Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Âm Lệ Hoa”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 29: Dòng 29:
'''Âm Lệ Hoa''' ([[Phồn thể]]: 陰麗華; [[giản thể]]: 阴丽华; [[5]] - [[3 tháng 1]], [[64]]), thường được gọi là '''Quang Liệt Âm hoàng hậu''' (光烈陰皇后), là [[Hoàng hậu]] thứ hai của [[Hán Quang Vũ Đế]] Lưu Tú, mặc dù bà kết hôn với ông trước Hoàng hậu đầu tiên là [[Quách Thánh Thông]].
'''Âm Lệ Hoa''' ([[Phồn thể]]: 陰麗華; [[giản thể]]: 阴丽华; [[5]] - [[3 tháng 1]], [[64]]), thường được gọi là '''Quang Liệt Âm hoàng hậu''' (光烈陰皇后), là [[Hoàng hậu]] thứ hai của [[Hán Quang Vũ Đế]] Lưu Tú, mặc dù bà kết hôn với ông trước Hoàng hậu đầu tiên là [[Quách Thánh Thông]].


Bà nổi tiếng với giai thoại là hồng nhan tri kỷ của Quang Vũ Đế Lưu Tú. [[Thụy hiệu]] của bà khởi đầu cho một xu hướng trong thời gian còn lại của triều Đông Hán và tiếp đến tận thời [[nhà Tùy]], đó là thụy hiệu của một Hoàng hậu không phải đặt hoàn toàn theo thụy hiệu của phu quân họ như thời Tây Hán, mà đặt một phần theo thụy hiệu của phu quân và thêm một chữ mang tính diễn tả.
Bà nổi tiếng với giai thoại là hồng nhan tri kỷ của Quang Vũ Đế Lưu Tú, với câu nói nổi tiếng lưu danh thiên cổ:''"Nếu được làm quan, ta muốn trở thành Chấp kim ngô; nếu ta thành thân, ta muốn lấy Âm Lệ Hoa"''. [[Thụy hiệu]] của bà khởi đầu cho một xu hướng trong thời gian còn lại của triều Đông Hán và tiếp đến tận thời [[nhà Tùy]], đó là thụy hiệu của một Hoàng hậu không phải đặt hoàn toàn theo thụy hiệu của phu quân họ như thời Tây Hán, mà đặt một phần theo thụy hiệu của phu quân và thêm một chữ mang tính diễn tả.


== Cuộc đời ==
== Cuộc đời ==

Phiên bản lúc 09:19, ngày 20 tháng 12 năm 2018

Âm Lệ Hoa
陰麗華
Hoàng hậu nhà Hán
Tại vị41 - 57
Tiền nhiệmQuang Vũ Quách hoàng hậu
Kế nhiệmMinh Đức Mã hoàng hậu
Hoàng thái hậu nhà Hán
Tại vị57 - 64
Tiền nhiệmHiếu Bình Vương thái hậu
Kế nhiệmMinh Đức Mã thái hậu
Thông tin chung
Sinh5
Hán Bình Đế Nguyên Trị năm thứ 5
Tân Dã, Nam Dương
Mất3 tháng 1, 64 (58–59 tuổi)
Hán Minh Đế Vĩnh Bình năm thứ 7
Lạc Dương
An tángNguyên lăng (原陵)
Phu quânHán Quang Vũ Đế
Hậu duệ
Thụy hiệu
Quang Liệt hoàng hậu
(光烈皇后)
Tước hiệu[Quý nhân; 貴人]
[Hoàng hậu; 皇后]
[Hoàng thái hậu; 皇太后]
Hoàng tộcNhà Đông Hán
Thân phụÂm Lục
Thân mẫuĐặng phu nhân

Âm Lệ Hoa (Phồn thể: 陰麗華; giản thể: 阴丽华; 5 - 3 tháng 1, 64), thường được gọi là Quang Liệt Âm hoàng hậu (光烈陰皇后), là Hoàng hậu thứ hai của Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú, mặc dù bà kết hôn với ông trước Hoàng hậu đầu tiên là Quách Thánh Thông.

