống Bình, gồm 3 huyện: Nghĩa Hoài, Tuy Ninh ở bờ nam sông Hồng (đoạn Từ Liêm, Hoài Đức ngày nay), còn Xương Quốc ở bờ bắc (Đông Anh, Gia Lâm ngày nay). Quận trị là vùng nội thành hiện nay.

Về sau nó được đổi tên gọi là Đại La (nguyên là tên của vòng thành ngoài cùng bao bọc lấy vòng thành nhỏ hơn ở trong): sách Khâm định Việt sử thông giám Cương mục có viết:

Thành này do Trương Bá Nghi đắp từ năm Đại Lịch thứ 2 (767) đời Đường; năm Trinh Nguyên thứ 7 (791), Triệu Xương đắp thêm; năm Nguyên Hòa thứ 3 (808), Trương Chu lại sửa đắp lại; năm Trường Khánh thứ 4 (824), Lý Nguyên Gia dời phủ trị tới bên sông Tô Lịch, đắp một cái thành nhỏ, gọi là La Thành; năm Hàm Thông thứ 7 (866), Cao Biền đắp ngoại thành bao quanh "kim thành", cũng gọi tên là La Thành.

Long Đỗ cũng là một tên gọi của Hà Nội, nhưng không phải tên gọi chính thức, tên gọi này xuất hiện từ thời Cao Biền. Truyền thuyết kể rằng, vào năm 866, khi Cao Biền mới đắp thành Đại La, thấy thần nhân hiện lên tự xưng là thần Long Đỗ. Do đó trong sử sách thường gọi Thăng Long là đất Long Đỗ.

Khi Việt Nam giành được độc lập, Hà Nội lúc đó trở thành thủ đô của Đại Việt từ thế kỷ thứ 11, với tên gọi Thăng Long (昇龍, có nghĩa là rồng bay lên), sau khi Lý Công Uẩn ra chiếu dời đô năm 1010. Thăng Long là thủ đô cho đến năm 1397, khi thủ đô được di chuyển về Thanh Hóa, (tức Tây Đô). Thăng Long khi đó có tên gọi là Đông Đô.

Năm 1408, nước Đại Ngu của cha con họ Hồ bị quân đội của nhà Minh xâm chiếm và Đông Đô bị người Minh đổi tên thành Đông Quan.

Năm 1428, sau khi quân đội của Lê Lợi giải phóng đất nước thì Đông Quan được đổi tên thành Đông Kinh - tên gọi này người châu Âu phiên âm thành Tonkin.

Tập tin:ANHHNDAUTK19.jpg
Bản đồ Hà Nội đầu thế kỷ 19

Thời Tây Sơn, nó có tên là Bắc Thành.

Năm 1802, khi nhà Nguyễn chuyển kinh đô về Huế, nó lại được đổi tên thành Thăng Long, nhưng lần này chữ "Long" (隆) biểu hiện cho sự thịnh vượng, chứ không phải là rồng, với lý do rằng rồng là tượng trưng cho nhà vua, nay vua không ở đây thì không được dùng chữ "Long" là "rồng". Sau đó vua Gia Long còn hạ lệnh phá bỏ hoàng thành cũ, vì vua không đóng đô ở Thăng Long, mà hoàng thành Thăng Long lại rộng quá.

Năm 1831 vua Minh Mạng đổi tên nó thành Hà Nội: tỉnh nằm trong (nội) hai con sông (hà) là sông Hồngsông Đáy. Tỉnh Hà Nội lúc đó bao gồm thành Thăng Long, huyện Từ Liêm của trấn Tây Sơn và ba phủ Ứng Hoà, Thường Tín, Lý Nhân của trấn Sơn Nam[1].

Khi Việt Nam tiếp xúc với phương Tây, tên Hán-Việt của Hà Nội Đông Kinh, được viết thành Tonkin và được người châu Âu dùng phổ biến. Năm 1873, người Pháp bắt đầu tiến đánh Hà Nội và 10 năm sau thì chiếm toàn bộ. Từ năm 1887, Hà Nội trở thành thủ phủ của Đông Dương thuộc Pháp.

Tập tin:HN1890.jpg
Bản đồ Hà Nội 1890

Năm 1940, thành phố bị phát xít Nhật xâm chiếm và đến năm 1945 Hà Nội được giải phóng và nơi đặt các cơ quan của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ 1946 đến 1954, Hà Nội là chiến địa ác liệt giữa Việt Minh và quân đội Pháp. Sau khi được giải phóng vào ngày 10 tháng 10 năm 1954, Hà Nội trở thành thủ đô của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trong Chiến tranh Việt Nam, các công trình giao thông của Hà Nội như cầuđường tàu bị bom đạn phá hủy, tuy nhiên ngay lập tức được sửa chữa. Trong thời gian này Hà Nội được xưng tụng là "Thủ đô của phẩm giá con người". Hà Nội trở thành thủ đô của toàn Việt Nam sau ngày Bắc Nam thống nhất 2 tháng 7 năm 1976.

