Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận Thành viên:Sgnpkd”

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 57: Dòng 57:
Dùng tên Hán Việt cho người không phải Hán tộc là chuyện bình thường trong sách sử. Đến xa tít trời Tây còn có Bá Đa Lộc kìa, nói chi các cộng đồng dân tộc thiểu số từng và đang tồn tại trong TQ cổ. Hiện nay không ai phiên âm Hán Việt tên người Pháp nhưng không ai đòi bỏ tên Bá Đa Lộc hay Mạn Hòe. Mà thật ra chữ Pháp cũng là Hán Việt đấy thôi.
Dùng tên Hán Việt cho người không phải Hán tộc là chuyện bình thường trong sách sử. Đến xa tít trời Tây còn có Bá Đa Lộc kìa, nói chi các cộng đồng dân tộc thiểu số từng và đang tồn tại trong TQ cổ. Hiện nay không ai phiên âm Hán Việt tên người Pháp nhưng không ai đòi bỏ tên Bá Đa Lộc hay Mạn Hòe. Mà thật ra chữ Pháp cũng là Hán Việt đấy thôi.


Một dân tộc nào đó không gọi tên người, tên địa danh theo ngôn ngữ gốc mà gọi theo cách họ thích cũng bình thường. Đơn cử, tại sao người Anh không chịu dùng Moskva mà cứ Moscow. Tại sao Piốt đệ nhất đi qua tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức... lại biến tấu mỗi nơi một kiểu. Tại sao người Tây cứ nhất quyết viết tên người Nhật và người Hung tên trước họ sau dù dân bản địa ghi ngược lại. chẳng ai mắc công kiện tụng tại sao các anh không tôn trọng tôi, các anh khinh thường dân tộc chúng tôi.
Một dân tộc nào đó không gọi tên người, tên địa danh theo ngôn ngữ gốc mà gọi theo cách họ thích cũng không phải là chuyện hiếm hoi lạ lẫm. Đơn cử, người Anh không dùng Moskva mà cứ Moscow. Tên của Piốt đệ nhất đi qua tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức... lại biến tấu mỗi nơi một kiểu. Người Tây viết tên người Nhật và người Hung tên trước họ sau dù dân bản địa ghi ngược lại. Thật sự là, một mức độ nào đó mọi dân tộc đều dùng "tiêu chuẩn kép" khi gọi tên của người thuộc dân tộc khác.


Chẳng có Đại Hán gì trong việc dùng tên Hán Việt cả, vì Hán Việt là từ Hán nhưng đọc theo âm Việt, nói cách khác là đang Việt hóa chứ không phải Hán hóa tên người nước ngoài. Tại sao tên Hán Việt có thể nhiều người thích nghe và quen nghe, vì có âm Việt trong đấy, chứ không phải vì những người đó cuồng Hán, bị chi phối bởi tư tưởng Đại Hán, hay là miệt thị các dân tộc thiểu số ở TQ.
Chẳng có Đại Hán gì trong việc dùng tên Hán Việt cả, vì Hán Việt là từ Hán nhưng đọc theo âm Việt, nói cách khác là đang Việt hóa chứ không phải Hán hóa tên người nước ngoài. Tại sao tên Hán Việt có thể nhiều người thích nghe và quen nghe, vì có âm Việt trong đấy, chứ không phải vì những người đó cuồng Hán, bị chi phối bởi tư tưởng Đại Hán, hay là miệt thị các dân tộc thiểu số ở TQ.

Phiên bản lúc 03:08, ngày 12 tháng 12 năm 2018

Chào mừng bạn đã đến với Wikipedia Tiếng Việt. Đầu tiên, bạn nên tìm hiểu về Wikipedia, một bách khoa toàn thư tự do với sự cộng tác của nhiều độc giả từ khắp nơi trên thế giới. Để đóng góp cho Wikipedia, bạn hãy tìm hiểu các kiến thức bổ ích như sau:

 • Viết bài mới  • Trợ giúp viết bài  • Bài sơ khai  • Cẩm nang biên soạn  • Sửa đổi  • Quy định và hướng dẫn

Sau khi tìm hiểu, bạn hãy thử tạo bài viết đầu tiên. Để trình bày một bài viết ngăn nắp đúng văn phong của Wikipedia bạn có thể tìm hiểu về Hướng dẫn về bố cụcTrợ giúp sửa đổi. Nếu bạn vẫn chưa rõ về Wikipedia, bạn có thể tìm đến các mục Trợ giúp tổng quanBàn giúp đỡ để giải đáp thắc mắc của bạn.