Bà nổi tiếng với giai thoại là hồng nhan tri kỷ của Quang Vũ Đế Lưu Tú, với câu nói nổi tiếng lưu danh thiên cổ:"Nếu được làm quan, ta muốn trở thành Chấp kim ngô; nếu ta thành thân, ta muốn lấy Âm Lệ Hoa". Thụy hiệu của bà khởi đầu cho một xu hướng trong thời gian còn lại của triều Đông Hán và tiếp đến tận thời nhà Tùy, đó là thụy hiệu của một Hoàng hậu không phải đặt hoàn toàn theo thụy hiệu của phu quân họ như thời Tây Hán, mà đặt một phần theo thụy hiệu của phu quân và thêm một chữ mang tính diễn tả.

Cuộc đời

Thân thế

Quang Liệt hoàng hậu Âm Lệ Hoa sinh năm Nguyên Trị thứ 5 (5) thời Hán Bình Đế, quê quán tại huyện Tân Dã, quận Nam Dương (gần tương ứng với Nam Dương, Hà Nam ngày nay). Theo Hậu Hán thư, nhà họ Âm có nguồn gốc từ hạ khanh Quản Trọng trứ danh của nước Tề trong thời Xuân Thu. Đến đời thứ 7 là Quản Tu (管修), gia đình từ nước Tề sang cư ngụ nước Sở, được phong làm Âm đại phu (陰大夫), từ đấy lấy "Âm" làm họ. Vào thời đầu nhà Hán, nhà họ Âm mới chuyển đến Tân Dã, là một danh gia vọng tộc lâu đời, được ban chức Bang quân (邦君) như đối với một chư hầu vương, cho thấy vị thế rất lớn của nhà họ Âm tại địa phương[1][2]. Dẫu vậy, nhà họ Âm suốt các đời Tần và Tây Hán cũng không có ai ra làm quan, nên ảnh hưởng chính tri của họ Âm khi đó là không có, chỉ có phú quý vinh hiển tại quê nhà mà thôi.

Cha của Âm Lệ Hoa là Âm Lục (陰陸), mẹ của bà là Đặng phu nhân (鄧夫人)[3], cũng là dòng họ quyền thế ở Nam Dương. Bà có ít nhất bốn người em: Âm Hưng (陰興), Âm Tựu (陰就), Âm Thức (陰識) và Âm Hân (陰訢), trong đó Âm Hưng và Âm Hân là bào đệ đồng mẫu với bà, còn Âm Thức do vị phu nhân trước của cha bà sinh ra. Gia đình bà có mối giao hảo rất tốt với dòng họ Đặng của Đặng Vũ, về sau cũng là gia thần có công của chồng bà Lưu Tú. Chị của bà Âm thị là vợ Đặng Nhượng[4], còn mẹ bà Đặng phu nhân xuất thân trong gia tộc họ Đặng. Hòa Hi hoàng hậu Đặng Tuy, vợ của cháu cố bà là Hán Hòa Đế có mẹ là Âm thị, là con gái của đường đệ của Âm Lệ Hoa.

Âm hoàng hậu cùng quê với Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú, mất cha khi 9 tuổi, được bá phụ Lưu Lương nuôi dưỡng. Tuổi trẻ, Lưu Tú hay chăm việc đồng án, anh cả Lưu Diễn thường giểu cợt ông chỉ chăm chăm cày ruộng. Đời Thiên Mệnh của nhà Tân, Lưu Tú đến Trường An du học[5]. Khi họ còn trẻ, Lưu Tú đã say mê, thán phục trước sắc đẹp, tài năng và nhân phẩm của bà và có tình cảm đặc biệt sâu nặng với bà. Theo Hậu Hán thư, khi Lưu Tú viếng thăm kinh thành Trường An, ông đã trở nên ấn tượng với chấp kim ngô (執金吾, quan viên lãnh đạo cấm quân bảo vệ kinh thành và cung thành), lập lời thề rằng:

「仕宦當作執金吾,娶妻當得陰麗華」.
"Nếu được làm quan, ta muốn trở thành Chấp kim ngô; nếu ta thành thân, ta muốn lấy Âm Lệ Hoa";

Năm Canh Thủy nguyên niên (23), tháng 6, anh trai cả của Lưu Tú là Lưu Diễn bị Hán Canh Thủy Đế giết chết[6]. Cũng trong tháng đó, Âm LỆ Hoa kết hôn với Lưu Tú. Lúc này, Lưu Tú đã 28 tuổi, còn Âm Lệ Hoa được 19 tuổi[7][8]. Tháng 9, Lưu Tú được Canh Thủy Đế phái đến khu vực phía bắc Hoàng Hà, Âm Lệ Hoa trở về nhà cũ[9][10][11].

