Khác biệt giữa bản sửa đổi của “La Gi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Lịch sử: bổ sung một số nội dung
n →‎Vị trí thị xã La Gi: Typo fixing, replaced: biển Đông → Biển Đông using AWB
Dòng 44: Dòng 44:
- Phía Tây và phía Bắc giáp huyện [[Hàm Tân]]; 
- Phía Tây và phía Bắc giáp huyện [[Hàm Tân]]; 


- Phía Nam giáp [[biển Đông]].
- Phía Nam giáp [[Biển Đông]].


Các xã, phường ven biển: Bình Tân, Phước Lộc, Tân Bình, Tân Hải, Tân Phước, Tân Tiến.
Các xã, phường ven biển: Bình Tân, Phước Lộc, Tân Bình, Tân Hải, Tân Phước, Tân Tiến.


Thị xã La Gi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bình Thuận, cách thành phố [[Phan Thiết]] 63 km, cách [[thành phố Hồ Chí Minh]] 150 km về phía Tây và cách thành phố [[Vũng Tàu]] 90 km về phía Tây Nam. Thị xã La Gi có 28 km chiều dài bờ biển, có 2 cửa biển lớn là cửa [[Sông Dinh (Bình Thuận)|sông Dinh]] và cửa [[Sông Phan (Bình Thuận)|sông Phan]]. Chiều dài [[quốc lộ 55]] đi qua là 10 km, chiều dài tỉnh lộ 719 đi qua dài 18 km cùng với nhiều tuyến đường khác chạy qua đã tạo cho La Gi một vị trí đặc biệt thuận lợi cho việc phát triển kinh tế năng động và bền vững, hội nhập nhanh với việc phát triển kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật cùng với [[Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ|vùng kinh tế trọng điểm phía Nam]]. <ref>{{Chú thích web|url = http://www.lagi.gov.vn/demo/vn.php?mod=tin-tuc&id=vi-tri-va-dac-diem-tu-nhien-62|tiêu đề = Vị trí thị xã Lagi}}</ref>
Thị xã La Gi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bình Thuận, cách thành phố [[Phan Thiết]] 63&nbsp;km, cách [[thành phố Hồ Chí Minh]] 150&nbsp;km về phía Tây và cách thành phố [[Vũng Tàu]] 90&nbsp;km về phía Tây Nam. Thị xã La Gi có 28&nbsp;km chiều dài bờ biển, có 2 cửa biển lớn là cửa [[Sông Dinh (Bình Thuận)|sông Dinh]] và cửa [[Sông Phan (Bình Thuận)|sông Phan]]. Chiều dài [[quốc lộ 55]] đi qua là 10&nbsp;km, chiều dài tỉnh lộ 719 đi qua dài 18&nbsp;km cùng với nhiều tuyến đường khác chạy qua đã tạo cho La Gi một vị trí đặc biệt thuận lợi cho việc phát triển kinh tế năng động và bền vững, hội nhập nhanh với việc phát triển kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật cùng với [[Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ|vùng kinh tế trọng điểm phía Nam]]. <ref>{{Chú thích web|url = http://www.lagi.gov.vn/demo/vn.php?mod=tin-tuc&id=vi-tri-va-dac-diem-tu-nhien-62|tiêu đề = Vị trí thị xã Lagi}}</ref>


== Hành chính ==
== Hành chính ==

Phiên bản lúc 11:07, ngày 25 tháng 11 năm 2018

La Gi
Thị xã
Thị xã La Gi
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngNam Trung Bộ
TỉnhBình Thuận
Trụ sở UBND26 Hoàng Diệu - Phường Tân An
Phân chia hành chính5 phường 4 xã
Thành lập5 - 9 - 2005
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDPhạm Trọng Nhân
Địa lý
Tọa độ: 10°39′35,75″B 107°46′19,42″Đ / 10,65°B 107,76667°Đ / 10.65000; 107.76667
La Gi trên bản đồ Việt Nam
La Gi
La Gi
Vị trí thị xã La Gi trên bản đồ Việt Nam
Diện tích182,72 km²
Dân số (2017)
Tổng cộng121.313 người
Thành thị84.540 người
Nông thôn36.773 người
Mật độ664 người/km²
Dân tộcKinh, Chơ Ro, Cơ Ho, Hoa...