Bên cạnh đó, bạn còn thể tham gia các dự án khác như:

 • Wiktionary  • Wikibooks  • Wikisource  • Wikiversity  • Wikimedia Commons  • Wikispecies  • Wikiquote

Xin lưu ý, Wikipedia không phải nơi đăng thông tin quảng cáo. Cuối cùng, xin chúc bạn vui vẻ và có nhiều đóng góp cho Wikipedia.

Việc cần giúp: Mong bạn tham gia dịch thuật và biên tập loạt bài sơ khai ở Thể loại:Bài đang dịch bởi bot.


You received this welcome message because you made edits here. If you do not understand Vietnamese, you can leave your comments at Guestbook for non-Vietnamese speakers. Sorry for latency (long time no welcome) or any inconvenience. Specially thank for your contributions.


Alphama (thảo luận · đóng góp)

January 2016

Hoan nghênh bạn đến với Wikipedia. Mặc dù mọi người được chào đón thực hiện các đóng góp mang tính xây dựng cho Wikipedia, nhưng dường như sửa đổi vừa rồi của bạn, như bạn đã làm tại Pháo kích trường tiểu học Cai Lậy, không mang tính xây dựng và đã được lùi lại hoặc hủy bỏ. Xin hãy dùng chỗ thử để thực hiện bất cứ thử nghiệm nào bạn muốn, và ghé qua trang trang chào mừng để tìm hiểu về cách đóng góp cho bách khoa này. Cảm ơn. Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 03:32, ngày 3 tháng 1 năm 2016 (UTC) [trả lời]