Sắc phong Quý nhân

Năm Canh Thủy thứ 2 (24), để củng cố lực lượng quân đội trong chiến dịch tiêu diệt Vương Lang, Lưu Tú kết hôn với Quách Thánh Thông, chất nữ của quân phiệt Chân Định vương Lưu Dương (劉楊), sử sách gọi việc này là "Lưu Tú lấy vợ mượn quân". Quách Thánh Thông đã hạ sinh con trai trưởng cho Lưu Tú tên là Lưu Cương.

Năm Canh Thủy thứ 3 (25), tháng 6, Lưu Tú đã rời bỏ Canh Thủy Đế, và tự tuyên bố mình là Hoàng đế triều Hán, cải nguyên Kiến Vũ, tức Hán Quang Vũ Đế[12]. Cuối năm đó, khi chiếm được Lạc Dương làm kinh đô, Lưu Tú đã cử các thuộc hạ 300 người đến hộ tống Âm Lệ Hoa đến kinh thành, và phong làm Quý nhân[13]. Quách Thánh Thông cũng cùng một cấp phong làm Quý nhân[14], nhưng Lưu Tú vẫn ý vị tấn phong anh cả Âm Thức của Âm Lệ Hoa làm "Âm Hương hầu" (陰鄉侯), cố ý để địa vị nhà họ Âm cao hơn nhà họ Quách[15].

Năm Kiến Vũ thứ 2 (26), Quang Vũ Đế đã chuẩn bị để tấn phong một Hoàng hậu. Âm Lệ Hoa là nguyên phối phu nhân, cũng được Lưu Tú yêu hơn cả, Lưu Tú đã tán dương bà là "Nhã tính khoan nhân, có đức độ mẫu nghi", rất xứng Hậu vị[16][17], thế nhưng khi đó Âm Quý nhân chưa hạ sinh Hoàng tử, và bà đã khước từ vị trí Hoàng hậu và tán thành Quách Quý nhân[18][19]. Không còn cách nào, Lưu Tú đã lập Quách Thánh Thông làm Hoàng hậu và lập Lưu Cương làm Hoàng thái tử.

Cũng trong năm này, Chân Định vương Lưu Dương dường như bất bình trước việc chậm chạp lập Hậu của Lưu Tú, đã quyết định nổi loạn, sau đó bị giết. Ấn lẽ thường, Quách hậu cùng gia tộc họ Quách sẽ bị liên lụy, thế nhưng vào lúc này nhà Đông Hán không ổn định, Lưu Tú cũng không thể tùy tiện đưa ra quyết định tận diệt, do đó vẫn hết sức thiện đãi Quách hậu[20][21].

Năm Kiến Vũ thứ 4 (28), tháng 5, ngày Giáp Thân, Âm Quý nhân hạ sinh hoàng tử đầu tiên của mình là Lưu Dương tại huyện Nguyên Thị[22][23]. Đây là một lần sinh nở khó hiểu, vì Âm Lệ Hoa khi đó đã mang thai, thế mà Lưu Tú vẫn kiên quyết đem bà đi theo hành quân, lại ở huyện thôn hẻo lánh hạ sinh Hoàng tử. Khi Lưu Dương vừa sinh, Lưu Tú vui lắm, đánh giá ngũ quan sáng ngời như Đế Nghiêu thời thượng cổ, lại lấy biểu tượng màu đỏ của ánh dương đặt tên Hoàng tử là "Dương", biểu thị sự coi trọng cùng yêu thích của Lưu Tú đối với đứa con này của Âm Lệ Hoa[24][25]. Sau khi sinh ra Lưu Dương, Âm Lệ Hoa ngày càng được thịnh sủng[26], sau đó liên tiếp sinh ra thêm 4 người con khác là Đông Bình Hiến vương Lưu Thương, Quảng Lăng Tư vương Lưu Kinh, Lâm Hoài Hoài công Lưu Hành và Lang Tà Hiếu vương Lưu Kinh[27].

