Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đế quốc Việt Nam”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n r2.6.4) (robot Thay: hr:Vijetnamsko carstvo
NDS (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 63: Dòng 63:
[[Thể loại:Thời kỳ Showa]]
[[Thể loại:Thời kỳ Showa]]
[[Thể loại:Quốc gia tồn tại ngắn ngủi]]
[[Thể loại:Quốc gia tồn tại ngắn ngủi]]
[[Thể loại:Lãnh thổ chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới thứ hai]]
[[Thể loại:Cựu quốc gia trong lịch sử Việt Nam]]


[[en:Empire of Vietnam]]
[[en:Empire of Vietnam]]

Phiên bản lúc 09:37, ngày 20 tháng 5 năm 2011

Loạt bài
Lịch sử Việt Nam
Bản đồ Việt Nam

Thời tiền sử

Hồng Bàng

An Dương Vương

Bắc thuộc lần I (207 TCN – 40)
   Nhà Triệu (207 – 111 TCN)
Hai Bà Trưng (40 – 43)
Bắc thuộc lần II (43 – 541)
   Khởi nghĩa Bà Triệu
Nhà Tiền LýTriệu Việt Vương (541 – 602)
Bắc thuộc lần III (602 – 905)
   Mai Hắc Đế
   Phùng Hưng
Tự chủ (905 – 938)
   Họ Khúc
   Dương Đình Nghệ
   Kiều Công Tiễn
Nhà Ngô (938 – 967)
   Loạn 12 sứ quân
Nhà Đinh (968 – 980)
Nhà Tiền Lê (980 – 1009)
Nhà Lý (1009 – 1225)
Nhà Trần (1225 – 1400)
Nhà Hồ (1400 – 1407)
Bắc thuộc lần IV (1407 – 1427)
   Nhà Hậu Trần
   Khởi nghĩa Lam Sơn
Nhà Hậu Lê
   Nhà Lê sơ (1428 – 1527)
Nhà Lê trung hưng
(1533 – 1789)
Nhà Mạc (1527 – 1592)
TrịnhNguyễn
phân tranh
Nhà Tây Sơn (1778 – 1802)
Nhà Nguyễn (1802 – 1945)
   Pháp thuộc (1887 – 1945)
   Đế quốc Việt Nam (1945)
Chiến tranh Đông Dương (1945 – 1975)
   Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
   Quốc gia Việt Nam
   Việt Nam Cộng hòa
   Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976)

Xem thêm

sửa

Đế quốc Việt Nam, là một quốc gia trong lịch sử Việt Nam tồn tại 5 tháng (từ 11 tháng 3, 1945 - 23 tháng 8, 1945). Trong thời gian ngắn ngủi chấp chính, chính phủ này đã làm được một việc là tuyên bố độc lập và thống nhất, nhập xứ Nam Kỳ vào Việt Nam trên danh nghĩa.

Phục hồi độc lập

Quốc kỳ của Đế quốc Việt Nam

Trong Đệ nhị thế chiến, quân đội Pháp đã mất quyền kiểm soát Đông Dương thuộc Pháp và quyền này rơi vào tay người Nhật. Tuy nhiên, người Nhật vẫn giữ lại những quan chức Pháp và chỉ điều khiển sau hậu trường. Ngày 9 tháng 3, Nhật đổi chính sách và đảo chính Pháp, bắt giam các tướng lãnh và tước khí giới của quân đội Pháp. Đại sứ Nhật ở Đông Dương là Matsumoto Shunichi giao cho đại diện Pháp là Đô đốc Jean Decoux tối hậu thư đòi người Pháp phải chấp nhận vô điều kiện quyền chỉ huy của Nhật trên mọi phương diện. Ở Huế đại úy Kanebo Noburu vào trình báo vua Bảo Đại quyền lực của Pháp đã bị loại.[1] Cùng chiều hướng đó phát xít Nhật thỏa thuận trao trả độc lập cho Việt Nam trên danh nghĩa. Hai ngày sau, 11 Tháng Ba vua Bảo Đại triệu cố vấn tối cao của Nhật là đại sứ Yokoyama Masayuki vào điện Kiến Trung để tuyên bố nước Việt Nam độc lập.[2] Cùng đi với Yokoyama là tổng lãnh sự Konagaya Akira và lãnh sự Watanabe Taizo.[3] Bản tuyên ngôn đó có chữ ký của sáu vị thượng thư trong Cơ mật ViệnPhạm Quỳnh, Hồ Đắc Khải, Ưng Úy, Bùi Bằng Đoàn, Trần Thanh Đạt, và Trương Như Đính, nguyên văn chiếu chỉ đề ngày 27 Tháng Giêng ta năm thứ 20 niên hiệu Bảo Đại:[4]

Theo đó triều đình Huế khước hủy Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884 vốn áp đặt nền bảo hộ lên toàn cõi nước Việt.