Hà Nội còn có nhiều các tên gọi không chính thức khác, chủ yếu xuất hiện trong văn thơ và dân gian: Trường An hay Tràng An (lấy theo tên gọi của kinh đô của Trung Quốc thời kỳ nhà Hánnhà Đường); Phượng Thành hay Phụng Thành (trong bài phú của Nguyễn Giản Thanh); Long Thành, Long Biên, Kẻ Chợ (trong dân gian); Thượng Kinh, Kinh Kỳ, Hà Thành, v.v.

Các đơn vị hành chính

Hà Nội có 9 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành:

Đặc điểm địa hình

Địa hình cơ bản của Hà Nội là đồng bằng. Riêng huyện Sóc Sơn và một phần huyện Đông Anh có địa hình gò đồi. Ở Hà Nội có nhiều điểm trũng. Việc đắp đê ngăn lũ sông Hồng từ cách đây hàng trăm năm dẫn tới việc các điểm trũng không được phù sa lấp và tồn tại cho đến tận ngày này. Thậm chí ngay cả ở Sóc Sơn cũng có những điểm trũng xen kẽ với gò đồi.

Hà Nội còn có nhiều ao, hồ, đầm. Ở huyện Thanh Trì và Hoàng Mai có nhiều hồ lớn và nông, trong đó có hồ Linh Đàm và hồ Yên Sở. Do có nhiều ao hồ, nên có tên Thanh Trì (青池 - ao xanh). Trước khi đắp đê, sông Hồng hay đổi dòng chảy, khiến cho một số đoạn sông bị cắt riêng ra thành hồ lớn và sâu. Tiêu biểu cho loại hồ này là Hồ Tây. Hồ Hoàn Kiếm từng là một hồ rất rộng, nhưng thời thuộc Pháp đã bị lấp tới hơn một nửa. Các hồ Giảng Võ, Ngọc Khánh, Thủ Lệ trước kia thông nhau, nay bị lấp nhiều chỗ và bị chia cắt thành các hồ riêng biệt.

Ngoài sông Hồng (đoạn đi qua Hà Nội gọi là Nhĩ Hà), còn có các sông nhỏ như sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, v.v... Các sông này bị tình trạng lấn chiếm, đổ phế thải hai bên bờ, cũng như bùn đất theo nước thải chảy xuống làm cho hẹp lại và nông. Hiện Hà Nội đang thực hiện các dự án "xanh hóa" các con sông của mình với các biện pháp như kè bờ, nạo vét, xây dựng hệ thống lọc nước thải trước khi đổ xuống sông. Có con sông đã mất hẳn, như sông Ngọc Hà từng chảy qua Hoàng thành.

Thời tiết, khí hậu

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho khí hậu Bắc bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông lạnh khô và mưa ít. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa (lượng mưa 1.682 mm/năm). Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa đông, thời tiết khô ráo. Giữa 2 mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4, tháng 10). Hà Nội có đủ 4 mùa: Xuân, Hè, Thu, Đông.

Giáo dục và văn hoá

Tập tin:Logo Hà Nội.jpg
Biểu tượng của thành phố Hà Nội

Hà Nội có thời gian dài là trung tâm giáo dục ở miền Bắc Việt Nam. Từ năm 1442 đến cuối thế kỷ 19, Hà Nội là một địa điểm chính hàng năm tổ chức kỳ thi của Việt Nam như kiểm tra kiến thức về học thuyết Khổng Tử (đạo Khổng), nền tảng của hệ thống chính trị. Ngày nay thì Hà Nội tập trung rất nhiều trường đại học, rất nhiều người ở các tỉnh và thành phố lân cận đều về đây thi cử và học tập.

Các trường đại học, cao đẳng

Hiện nay Hà Nội có ít nhất 30 trường đại học và trường cao đẳng.

Trường cấp ba

Thư viện, bảo tàng

Những thư viện và những nhà bảo tàng của Hà Nội bao gồm:

  1. Thư viện Quốc gia Việt Nam (1919)
  2. Thư viện Khoa học Kỹ thuật
  3. Thư viện Hà Nội
  4. Thư viện Tạ Quang Bửu (2006)
  5. Bảo tàng Dân tộc học
  6. Bảo tàng Sinh học (Đại học Y)
  7. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
  8. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam
  9. Bảo tàng Quân đội (1959, nay là Bảo tàng Quân sự Việt Nam)
  10. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
  11. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (1966)

Đền, Chùa

Hà Nội có nhiều đền, chùa như:

  1. Đền Quán Thánh
  2. Phủ Tây Hồ
  3. Chùa Hàm Long
  4. Chùa Một Cột
  5. Chùa Trấn Quốc
  6. Chùa Láng

Nhà thờ

  1. Nhà thờ Lớn Hà Nội
  2. Nhà thờ Cửa Bắc
  3. Nhà thờ Hàm Long
  4. Nhà thờ Giáp Bát
  5. Nhà thờ Tin lành (Ngõ Trạm)

Công viên

  1. Công viên Thống nhất (trước là Công viên Lenin)
  2. Công viên Thủ Lệ (trước đây là vườn bách thú của thành phố)
  3. Vườn Bách Thảo (hiện nay nằm tại quận Ba Đình)

Kinh tế

Tập tin:HN1981.jpg
Quy hoạch giao thông đến năm 2001. Bản đồ do Liên Xô lập năm 1980
Tập tin:HN2020.jpg
Bản đồ quy hoạch Hà Nội tới năm 2020

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được coi như là đầu tàu kinh tế của Việt Nam.