Năm Kiến Vũ thứ 9 (33), Đặng phu nhân và Âm Hân bị đạo phỉ sát hại. Quang Vũ Đế đã rất thương tiếc họ, và ông đã phong tước hầu cho Âm Tựu và cũng cố phong tước hầu cho Âm Hưng, song Âm Hưng đã khiêm tốn từ chối và còn bảo Âm quý nhân phải luôn khiêm tốn và không tìm kiếm danh vọng cho người thân của bà. Tuy chỉ là Quý nhân nhưng Quang Vũ Đế vẫn tình cảm mặn nồng với bà. Sau bà hạ sinh tổng cộng năm hoàng tử, bằng với số hoàng tử do Quách hậu sinh.

Tấn lập Hoàng hậu

Năm Kiến Vũ thứ 17 (41), Quang Vũ Đế phế truất Quách hậu và đưa Âm Quý nhân lên thay.

Thay vì tống giam vào lãnh cung như các Hoàng hậu bị phế truất khác, Quang Vũ Đế đã lập con trai Lưu Phụ của Quách Thánh Thông làm Trung Sơn vương, và lập bà làm Trung Sơn vương thái hậu. Quang Vũ Đế cũng phong đệ đệ của Quách Thánh Thông là Quách Huống (郭況) một chức quan quan trọng và đã ban cho Quách Huống nhiều của cải. Không nỡ lòng nào phế truất cả mẹ lẫn con, Quang Vũ Đế ban đầu vẫn để Lưu Cương làm Hoàng thái tử. Tuy nhiên, vị hoàng thái tử này nhận thấy địa vị của mình không chắc chắn nên đã nhiều lần thỉnh cầu được từ bỏ ngôi vị.

Năm Kiến Vũ thứ 19 (43), Quang Vũ Đế chấp thuận và phong cho Lưu Dương - con trai cả của Âm hoàng hậu, làm Hoàng thái tử thay thế. Ông cũng đổi tên húy của tân hoàng thái tử thành Trang (莊).

Âm hoàng hậu đã không được đề cập đến thường xuyên trong sử sách trong thời gian bà làm Hoàng hậu, một dấu hiệu cho thấy bà đã không cố gắng sử dụng ảnh hưởng như một Hoàng hậu. Tuy nhiên, ba đệ của bà đều trở thành các quan viên và hầu tước quyền lực, mặc dù họ thường có các vị trí cấp thấp và không tìm kiếm chức vụ cao hơn cho mình. Bà rất quý mến hoàng tử cuối cùng của Quách hoàng hậu trước đây là Trung Sơn Giản vương Lưu Yên, và sau khi Quách thái hậu qua đời, bà đã đối xử với Lưu Yên như con ruột của mình.

Hoàng thái hậu tôn quý

Năm Kiến Vũ trung nguyên thứ 2 (57), Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú băng hà, người kế vị là Hoàng thái tử Lưu Trang, tức Hán Minh Đế. Âm hoàng hậu nhận tước vị Hoàng thái hậu. Âm Thái hậu có ảnh hưởng ở mức trung bình đối với con trai của bà, song ít hơn nhiều so với các Hoàng thái hậu trước đó, vì Thái hậu không trực tiếp can dự nhiều vào chính sự.

Năm Vĩnh Bình thứ 2 (59), một tai họa đã giáng xuống gia đình của Âm hoàng thái hậu. Con của người em Âm Tựu của bà là Âm Phong (陰豐) đã kết hôn với công chúa của Lưu Tú (không rõ có phải là con ruột của Âm hoàng thái hậu không) là Lâm Ấp công chúa Lưu Thụ (劉綬). Lâm Ấp công chúa có tính kiêu ngạo và đố kỵ, và Âm Phong do giận dữ đã giết chết Công chúa rồi bản thân bị hành quyết. Âm Tựu và phu nhân sau đó tự vẫn.

Năm Vĩnh Bình thứ 3 (60), với sự tán thành của Âm hoàng thái hậu, Minh Đế đã lập Mã quý nhân - tiểu thư của Mã Viện - làm hoàng hậu. Mã hoàng hậu là người được Âm hoàng thái hậu yêu mến do có tính tình nhu mì và không ghen tị, có lẽ vì Mã hoàng hậu phản ánh hình ảnh của bà. Cũng vào năm 60, Minh Đế và Âm hoàng thái hậu thực hiện một chuyến thăm hiếm hoi đến quê nhà ở Nam Dương quận, họ đã dành vài ngày để thiết đãi đại tiệc các họ hàng xa thuộc họ Đặng và họ Âm của Âm hoàng thái hậu.