Với Dụ số 1 ra ngày 17 tháng 3, vua nêu khẩu hiệu "Dân Vi Quý" (lấy dân làm quý) làm phương châm trị quốc. Nhà sử học Trần Trọng Kim được bổ làm nội các tổng trưởng thời kỳ mới, giao nhiệm vụ thành lập nội các vào ngày 17 tháng 4. Đây là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập và Trần Trọng Kim trở thành thủ tướng đầu tiên của Việt Nam. Với nội các tập hợp được những trí thức có danh tiếng lúc bấy giờ, thành phần nội các ra mắt quốc dân ngày 19 tháng 4, trong đó có:

  1. Bác sĩ Hồ Tá Khanh - Bộ trưởng Bộ Kinh tế
  2. Luật sư Phan Anh - Bộ trưởng Bộ Thanh niên
  3. Bác sĩ Trần Đình Nam - Bộ trưởng Bộ Nội vụ
  4. Luật sư Trịnh Đình Thảo - Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Cựu Tổng đốc tỉnh Thái BìnhPhan Kế Toại được bổ làm Khâm sai Bắc Kỳ còn Nguyễn Văn Sâm làm Khâm sai Nam Kỳ đại diện cho triều đình Huế ở trong Nam và ngoài Bắc. Tại Hà Nội Phan Kế Toại tiếp thu phủ thống sứ và Trần Văn Lai nhậm chức ở tòa đô chính trước đám đông dân chúng đến chứng kiến việc thu hồi độc lập trên danh nghĩa.[6]

Lập chính phủ và cải tổ

Tháng 6 năm 1945, Chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam; đặt quốc thiều là bài Đăng đàn cung; quốc kỳ có "nền vàng hình chữ nhật, giữa có hình quẻ Ly màu đỏ thẫm".

Cho dù không đứng vững được bao lâu, Nội các Trần Trọng Kim đã cố gắng đặt nền móng xây dựng một thể chế độc lập và tự chủ đầu tiên không thuộc Pháp. Tuy không được chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như thiếu thốn rất nhiều nhân sự và vật lực để điều hành một quốc gia vừa manh nha, đối ngoại thì phải cố gắng dung hòa các thế lực quốc tế và chủ thuyết Đại Đông Á của Nhật, đối nội thì có nhiều phe phái muốn giành chính quyền, chính phủ mới vẫn đạt được một số điều kiện cơ bản, nhóm lên nhiều hy vọng độc lập và tự chủ cho nước Việt Nam. Trong những bước đầu tiên là Bộ trưởng Tư pháp Trịnh Đình Thảo ra lệnh thả hàng ngàn tù nhân chính trị bị Pháp giam giữ để thành lập Ủy ban cải tổ và thống nhất luật pháp. Hội đồng cải cách cai trị, tư pháp và tài chính có 16 thành viên như các ông Vũ Văn Hiền, Trần Văn Chương, Trần Văn Ân, Nguyễn Văn Huyên, Trần Đình Nam, Phan Kế Toại được giao nhiệm vụ xúc tiến việc soạn thảo cơ cấu mới cho quốc gia.[7] Tiếp theo đó thì Bộ trưởng Bộ Thanh niên Phan Anh đứng tổ chức đội Thanh niên Tiền tuyến theo tinh thần quốc gia để huy động quốc dân giữ an ninh vì không có bộ quốc phòng. Thủ tướng còn ra chỉ thị ngày 8 Tháng Năm thành lập Hội nghị Tư vấn Quốc gia gồm 59 thành viên từ nhiều giới để giúp sức.[8]

Trong thời gian ngắn ngủi chấp chính, chính phủ mới đã làm được một việc quan trọng nhất là thống nhất trên danh nghĩa xứ Nam Kỳ vào nước Việt Nam kể từ ngày 8 Tháng Tám, 1945. Tuy nhiên thực tế Nam Kỳ vẫn do người Nhật cai quản đến khi Cách mạng Tháng Tám. Trước đó vào ngày 20 Tháng Bảy chính phủ Việt Nam cũng thu hồi ba nhượng địa cũ là Hà Nội, Hải Phòng, và Đà Nẵng vốn bị người Pháp chia cắt và áp dụng quy chế trực trị.[9]

Một bước đột phá không kém là thay chương trình dạy học bằng tiếng Pháp sang chương trình học bằng Tiếng Việt, do học giả Hoàng Xuân Hãn đề ra. Thủ tướng Trần Trọng Kim giao việc này cho Hội đồng cải cách giáo dục với 18 thành viên trong đó có Hoàng Xuân Hãn, Hoàng thị Nga, Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Minh Giám, Bùi Kỷ, Ngụy Như Kontum, Ưng Quả, Hồ Văn Ngà.[7]