La Gi (phát âm: /la-zi/[1]) là một thị xã thuộc tỉnh Bình Thuận.

Thị xã La Gi có các thắng cảnh: Đồi Dương, Bãi Dương Cam Bình, Ngảnh Tam Tân, Hòn Bà, Dinh Thầy Thím. Cảng La Gi là một trong những Cảng cá biển vào loại lớn nhất Tỉnh Bình Thuận và khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.

Năm 2017, thị xã La Gi chính thức trở thành đô thị loại III, là đô thị lớn thứ 2 tỉnh Bình Thuận và đang được quy hoạch để trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Bình Thuận, là trung tâm kinh tế, văn hoá phía Nam tỉnh Bình Thuận

Vị trí thị xã La Gi

Tập tin:Lagi fish port.jpg
Cảng cá La Gi

- Phía Đông giáp huyện Hàm Thuận Nam

- Phía Tây và phía Bắc giáp huyện Hàm Tân

- Phía Nam giáp Biển Đông.

Các xã, phường ven biển: Bình Tân, Phước Lộc, Tân Bình, Tân Hải, Tân Phước, Tân Tiến.

Thị xã La Gi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết 63 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía Tây và cách thành phố Vũng Tàu 90 km về phía Tây Nam. Thị xã La Gi có 28 km chiều dài bờ biển, có 2 cửa biển lớn là cửa sông Dinh và cửa sông Phan. Chiều dài quốc lộ 55 đi qua là 10 km, chiều dài tỉnh lộ 719 đi qua dài 18 km cùng với nhiều tuyến đường khác chạy qua đã tạo cho La Gi một vị trí đặc biệt thuận lợi cho việc phát triển kinh tế năng động và bền vững, hội nhập nhanh với việc phát triển kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật cùng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam[2]

Hành chính

Thị xã La Gi có 9 đơn vị hành chính gồm 5 phường: Bình Tân, Phước Hội, Phước Lộc, Tân An, Tân Thiện và 4 xã: Tân Bình, Tân Hải, Tân Phước, Tân Tiến.

STT Tên đơn vị hành chính Diện tích

(km2)

Dân số

(người)

Mật độ
1 Phường Phước Hội 1,77 23.500 13.277
2 Phường Phước Lộc 1,45 20.250 13.966
3 Phường Tân An 6,02 17.144 2.848
4 Phường Tân Thiện 3,78 11.727 3.102
5 Phường Bình Tân 3,26 22.014 6.753
6 Tân Phước 32,73 13.074 400
7 Tân Hải 34,27 11.880 347
8 Tân Tiến 41,72 13.055 313
9 Tân Bình 57,83 9.008 156
  • Ghi chú: đơn vị diện tích: km²; mật độ: người/km²; số liệu năm 2015.

Lịch sử

Khoảng giữa thế kỉ XIX, tại khu vực trung tâm thị xã La Gi ngày nay có 2 làng Phước Lộc và Hàm Tân thuộc tổng Đức Thắng, huyện Tuy Lý, phủ Hàm Thuận. Với tiềm năng thiên nhiên phong phú, La Gi đã quy tụ nhiều người dân miền Trung, miền Nam đến đây định cư lập nghiệp, biến vùng đất màu mỡ này thành các làng mạc sầm uất.

Năm 1916, huyện Hàm Tân được thành lập dựa trên phần lớn đất đai của huyện Tuy Lý, gồm 2 tổng Phong Điền và Phước Thắng. Trụ sở huyện đặt tại làng Hàm Tân nên trở thành tên huyện.

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập tỉnh Bình Tuy gồm 3 quận Hàm Tân, Tánh LinhHoài Đức. Tỉnh lỵ đặt tại Hàm Tân, về mặt hành chính thuộc xã Phước Hội, quận Hàm Tân. Địa bàn xã Phước Hội gần tương ứng với các phường Phước Hội, Phước Lộc, Tân An, Tân Thiện và xã Tân Phước ngày nay.

Về phía chính quyền cách mạng, năm 1968, Tỉnh ủy Bình Tuy thành lập thị xã La Gi gồm các xã: Phước Hội, Bà Giêng, Hiệp Hòa.