Năm Vĩnh Bình thứ 7 (64), chính nguyệt, ngày Quý Mão (tức ngày 3 tháng 1 dương lịch), Hoàng thái hậu Âm Lệ Hoa giá băng, hưởng thọ 60 tuổi. Bà được táng một cách trang trọng dành cho một Thái hậu và được hợp táng cùng với phu quân Quang Vũ Đế của bà tại Nguyên lăng.

Hậu duệ

Quang Liệt hoàng hậu Âm Lệ Hoa có tổng cộng 5 người con với Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú, tất cả đều là hoàng tử. Bao gồm:

  1. Hán Minh Đế Lưu Trang, con thứ tư của Hán Quang Vũ Đế. Tên cũ Lưu Dương [劉暘].
  2. Lưu Thương [刘苍], con thứ sáu của Hán Quang Vũ Đế, thụy Đông Bình Hiến vương (东平宪王), mất năm Kiến Sơn thứ 8 (83) thời Hán Chương Đế. Trước khi Âm hậu trở thành Kế hậu, ông được phong "Đông Bình công" (东平公). Trong lịch sử Đông Hán, ông nổi tiếng là một người hay văn thơ, phụ chính thời Hán Minh Đế và vị trí còn trên cả Tam công. Sau vì lo sợ mà quay về đất phong Đông Bình, rút khỏi chính trường.
  3. Lưu Kinh [劉荊], con thứ 8 của Hán Quang Vũ Đế, thụy Quảng Lăng Tư vương (广陵思王). Năm Kiến Vũ thứ 15 (39), sắc phong tước "Sơn Dương công" (山阳公), sau khi Âm hậu lên ngôi cải thành "Sơn Dương vương" (山阳王). Luôn đối đầu với anh trai Hán Minh Đế, ngay sau khi Quang Vũ Đế băng thì mật mưu với Quách Huống tính bề mưu phản, sau bị bại lộ và bị đày đi Hà Nam cung. Sau này Hán Minh Đế cải phong nước Quảng Lăng, tước "Quảng Lăng vương" (广陵王), phái đến ở đấy nhưng Lưu Kinh vẫn chống đối tạo phản, việc bị lộ, cho tự sát. Mất năm Vĩnh Bình thứ 10 (67), thụy là (思).
  4. Lưu Hành [刘衡], con thứ 9 của Hán Quang Vũ Đế, thụy Lâm Hoài Hoài công (临淮怀公), mất năm Kiến Vũ thứ 17 (41).
  5. Lưu Kinh [刘京], con thứ 11 của Hán Quang Vũ Đế, thụy Lang Tà Hiếu vương (琅邪孝王), mất năm Kiến Sơ thứ 6 (81). Năm Kiến Vũ thứ 15, sắc phong "Lang Tà công" (琅邪公), sau khi Âm hậu lên ngôi vị mới cải phong tước Vương. Ông nổi tiếng có tính hiếu, lại ham học.

Trong văn hóa đại chúng

Năm Phim truyền hình Diễn viên
1990 Đông Hán diễn nghĩa Liệu Lệ Quân
2003 Quang Vũ đế Lưu Tú Hoàng Lệ Na
2016 Tú Lệ giang sơn chi Trường ca hành Triệu Xu Đình (tuổi nhỏ)
Dương Chí Văn (tuổi thiếu niên)
Lâm Tâm Như (tuổi trưởng thành và lão niên)