Trong giai đoạn 2000-2005, kinh tế đối ngoại của Hà Nội liên tục phát triển. Xuất khẩu tăng bình quân 15,3%/năm so với 11-12% trong 10 năm trước đó. Tổng kim ngạch đạt 10 tỷ USD, riêng năm 2005 tăng 23% lên 2,8 tỷ USD. Hà Nội đã mở quan hệ giao thương với trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 73%/năm và đạt 2,58 tỷ USD. Hà Nội có gần 70 dự án ODA với tổng giá trị trên 630 triệu USD.

Thành phố đã dặt ra mục đích tăng trưởng xuất khẩu 15-17%/năm cho giai đoạn 2006-2010.

Các ngành dịch vụ, du lịchbảo hiểm giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố.

Trong lĩnh vực công nghiệp, Hà Nội đã xây hoàn chỉnh 9 khu công nghiệp và 11 cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều sản phẩm công nghiệp trong đó có một số sản phẩm mới như công nghiệp điện tử, công nghiệp phần mềm, chế tạo khuôn mẫu..., đã đứng vững trên thị trường.

Trong khi tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, nông nghiệp phải chuyển dịch cơ cấu để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả. Giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản tăng, ước tính đạt 56,2 triệu đồng/ha, thúc đẩy phát triển nông thôn và đời sống của nông dân.

Tổng thu ngân sách hàng năm luôn tăng. Mặc dù chỉ chiếm 3,8% về dân số và khoảng 0,3% diện tích lãnh thổ, Hà Nội đóng góp 8,4% vào GDP cả nước, 8,3% giá trị kim ngạch xuất khẩu, 8,2% giá trị sản xuất công nghiệp, 9,6% tổng mức bán lẻ hàng hoádoanh thu dịch vụ tiêu dùng, 10,2% vốn đầu tư xã hội, 14,1% vốn đầu tư nước ngoài đăng ký và 14,9% thu ngân sách nhà nước.

Diện mạo của Hà Nội đang thay đổi. Các công trình xây dựng làm Hà Nội trở nên khang trang tuy nhất thời cũng gây ô nhiễm không khí. Đầu tư tăng cho xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, mở rộng các tuyến đường, nút giao thông quan trọng, triển khai xây mới các cầu qua sông Hồng và chuẩn bị đầu tư các tuyến đường sắt đô thị.

Mức sống của người dân được cải thiện, GDP bình quân đầu người Hà Nội khoảng 18,2 triệu đồng/năm (2004). Những năm qua, Hà Nội dẫn đầu cả nước về chỉ số phát triển con người, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất (hiện còn dưới 1%) và cũng hoàn thành xóa hộ nghèo diện chính sách, thực hiện xóa phòng học cấp 4, phổ cập trung học cơ sở, chính sách khuyến học, khuyến tài được coi trọng.

Thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục chuyển mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp, phát triển các ngành, các lĩnh vực và sản phẩm công nghệ cao. Đồng thời, phát triển công nghiệp có chọn lọc, ưu tiên phát triển các ngành: tự động hoá, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, tập trung phát triển các ngành và nhóm sản phẩm có lợi thế, thương hiệu.

Bên cạnh đó, thành phố cũng phát triển thêm và cải tạo chất lượng các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ chất lượng cao như: công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàngy tế.

Phát triển con người, đào tạo và thu hút nhân tài, phát triển cộng đồng cũng được đề cập đến trong mục tiêu phát triển chung của thành phố.

Giao thông

Hệ thông giao thông Hà Nội bao gồm:

Sông

Cầu

Danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử

Tập tin:Nha Hat lon Ha Noi.jpg
Nhà hát Lớn Hà Nội
Lăng Hồ Chí Minh

Ẩm thực Hà Nội

Người Tràng An có truyền thống ẩm thực (ẩm = uống, thực = ăn) lâu đời, tổng hợp những tinh túy từ quê hương những người lên Hà Nội lập nghiệp mà mang theo cái hồn quê trong món ăn, đồ uống. Sống qua nhiều thế hệ ở Hà Nội, họ góp phần hình thành một nền ẩm thực Hà Nội phong phú.

Bánh cuốn Thanh Trì

Một số món ăn đặc trưng:

Làng nghề truyền thống

Thành phố kết nghĩa

Hình ảnh

Một số bài hát về Hà Nội

Xem thêm

Liên kết ngoài