Về mặt hành chánh, chính phủ cũng cho soạn sơ thảo một bản hiến pháp cấp tiến bảo đảm quyền tự do chính trị, tự do nghiệp đoàn và tự do tín ngưỡng. Hội đồng dự thảo Hiến pháp có 14 thành viên gồm có những ông Phan Anh, Nguyễn Tường Long, Vũ Đình Hòe, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Thai Mai, Tôn Quang Phiệt, Hồ Tá Khanh, Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Văn Thinh, Hồ Hữu Tường.[7] Chính phủ cũng ra lệnh bãi bỏ thuế thân cho những ai không tài sản và những người với lương dưới 100 đồng một tháng[10]

Mất chính quyền

Trong thời kỳ cầm quyền, Đế quốc Việt Nam phải đối đầu với Nạn đói Ất Dậu và sự tranh giành chính quyền hoặc ảnh hưởng của nhiều thế lực khác nhau. Vì trước đó chưa phải là một thế lực chính trị và chưa chuẩn bị quân đội riêng, cũng không có bộ quốc phòng (hoặc an ninh), chính phủ Trần Trọng Kim thực chất vẫn nằm dưới sự bảo hộ của quân đội Nhật chiếm đóng Đông Dương và không có được sự ủng hộ của dân chúng[11]. Mặc dù không có quân đội, Trần Trọng Kim vẫn giao cho Phan Anh lập đội Thanh niên Tiền tuyến. Tuy nhiên khi Cách mạng Tháng Tám nổ ra, lực lượng này đi theo Việt Minh.

Khi quân Nhật đầu hàng Đồng Minh và sau những diễn biến dẫn đến Cách mạng tháng 8, chính phủ Trần Trọng Kim cũng chỉ tồn tại được đến ngày 23 tháng 8 năm 1945 thì bị lực lượng Việt Minh đoạt chính quyền.

miền Nam, Pháp theo quân Anh trở lại Đông Dương và ngày 23 tháng 9 năm 1945 đã nổ súng gây chiến ở Sài Gòn rồi mở rộng đánh chiếm Nam Bộ. Pháp đã lập ra một chính phủ Nam Kỳ quốc hòng tách khu vực này ra khỏi Việt Nam.

Một số nhân sĩ của nội các Đế quốc Việt Nam đã tham gia vào việc xây dựng chính phủ Việt Nam Cộng hòa sau đó tại lãnh thổ miền Nam như Trần Văn Chương, Trần Đình Nam. Một số khác tham gia Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam hoặc đi theo Việt Minh như ông Phan Anh, Phan Kế Toại, Trịnh Đình Thảo, Tạ Quang Bửu, Đặng Văn Hướng...

Chú thích

  1. ^ Hà Thúc Ký. Sống còn với Dân tộc. ?: Phương Nghi, 2009. tr 75
  2. ^ Nguyễn Ngọc Phách. Chữ Nho và đời sống mới. Melbourne: Hải Ngoại, 2004. Trang 525.
  3. ^ Dommen, Arthur. The Indochinese Experience of the French and the Americans. Bloomington, IN: Indiana University Press, 2001. Trang 83
  4. ^ The Formulation of the National Discourse in 1945 Vietnam
  5. ^ Hà Thúc Ký. Sống còn với Dân tộc, hồi ký chính trị. ?:Phương Nghi, 2009. tr 83
  6. ^ Hoàng Tường. Việt Nam đấu tranh 1930-54. Westminster, CA: 1982. tr 62
  7. ^ a b c Hoàng Cơ Thụy. Việt sử khảo luận. Paris: Nam Á, 2002. tr 1966
  8. ^ Dommen, Arthur J. tr 89
  9. ^ Dommen, Arthur J. tr 89
  10. ^ Ngô Văn. Việt Nam 1920-1945, Cách mạng và Phản Cách mạng. Montreuil, Pháp: L'Insomniaque Chuông Rè, 2000. Trang 301.
  11. ^ Theo Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng thì "Với an ninh, quốc phòng và kinh tế tài chánh đều nằm trong tay quân đội Nhật, tất cả những gì mà chính phủ Trần Trọng Kim có thể đạt được trong việc dành lại chủ quyền cho Việt Nam thực tế là chỉ có tính cách biểu tượng". - Trả lời phỏng vấn đài RFA 2006-04-15

Xem thêm

Tiền nhiệm:
Nhà Nguyễn
Triều đại Việt Nam
1945
Kế nhiệm:
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Nam Kỳ Quốc