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ 《后汉书·樊宏阴识列传第二十二 》初,阴氏世奉管仲之祀,谓为“相君”。
  2. ^ 《后汉书·樊宏阴识列传第二十二 》自是已后,暴至巨富,田有七百余顷,舆马仆隶,比于邦君。
  3. ^ 《後漢書·皇后紀上·光烈陰皇后》:「九年,有盜劫殺後母鄧氏及弟」。
  4. ^ 《東觀記》曰:「讓夫人,光烈皇后姊也」。
  5. ^ 《后汉书·光武帝纪》光武年九岁而孤,养于叔父良。身长七尺三寸,美须眉,大口,隆准,日角。而兄伯升好侠养士,常非笑光武事田业,比之高祖兄仲。王莽天凤中,乃之长安,受《尚书》,略通大义。
  6. ^ 《後漢書·劉玄劉盆子列傳》:「是時,光武及兄伯升亦起舂陵,與諸部合兵而進...五月,伯升拔宛。六月,更始入都宛城,盡封宗室及諸將,為列侯者百餘人。更始忌伯升威名,遂誅之,以光祿勳劉賜為大司徒。」
  7. ^ 《后汉书·光武帝纪》(地节三年)十月,与李通从弟轶等起于宛,时年二十八
  8. ^ 《后汉书·皇后纪》更始元年六月,遂纳后于宛当成里,时年十九。
  9. ^ 《后汉书·光武帝纪》会伯升为更始所害,光武自父城驰诣宛谢。司徒官属迎吊光武,光武难交私语,深引过而已。未尝自伐昆阳之功,又不敢为伯升服丧,饮食言笑如平常。更始以是惭,拜光武为破虏大将军,封武信侯。
  10. ^ 《后汉书·光武帝纪》(更始元年九月)更始将北都洛阳,以光武行司隶校尉,使前整修宫府。
  11. ^ 《后汉书·皇后纪》及光武为司隶校尉,方西之洛阳,令后归新野。
  12. ^ 《后汉书·光武帝纪》(建武元年)六月己未,即皇帝位。燔燎告天,禋于六宗,望于群神。
  13. ^ 郦元《水经注》曰:鲁阳关水历衡山西,南经皇后城。建武元年光武遣,侍中傅俊持节迎光烈皇后於济阳,后发兵三百馀人,宿卫皇后道路归京师,盖税舍所在,故得其名矣。
  14. ^ 《后汉书·皇后纪》光武即位,令侍中傅俊迎后,与胡阳、宁平主诸宫人俱到洛阳,以后为贵人。
  15. ^ 《后汉书·皇后纪》及光武为司隶校尉,方西之洛阳,令后归新野。及邓奉起兵,后兄识为之将,后随家属徙淯阳,止于奉舍。
  16. ^ 《后汉书·皇后纪》帝以后雅性宽仁,欲崇以尊位
  17. ^ 《东观汉记·卷六·传一》上以后性贤仁,宜母天下,欲授以尊位。
  18. ^ 《后汉书·皇后纪》后固辞,以郭氏有子,终不肯当,故遂立郭皇后。
  19. ^ 《东观汉纪·卷六·传一》后辄退让,自陈不足以当大位。
  20. ^ 《后汉书·耿纯传》时真定王刘扬复造作谶记云:“赤九之后,瘿扬为主。”扬病瘿,欲以惑众,与绵曼贼交通。建武二年春,遣骑都尉陈副、游击将军邓隆征扬,扬闭城门,不内副等。乃复遣纯持节,行赦令于幽、冀,所过并使劳慰王侯。密来纯曰:“刘扬若见,因而收之。”纯从吏士百余骑与副、隆会元氏,俱至真定,止传舍。扬称病不谒,以纯真定宗室之出,遣使与纯书,欲相见。纯报曰:“奉使见王侯牧守,不得先诣,如欲面会,宜出传舍。”时扬弟临邑侯让及从兄细各拥兵万余人,扬自恃众强而纯意安静,即从官属诣之,兄弟并将轻兵在门外。扬入见纯,纯接以礼敬,因延请其兄弟,皆入,乃闭郃悉诛之,因勒兵而出。真定震怖,无敢动者。
  21. ^ 《后汉书·光武帝纪》:(建武二年正月)真定王杨、临邑侯让谋反,遣前将军耿纯诛之。
  22. ^ 《东观汉纪·显宗孝明皇帝》建武四年五月甲申,皇子阳生
  23. ^ 《后汉书·孝明帝纪》常山三老言于帝曰:“上生于元氏,愿蒙优复。”
  24. ^ 《后汉书·光武帝纪》壬子,起高庙,建社稷于洛阳,立郊兆于城南,始正火德,色尚赤。
  25. ^ 《东观汉记·卷二·纪二·显宗孝明皇帝》丰下锐上,颜赤色,有似于尧,上以赤色名之曰阳。
  26. ^ 《后汉纪》及后生东海王阳,而宠益盛。
  27. ^ 《后汉书·光武十王列传》光烈皇后生显宗、东平宪王苍、广陵思王荆、临淮怀公衡、琅邪孝王京