Gia Luật Bội

Yelu Bei là bính âm Hán ngữ mà sao bạn lại bảo là tên Khiết Đan. Iulamgiha nói chuyện 23:52, ngày 23 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Bính âm hiện đại so với âm Khiết Đan không khác là mấy, tên Khiết Đan vẫn là Yelubei nên họ đã dùng những từ Hán đồng âm để viết tên này. Thật ra bính âm Bắc Kinh chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi âm điệu của tiếng Khiết Đan và tiếng Nữ Chân nên khách với âm Đường-Hán và âm Hán Việt. Sgnpkd (thảo luận) 14:07, ngày 28 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Với những nhân vật lịch sử thuộc các triều đại phi-Trung Hoa như Đại Liêu, Kim, Hậu Kim, Bắc Ngụy, Tây Tạng... thì nên dùng tên tiếng địa phương của họ hơn là tên Hán Việt. Ví dụ: Yelubei còn có tên khác là Yelu Tuyu, tên này người Hán viết ra làm hai cách, cùng đọc là Yelutuyu: Gia Luật Đột Dục (耶律突欲) và Gia Luật Đồ Dục (耶律圖欲), phiên âm lại tiếng Việt càng dễ nhầm lẫn, thiếu tính lịch sử, tính dân tộc, nên để chính xác, nên gọi bằng tên gốc là Yelu Tuyu. Sgnpkd (thảo luận) 14:11, ngày 28 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tiếng Khiết Đan là một ngôn ngữ tuyệt chủng từng được nói bởi người Khiết Đan (thế kỷ 4-13) nhiều khả năng có liên quan đến các ngôn ngữ Mongol còn Bính âm Hán ngữ là cách thức sử dụng chữ cái Latinh để thể hiện cách phát âm các chữ Hán trong tiếng phổ thông Trung Quốc. 2 cái định nghĩa khác nhau mà bạn bảo Bính âm hiện đại so với âm Khiết Đan không khác là mấy.  Iulamgiha  nói chuyện 04:48, ngày 10 tháng 6 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Âm Bắc Kinh hiện đại chịu ảnh hưởng rất nhiều của âm Mông Cổ, Khiết Đan. Bính âm là diễn đạt âm tiết của tiếng Bắc Kinh vốn khác với tiếng Quan thoại nhà Minh. Vấn đề này bạn có thể đọc để nghiên cứu thêm. Riêng tiếng Khiết Đan nó là Yelubei, thì chuyển ngữ thành của tiếng Hoa là Yelubei 耶律倍 cũng giống như Italy chuyển âm thành Yidali 意大利 thôi, viết là Yidali không có nghĩa Yidali là tên tiếng Hoa, bạn phải phân biệt được ngôn ngữ và ký âm. Sgnpkd (thảo luận) 04:59, ngày 10 tháng 6 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tiếng Bắc Kinh khác với tiếng Quan thoại thì mình biết còn tiếng Khiết Đan đã thất truyền rồi mà bạn bảo nó là Yelubei thì cũng hơi khó tin đấy.  Iulamgiha  nói chuyện 05:05, ngày 10 tháng 6 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Trong loạt game Dynasty Warriors (trò chơi điện tử) mình hay chơi vẫn gọi Lã Bố là Lu Bu nhưng trên wikipedia không ai lại lấy bính âm bằng chữ cái Latinh để đặt tên bài chính cả. Thân mến.  Iulamgiha  nói chuyện 05:15, ngày 10 tháng 6 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Vì Lã Bố là người Trung Quốc. Ở trên mình đã nói chỉ dùng phiên âm Hán Việt để viết tên người Trung Quốc, không dùng Hán Việt để viết tên người các dân tộc khác, mà nên dùng tên trong tiếng dân tộc đó, phiên âm La-tinh, bạn không hiểu à? Sgnpkd (thảo luận) 08:49, ngày 10 tháng 6 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Đồng ý với bạn không dùng Hán Việt để viết tên người các dân tộc khác, với những nhân vật lịch sử thuộc các triều đại phi Trung Hoa như Đại Liêu, Kim, Hậu Kim, Nguyên mà nên dùng tên trong tiếng dân tộc đó nhưng cách đặt tên người một số nhân vật lịch sử phi Trung Hoa ở wikipedia tiếng Việt như sau: Đà Lôi không phiên âm thành Tolui, Nỗ Nhĩ Cáp Xích không phiên âm thành Nurhachi, Hoàng Thái Cực không phiên âm thành Huang Taiji, Tăng Cách Lâm Thấm không phiên âm thành Sengge Rinchen. Thân mến.  Iulamgiha  nói chuyện 11:41, ngày 10 tháng 6 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Thứ nhất, Yelu là tên của thị tộc, khi chuyển sang tên Hán mới được dùng làm họ (tính), ngay từ đầu thì người Khiết Đan với bản chất du mục làm gì có họ. Thứ hai, nhân vật lịch sử Trung Quốc thì nên dùng chữ Hán Việt, như thế hoàn toàn phù hợp với nguồn chính của bài. Thứ ba, hầu hết các nhân vật này sinh thời đều dùng văn hóa Hán, người đương thời xưng Hòa Thân là Hòa trung đường, Tăng Cách Lâm Thấm là Tăng tướng quân đấy, chẳng có lý do gì bạn sửa tên bài viết về họ sang một cái tên La Tinh xa xôi cả, đây vẫn là Wiki tiếng Việt kia mà.--Diepphi (thảo luận) 10:21, ngày 16 tháng 6 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Đây không phải tên Latinh, mà là tên Mông Cổ, tên Mãn Châu, là cái tên mà họ sử dụng với nhau lúc sinh thời và cái tên mọi sử gia trên thế giới đều sử dụng, trừ Trung Quốc. Cách bạn biện luận người Khiết Đan không có họ, tên thì thật sự quá đậm mùi chủ nghĩa Đại Hán. Người Mãn, người Mông không phải là người Hán, vua Mãn vua Nguyên đều có văn hóa riêng nên tôn trọng tên gọi của dân tộc, của lịch sử. Trung Quốc hiện đại là tập hợp của 54 dân tộc, và trong quá khứ còn do vô số dân tộc và quốc gia hợp thành, nhân vật lịch sử từng tồn tại ở lãnh thổ Trung Quốc hiện nay thì không có nghĩa phải sử dụng tên Hán. Sgnpkd (thảo luận) 10:35, ngày 16 tháng 6 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Không dùng tên Hán và không dùng chữ Hán là 2 chuyện khác nhau. Hoàn Nhan Trần Hòa Thượng chỉ thích dùng tên Nữ Chân của mình, nhưng ông chẳng bao giờ đòi viết tên mình bằng chữ Nữ Chân. Hơn nữa, người Tống gọi Hoàn Nhan Tông Bật là Ô Châu, gọi Tông Hàn là Niêm Hãn, chính là tỏ ra thù địch với họ. Truyền thống này đúng là có liên quan đến chủ nghĩa Đại Hán, người Nam triều luôn gọi người Bắc Ngụy bằng những cái tên Tiên Ti hay Vương Ngạn Chương dùng cái tên Sa Đà để miệt thị Lý Tự Nguyên. Chỉ là cuộc thảo luận không đến mức ấy, bạn đẩy vấn đề đi quá xa so với suy nghĩ của tôi, khiến cuộc thảo luận này trở nên khó chịu. Cách biện luận về tên của người Khiết Đan của tôi chẳng có gì không ổn, đó là thực tế lịch sử. Dân tộc nào cũng có khởi đầu như vậy.--Diepphi (thảo luận) 12:26, ngày 16 tháng 6 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Dùng tên Hán Việt cho người không phải Hán tộc là chuyện bình thường trong sách sử. Đến xa tít trời Tây còn có Bá Đa Lộc kìa, nói chi các cộng đồng dân tộc thiểu số từng và đang tồn tại trong TQ cổ. Hiện nay không ai phiên âm Hán Việt tên người Pháp nhưng không ai đòi bỏ tên Bá Đa Lộc hay Mạn Hòe. Mà thật ra chữ Pháp cũng là Hán Việt đấy thôi.