Cuối năm 1975, thị xã La Gi giải thể, sáp nhập vào huyện Hàm Tân.

Ngày 13 tháng 3 năm 1979, thị trấn La Gi được thành lập trên cơ sở giải thể xã Tân Hòa và là huyện lị huyện Hàm Tân.

Ngày 3 tháng 6 năm 2005, thị trấn La Gi được công nhận là đô thị loại IV[3].

Ngày 5 tháng 9 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 114/2005/NĐ-CP về việc thành lập thị xã La Gi thuộc tỉnh Bình Thuận. Theo đó, thị xã La Gi được thành lập trên cơ sở tách thị trấn La Gi và 4 xã: Tân An, Tân Bình, Tân Hải, Tân Thiện thuộc huyện Hàm Tân. Đồng thời, thành lập 4 phường Phước Hội, Phước Lộc, Tân An, Tân Thiện và xã Tân Phước trên cơ sở giải thể thị trấn La Gi và các xã Tân An, Tân Thiện; thành lập phường Bình Tân từ một phần xã Tân Bình; chia xã Tân Hải thành 2 xã: Tân HảiTân Tiến[4].

Thị xã La Gi có 18.282,64 ha diện tích tự nhiên và 112.558 nhân khẩu với 9 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 5 phường và 4 xã.

Định hướng phát triển

Theo quyết định số 1659/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 07 tháng 11 năm 2012, định hướng trong giai đoạn 2015-2020, thị xã La Gi hoàn thành các tiêu chí, nâng cấp lên đô thị loại III, định hướng phát triển thành lập Thành phố La Gi, trung tâm kinh tế - du lịch phía Nam tỉnh Bình Thuận[5]

Ngày 31/12/2017 Thị xã La Gi được Bộ xây dựng ra quyết định công nhận là đô thị loại III. Hiện thị xã đang tích cực hoàn thiện nhiều hơn về cơ sở hạ tầng để hướng tới thành lập Thành Phố La Gi trực thuộc tỉnh Bình Thuận vào năm 2020 trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của Thị xã La Gi với 6 phường nội thị ( Phước Hội,Phước Lộc, Tân An, Tân Thiện, Bình Tân và Tân Phước) và 3 xã ngoại thị (Tân Bình, Tân Tiến, Tân Hải).

Giao thông

Xe buýt

Hiện đang hoạt động các tuyến:

  • La Gi - Phan Thiết
  • La Gi - Tân Nghĩa (Hàm Tân)
  • La Gi - Hàm Thuận Nam
  • La Gi - Thắng Hải (Hàm Tân)

Tham khảo

  1. ^ Thời Pháp thuộc, trên bản đồ và trong các văn bản hành chính, vì người Pháp đọc chữ "d" thành "đ" (đê), nếu viết đúng âm Hán Việt "La Di", người Pháp sẽ đọc là "la đi"/la di/ vì vậy họ viết thành La Gi để đọc cho gần đúng với ngữ âm của dân bản địa là "la di"/la zi/ và hình thức địa danh về mặt ký tự được cố định từ đó đến nay. Còn về mặt ngữ âm, một cách kiểm tra đơn giản nhất là thử thêm hai dấu huyền cho địa danh thành "Là Gì", chắc chắn ai cũng phải đọc là "là dì"/là zì/ chứ chẳng ai đọc "là ghì"/là ɣì/, và khi bỏ dấu huyền đi thì sẽ đọc "la di"/la zi/. Vậy, địa danh La Gi đọc đúng phải là "la di". Tham khảo bài viết của tác giả Đỗ Thành Dương đăng trên Tuổi Trẻ (báo) ngày 9 tháng 1 năm 2018 (https://tuoitre.vn/la-gi-la-la-di-cu-kuin-la-chu-quynh-20180109090541697.htm)
  2. ^ “Vị trí thị xã Lagi”.
  3. ^ “Quyết định 1222/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn La Gi là đô thị loại IV”.
  4. ^ “Nghị định 114/2005/NĐ-CP thành lập thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận”.
  5. ^ “Chương trình phát triển đô thị quốc gia của chính phủ”.

Bản mẫu:Các thị xã của Việt Nam

Tham khảo