Một dân tộc nào đó không gọi tên người, tên địa danh theo ngôn ngữ gốc mà gọi theo cách họ thích cũng không phải là chuyện hiếm hoi lạ lẫm. Đơn cử, người Anh không dùng Moskva mà cứ Moscow. Tên của Piốt đệ nhất đi qua tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức... lại biến tấu mỗi nơi một kiểu. Người Tây viết tên người Nhật và người Hung tên trước họ sau dù dân bản địa ghi ngược lại. Thật sự là, ở một mức độ nào đó mọi dân tộc đều dùng "tiêu chuẩn kép" khi gọi tên của người thuộc dân tộc khác.

Chẳng có Đại Hán gì trong việc dùng tên Hán Việt cả, vì Hán Việt là từ Hán nhưng đọc theo âm Việt, nói cách khác là đang Việt hóa chứ không phải Hán hóa tên người nước ngoài. Tại sao tên Hán Việt có thể nhiều người thích nghe và quen nghe, vì có âm Việt trong đấy, chứ không phải vì những người đó cuồng Hán, bị chi phối bởi tư tưởng Đại Hán, hay là miệt thị các dân tộc thiểu số ở TQ.

Dân tộc nào cũng có phiên bản Đại XXX tương ứng cho mình. Khi các bộ tộc khác chiếm lĩnh Trung Nguyên, họ cũng coi mình là nhất và ở một mức độ nào đó kì thị ngược đãi người Hán chứ chẳng phải hiền lành tội nghiệp gì. Nhưng khi các bộ tộc này đô hộ người Hán, chính họ bị người Hán đồng hóa, đó là một thực tế lịch sử. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:08, ngày 11 tháng 12 năm 2018 (UTC)[trả lời]